MediLive#1: Hỏi đáp trực tuyến về các bệnh lý thường gặp của khối văn phòng (Phần 1)

Cập nhật 24/05/2023

1.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hỏi đáp bác sỹ

Dân văn phòng ngồi làm việc trước máy tính nhiều giờ liền trong phòng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Những bệnh dân văn phòng thường gặp phổ biến có thể kể đến như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Đau lưng
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Sự nghẽn mạch hay huyết khối
  • Béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch và rất nhiều các bệnh lý khác.

Vậy làm sao để hiểu rõ hơn về các căn bệnh này và cách phòng tránh cho giới văn phòng?

Tất cả những câu hỏi từ phía khách hàng đã được các chuyên gia đầu ngành của Tổ hợp y tế MediPlus trả lời chi tiết trong MediLive#1 với chủ đề: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP CỦA KHỐI VĂN PHÒNG

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt – Chuyên gia hàng đầu về nội cơ xương khớp

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà – Chuyên gia hàng đầu về nội tim mạch

Sau đây là 1 số câu hỏi từ phía các khách hàng được Tổ hợp y tế MediPlus tổng hợp lại, mời các bạn đón đọc:

1. CÂU HỎI 1:

Khách hàng hỏi:Thưa bác sĩ Hà, chỉ số HA của tôi là 90/57 , muốn nâng chỉ số bên dưới lên thì phải làm thế nào ạ?”

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà: Với người bình thường, chỉ số huyết áp thường là 120/80mmHg. Nếu chỉ số huyết áp dưới 100/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp.
Huyết áp thấp có thể là tự phát không tìm thấy tổn thương thực thể.

Huyết áp thấp có thể là thứ phát thường xuất hiện khi người bệnh bị mất nước, mất máu cấp như tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, shock. Các bệnh lý về tim mạch: Rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,…, Do sử dụng một số thuốc như lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp… Những người bị rối loạn nội tiết. Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng….

Các triệu chứng thường gặp ở người bị huyết áp thấp có thể là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, ngất, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm.

Chẩn đoán bệnh: Cần khám lâm sàng, đo huyết áp nhiều lần, thậm chí phải đeo Holter Huyết áp và làm 1 số xét nghiệm khác.

Khách hàng được kiểm tra huyết áp tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

Khách hàng được kiểm tra huyết áp tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

Để phòng ngừa và điều trị huyết áp thấp khi có triệu chứng:

* Chế độ dinh dưỡng

• Nên ăn mặn hơn người bình thường khoảng 10-15g muối mỗi ngày.

• Ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bác nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột.

• Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.

• Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: cà phê, chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.

• Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…

• Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra huyết áp thấp.

• Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá..

* Về sinh hoạt

Sinh hoạt điều độ, ngủ 7-8h/ngày.

• Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.

• Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.

• Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.

• Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Tuy nhiên không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.

* Điều trị các nguyên nhân gây nên huyết áp thấp.

*Việc sử dụng thuốc để nâng huyết áp phải theo đơn của bác sỹ.

Với bệnh của bác, chúng tôi chưa rõ là bệnh xảy ra cấp tính, hay đã có từ lâu. Bác đã đi thăm khám ở đâu, đã làm những xét nghiệm gì và các bệnh lý kèm theo nếu có.
Bác nên đến khám ở cơ sở y tế có bác sỹ chuyên tim mạch để được khám, xét nghiệm và chẩn đoán phù hợp nhất. Tổ hợp y tế Medis Plus sẵn sàng thăm khám và tư vấn cho bác. Xin cảm ơn bác.

2. CÂU HỎI 2:

Khách hàng:Tôi bị đau tim mạch và xương khớp rất nhiều nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bác như sau: bác có nói bác bị đau tim mạch và xương khớp rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau tim và mạch. Có thể là đau thực thể của tim và mạch. Cũng có thể là dấu hiệu của đau các bộ phận khác như: đau xương khớp, đau thần kinh, bệnh phổi, màng phổi, bệnh lý dạ dầy tá tràng, do chấn thương, nhiễm trùng… Mỗi triệu chứng đau liên quan đến tuổi, sự khởi phát, vị trí đau, thời gian đau… và cần phải làm xét nghiệm để chẩn đoán như: Điện tim, sinh hóa máu, công thức máu, chụp XQ tim phổi, siêu âm, MRI….

Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh của bác, bác nên đến các cơ sở y tế để được Bác sỹ thăm khám và làm xét nghiệm cho bác, để có kết luận bệnh chính xác.

Tổ hợp Y tế Medis plus có đầy đủ các xét nghiệm và hệ thống bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám cho bác. Xin cám ơn bác.

3. CÂU HỎI 3:

Khách hàng:Tôi ngồi nhiều hay bị mỏi lưng, đến chu kỳ bị mỏi nhiều hơn. Bị mỏi lưng như vậy có vấn đề gì không? Làm sao để giảm được vấn đề đó?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi không nhiều, để trả lời một vấn đề về sức khỏe thì bác sĩ cần lượng thông tin lớn hơn: tuổi, nghề, thời gian luyện tập, các bệnh kèm theo, có gia đình riêng chưa…thì câu trả lời mới sát thực.

Đến chu kỳ hành kinh đau lưng xảy ra là một chuyện khá thường gặp và không có vấn đề, khi hết hành kinh, đau lưng sẽ hết.

Mỏi lưng có rất nhiều nguyên nhân, thực chất chỉ là một biểu hiện nhẹ, đau lưng mới là vấn đề cần quan tâm. Mỏi lưng thường gặp do tư thế sinh hoạt hay công việc, hay căng cơ quá mức cần thiết, thậm chí cả khi nằm nhiều… Bạn điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tránh stress, cung cấp đủ vitamin,canci, phospho, nghỉ ngơi, xoa bóp, vật lý trị liệu nhẹ nhàng. Nếu không đỡ, bạn có thể đến với Tổ hợp y tế Mediplus để chẩn đoán 1 cách chính xác nhất.

4. CÂU HỎI 4:

Khách hàng: Tôi bị thoát vị đĩa đệm, thường xuyên đau nhức hông + các khớp. Tôi đã đi khám chụp và bác sỹ kê thuốc nhưng chưa khỏi. Làm sao để giảm các vấn đề đau nhức?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) có nhiều mức độ, mỗi cá nhân có một cách đáp ứng với thuốc khác nhau, sự phối hợp thuốc căn cứ vào mối đối tượng, có thể phải kết hợp cùng một lúc nhiều phương pháp, khi không đỡ các bác sĩ phải khám lại và điều chỉnh lại cách điều trị. Có thể tiêm ngoài màng cứng. Cần loại trừ khả năng chị bị thiếu hay loãng xương, nếu có cần phát hiện điều trị sớm.Chị có thể tới tổ hợp Mediplus để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của chị và đưa ra hướng điều trị phù hợp với chị.

5. CÂU HỎI 5:

Khách hàng: “Em chào bác sĩ. Em đặt câu hỏi cho bà em, năm nay bà em 65 tuổi, Thường xuyên bị đau vành thắt lưng và khi tập thể dục khó quay hông và bị đau, khớp cổ không thể quay được vòng tròn. Mong bác sĩ tư vấn nên dùng thực phẩm nào tốt cho xương khớp?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Bác 65 tuổi, không rõ nghề nghiệp, chiều cao, cân nặng, có bệnh kèm theo không?
Còn đau vùng thắt lưng, cột sống cổ thì khả năng bị thoái hóa cột sống cổ và thắng lưng. Chỉ cần khám lâm sàng và chụp phim chỉ 1 lần là cho kết quả. Việc điều trị thoái khớp không phải là một sớm, chiều.

Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn ngủ điều độ, điều trị các bệnh kèm theo nếu có

Thuốc có nhiều loại. Còn thực phẩm chủ yếu tránh thức ăn dễ gây tăng cân, giảm đường, tinh bột, tăng rau tươi, hoa quả, các loại thực phẩm giàu calci, phospho: sữa, sữa chua, cá, hoa quả tươi, rau xanh, giá đỗ, nấm, hạt ngũ cốc, dầu ô lưu,trà xanh, nước khoáng…Thực phẩm là chiến lược lâu dài, còn thuốc là phương pháp tác động nhanh.

Thực phẩm sẽ khác với thực phẩm chức năng.

6. CÂU HỎI 6:

Khách hàng: “Tôi sinh năm 1968, tôi mới bị đĩa đệm. Phồng địa đệm có nguy hiểm không?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Đĩa đệm liên kết các đốt sống với nhau nằm, được cấu tạo bởi vòng nhân xơ chắc chắn, có nhân nhầy ở giữa làm nhiệm vụ giảm ép cột sống…Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau, nơi vòng sợi suy yếu, nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên không gây ra chèn ép dây thần kinh. Nếu không gìn giữ để cho rách bao xơ gây thoát vị đĩa đệm có chèn ép thần kinh thì nguy hiểm.

7: CÂU HỎI 7: 

Khách hàng: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài châm cứu, bấm huyệt thì có thuốc nào hỗ trợ không? ( trừ phẫu thuật)”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: TVĐĐ là do tổn thương cột sống làm đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí bình thường, rách vòng xơ làm nhân nhày chèn ép vào dây thần kinh gây đau. Nguyên tắc là làm mất tác nhân tác động vào dây TK: đĩa đệm

Có nhiều phương pháp điều trị: Y học cổ truyền, Vật lý trị liệu (sóng, siêu âm , kéo giãn, luyện tập…); Thuốc tây y; tiêm ngoài màng cứng…

Thuốc : kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, Vitamin B1, B6, B12, D3; thuốc thần kinh cơ, thuốc có tác dụng chậm, corticoid tại chỗ, calci, phospho…

Quan trọng là điều trị bệnh lý gây thoát vị và cấc bệnh phối hợp nếu có. Với mỗi BN thì BS lại có một cách phối hợp thuốc khác nhau. Vậy nên để chẩn đoán và phối hợp thuốc 1 cách hợp lý nhật thì bạn có thể qua Tổ hợp Y tê Mediplus để BS thăm khám.

8. CÂU HỎI 8:

Khách hàng: “Mình năm nay 27 tuổi nhưng gần đây (tầm khoảng 2 tháng đến nay) mình bị đau cổ tay trái, thời gian đầu bị đau lắm mỏi, nhức mình gõ bàn phím cũng cảm thấy khó khăn nhưng dẫn dần thì đỡ mình cũng chỉ nghĩ đơn giản là mình nằm đè vào tay nên chỉ đau 1 chút rồi hết nhưng cho đến hôm nay mình vẫn cảm thấy đau nhẹ nhẹ ở khớp cổ tay, hiện tượng bên ngoài thì mình thấy xương hơi nho hơn bên tay phải 1 chút. Vậy cho mình hỏi rằng tay mình đang bị sao và phương pháp trị liệu ạ. câu hỏi 2: cách đây khoảng 4 năm mình thấy có hiện tượng tại các khớp giữa các đốt ngón tay yếu dần và có hiện tượng mỏi và cứng trong các tường hợp sau: tiếp xúc với thời tiết lạnh, làm việc lái xe trong khỏng thời gian dài (khoảng 2h) và vận động mang vác vật nặng, gõ bàn phím lâu trong ngày. câu hỏi là có phải mình đang bị vấn đề về cơ xương khớp hay không? nó có nguy hiểm không và cách cải thiện nó. câu hỏi thứ 3 là có phương pháp nào đơn giản có thể làm tại nhà để xác định 1 người bị loạn nhịp tim hay bị thừa điện tim hay không?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: 

Thứ 1: Bạn 27 tuổi, đau cổ tay T (2 tháng nay), sử dụng bàn phím khó, bị là sao và cách trị liệu:

Bạn còn trẻ, có lẽ do bệnh nghề nghiệp hay do bạn sử dụng cổ tay quá mức. Bệnh gây ra đau khớp cổ tay có nhiều nguyên nhân, nhưng với tuổi bạn và nghề nghiệp thì phần lớn do bạn sử dụng cổ tay với một động tác lâu dài, lặp lại ở ngón tay, cổ tay lâu dài, không đúng tư thế… nên gây đau. Để chẩn đoán chính xác, BS phải khám cho bạn và cho làm XN để tìm ra nguyên nhân đúng nhất. Có thể do hội chứng ống cổ tay là làm cho dây thần kinh giữa bên trái tại ống cổ tay bị căng cứng, gây đau. Phương pháp trị liệu tùy thuốc và nguyên nhân gây đau để áp dụng.

Nguyên tắc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc; chườm nóng khi bị lâu; xoa bóp nhẹ nhàng, day ấn vào các huyệt hay tại vị trí đau (á thị); dùng thuốc xoa bóp (thuốc được kiểm định); thuốc kháng viêm giảm đau dạng bôi (gel); vật lý trị liệu( đèn, sóng, bùn khoáng, nước khoáng…).

Thứ 2: Đau các khớp đốt bàn ngón tay (gõ bàn phím, lái xe, trời lạnh…) đã 4 năm, có vấn đề CXK? có nguy hiểm không và cách cải thiện:

Đau các khớp ngón tay, bàn ngón tay có nhiều nguyên nhân. Phần lớn là do bệnh CXK. Một trong nhưng nguyên nhân cần phải loại trừ là viêm khớp dạng thấp, bệnh này nếu không phát hiện và chữa sớm để lâu có thể gây tàn phế. Bệnh còn do một số nguyên nhân khác

Điều quan trọng là BS phải khám và loại trừ cho bạn các nguyên nhân gây đau do bệnh lý khớp mạn tính, miễn dịch hay viêm. Nhưng cảm nhận là do thoái khớp cổ tay giai đoạn đầu do nghề nghiệp, công việc, thói quyen. Nếu bạn chưa đi khám được, bạn cần thay đổi sinh hoạt của thói quen nghề nghiệp để cho khớp cổ tay, ngón tay được luyện tập, nhẹ nhàng, hay nghỉ ngơi; ngâm hay chờm nóng; xoa bóp, day bấm; bàn tay được nghỉ giữa các đợt hoạt động, tránh lạnh đột ngột, tăng cường cung cấp đủ vitamin, calci, phospho, magie…nếu không đỡ bạn nên gặp BS CXK.

Thứ 3: Có phương pháp nào để làm tại nhà để xác định, loạn nhịp tim hay thừa điện tim hay không:

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà:

Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bác như sau: Để xác định loạn nhịp tim đơn giản tại nhà là:

1.Có thể bệnh nhân tự thấy hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác như hụt mất một nhịp, nhịp tim nhanh, hay hoa mắt chóng mặt…..

2. Bắt mạch quay thấy nhịp có thể nhanh > 100 lần/phút hay chậm < 60 lần/phút hoặc không đều.

3. Nghe tim thấy có dấu hiệu loạn nhịp tim.

4. Có thể làm điện tâm đồ tại nhà để phát hiện các rối loạn nhịp. Để thực hiện được phải có máy điện tim và nhân viên y tế.

Bác có hỏi: Có cách nào xác định 1 người bị thừa điện tim hay không tại nhà.

Tôi nghĩ có thể bác định hỏi là xác định thừa điện giải đồ tại nhà, thì vấn đề này rất đơn giản chỉ cần lấy máu tại nhà làm điện giải đồ.

Hiện Tổ hợp Y tế MedisPlus chúng tôi có dịch vụ lấy máu tại nhà và bác sỹ khám tại nhà. Nếu bác có nhu cầu, xin hãy liên hệ với Tổ hợp y tế MedisPlus chúng tôi. Chúng tôi xin hân hạnh được phục vụ. Xin cám ơn bác.

Mời các bạn đón đọc phần 2 để có thêm những kiến thức về các bệnh lý thường gặp liên quan đến khối văn phòng, được các chuyên gia của Tổ hợp y tế MedisPlus trực tiếp giải đáp thắc mắc.

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi cho chúng tôi theo số Hotline 1900.3366 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám