MediLive#1: Hỏi đáp trực tuyến về các bệnh lý thường gặp của khối văn phòng (Phần 2)

Cập nhật 17/05/2023

1.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hỏi đáp bác sỹ

Tiếp nối bộ câu hỏi liên quan đến các bệnh lý thường gặp của khối văn phòng, Tổ hợp y tế MediPlus xin tiếp tục gửi đến các quý khách hàng bộ câu hỏi từ phía khách hàng và câu trả lời trực tiếp từ các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi:

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt – Chuyên gia hàng đầu về nội cơ xương khớp

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà – Chuyên gia hàng đầu về nội tim mạch

Sau đây là các câu hỏi chi tiết (phần 2):

CÂU HỎI 9: 

Khách hàng: “Bác sĩ ơi! 2 tháng trở lại đây cháu thường đau vai phải và tê bì tay phải , cháu có tự mua giảm đau về uống và không đỡ, cháu xoa bóp các loại thuốc đông y cũng không khỏi ah. Mong bác tư vấn giúp cháu.”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Thông tin khách hàng đưa ra vẫn còn nhiều điều để hỏi như: giới, tuổi, nghề, mức độ đau, tính chất đau…Vì đau vai phải và tay phải do nhiều nguyên nhân. Nhiều nhất là thoái hóa cột sống cổ và viêm quanh khớp vai. Để cải thiện tình trạng bạn có thể kết hợp các phương pháp như:

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tư thế luyện tập, vật lý trị liệu, thuốc

– Điều trị căn nguyên và các bệnh kết hợp nếu có ( tăng HA, ĐTĐ…)

Trường hợp của bạn, do dùng nhiều thuốc không thấy cải thiện cần đến Tổ hợp Y tế MediPlus để BS thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán, điều trị.

CÂU HỎI 10:

Khách hàng: “Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh xương khớp có chữa được ko? Hay chỉ đỡ thôi?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Về nguyên tắc đã có sự sống là có bệnh. Bệnh có loại khỏi hẳn, nhưng theo thời gian con người ngày càng già đi và lão hoá, trong đó có CXK. Mọi bệnh CXK đều có thể chữa được, tuỳ mức độ. Kết quả là người bệnh trở về cuốc sống bình thường mà không vướng bận, thế là thành công. Hoài bão của con người luôn lớn, nhưng không vượt qua được tuổi tác và thời gian. Bệnh được chữa khỏi, duy trì, không tái phát đã là rất tốt. Bệnh đỡ hay nhẹ đi chỉ là một trong những giai đoạn điều trị. Không có gì là vĩnh hằng, bệnh cũng vậy.

Bạn nên duy trì việc thăm khám sức khỏe 1 năm tối thiếu từ 1-2 lần để giúp kiểm soát được các bệnh có thể gặp phải, điều trị sớm thì sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.

Chuyen-gia-y-te-khuyen-cao-moi-nguoi-nen-tham-kham-suc-khoe-tong-quat-2-lan-1-nam

Chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 1-2 lần/năm

CÂU HỎI 11:

Khách hàng: “Cho tôi hỏi bác sĩ tôi bị xương khô và kêu khùng khục khi đi và hiện chưa uống thuốc gì. Bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Tiếng động bất thường tại các vị trí khớp hay ổ khớp, có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh thoái hóa khớp, nhất là những người trên 48 tuổi. Khi có bệnh thì cần phải có phương pháp phòng, chữa để đảm bảo chất lượng sống và hiệu quả công việc. Bác nên đến cơ sở y tế, đặc biệt nơi có các chuyên gia về cơ xương khớp để khám và cho bác chỉ định về các cách điều trị. Mong tiếng động trong ổ khớp của bác sẽ giảm và mất.

CÂU HỎI 12:

Khách hàng: “Tôi có cảm giác nghẹn, đau tức giữa ngực phần xương ức, xảy ra không thường xuyên. Lần đầu cách đây 2 năm, trước đó cũng có nhưng biểu hiện không rõ ràng. Tiền sử: có viêm dạ dày, HP +++, đã điều trị cách đây >5 năm”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Thưa bác, dấu hiệu đau giữa ngực sau xương ức cần phải được khám và loại trừ bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim trước, rồi mới đến việc tìm các nguyên nhân khác. Đặc biệt xảy ra ở những người có những yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, rồi loạn Lipid máu, béo phì, lười vận động, uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá. Với bác vừa có đau ngực sau xương ức, vừa có viêm dạ dày, bác nên đến khám chuyên khoa tim mạch trước để bác sỹ có chẩn đoán phù hợp cho bác. Xin cám ơn bác.

CÂU HỎI 13:

Khách hàng: “Tôi năm nay 40 tuổi, thường xuyên sử dụng máy tính thức khuya, dạo này thấy đau, , mỏi vai gáy đã uống thuốc nhưng không đỡ, không biết tôi bị làm sao?
uống thuốc để khỏi?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: Những người thường xuyên sử dụng máy tính, làm việc liên tục, nhiều giờ, thường ở trong văn phòng, sinh hoạt không điều độ, thức khuya…tác hại xấu cho cột sống cổ: cúi nhiều, ít vận động, căng cơ (liên tục, kéo dài..), lâu ngày gây ra tác hại cho CSC, gây tổn thương sụn khớp, đĩa đệm.

– Hay bị mệt mỏi, mất tập trung, đau đầu, chóng mặt, u tai, hoa mắt

– Đau cột sống cổ, hạn chế vận động các động tác cổ (co cứng cơ)

Và rất nhiều các vấn đề cơ xương khớp khác có thể gặp phải.

Bạn cần thăm khám kỹ tại các cơ sở y tế, có xét nghiệm để kết luận chính xác và lên phương án điều trị.

Ngoài ra, bạn nên:

+ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: giữ ấm, không thức khuya, ngồi đúng tư thế…

+ Để cho CSC nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

+ Vật lý trị liệu: nhiệt, song, siêu âm, kéo dãn, bùn khoáng, suối khoáng…

+ Các thuốc kháng viêm giảm đau, giãn cơ, tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm và chống các tác hại phụ của thuốc.

+ Cung cấp đủ năng lượng, nước, vitamin, calci, vi tamin D3…

Cột sống cổ là bệ đỡ cho hệ thống thần kinh và chi phối các hoạt động, do đó bạn cần bảo về cột sống cổ để cho hệ thần kinh và vận động luôn khỏe mạnh.

CÂU HỎI 14:

Khách hàng: “Thưa bác sĩ, em năm nay 37 tuổi, em đo huyết áp là 140/90 như vậy có phải bị tăng huyết áp không ạ?”

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà: Tăng huyết áp là bênh lý hay gặp, năm 2002 tại miền Bắc, tỷ lệ 16,3%. Năm 2016 (Theo hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ 43,8% ở người trưởng thành từ 18 tuổi, gây nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao)

Chẩn đoán:  Đo HA.

1. Tại phòng: HA ≥ 140/90 mmHg, ít nhất 2-3 lần khác nhau, mỗi lần khám HA được đo ít nhất 2 lần.

2. Tại nhà: Đo nhiều lần khi HA > 135/85 mmHg → tránh hiện tượng THA áo choàng trắng.

3. Holter HA: HA > 130/80 mmHg. 90% không có nguyên nhân. 10% có nguyên nhân gặp ở người trẻ.

Bạn 37 tuổi, HA: 140/90 mmHg, nhiều khả năng bị tăng huyết áp người trẻ, cần đến cơ sở y tế để BS thăm khám, làm các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, điện tâm đồ, holter HA, MRI, siêu âm mạch, để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

CÂU HỎI 15:

Khách hàng: “Bố tôi 50 tuổi, gần đây đi lên cầu thang, đi được 3 tầng không đi lên tiếp được nữa do khớp gối bị đau, nghỉ một lúc lại đi tiếp được. Không biết bố tôi bị bệnh gì? Chữa thế nào?”

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Việt: bác tuổi 50, đau khớp gối khi lên cầu thang, rất có thể bác bị thoái hóa khớp gối (THKG)

– Thống kê: 30% người trên 35 tuổi bị bệnh THKG tuổi & giới tính.

– Nguyên nhân: Khớp gối chịu tác động lâu dài và liên tục, dễ bị tổn thương sụn khớp, đầu xương, nhất là vận động viên, người chơi thể thao, hoặc ngồi sai tư thế, sang chấn, tăng cân, uống rượu, hút thuốc, rối loạn chuyển hóa …đều tác động xấu lên khớp gối.

– Điều trị: bệnh của bố bạn có khả năng điều trị tốt, bác chỉ cần chú ý:

+ Hạn chế các động tác mạnh đến khớp gối.

+ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống, tránh tăng cân quá mức.

+ Vật lý trị liệu như: siêu âm, hồng ngoại…

+ Luyện tập nhẹ nhàng

Khớp gối là một khớp quan trọng của cơ thể tham gia vào hầu hết các hoạt động của con người. Tổn thương khớp gối là giảm khả năng đi lại của cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Cần bảo về khớp gối ngay từ khi khớp gối còn khỏe mạnh. Tốt nhất bác nên tới cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

CÂU HỎI 16:

Khách hàng: “Thưa bác sĩ, mẹ cháu 55 tuổi, cách đây gần 2 tháng, mẹ cháu có làm xét nghiệm máu, kết quả là mỡ máu cao. Xin bác sĩ cho mẹ cháu lời khuyên cần phải làm gì để giảm mỡ máu. Cám ơn bác sĩ.”

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà: Lipid máu (mỡmáu) giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Gồm có: Choles, Tryglycerid, LDL (có hại ) và HDL mỡ có lợi. Cholesterol 75 % do cơ thể tự tổng hợp, 25% do thức ăn nguồn gốc động vật cung cấp.

Rối loạn mỡ máu khi mỡ có hại tăng, mỡ có lợi giảm.

– Rối loạn mỡ máu gây: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sỏi mật.

– Nguyên nhân: Ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ít vận động, béo phì, có thể do bệnh: hội chứng thận hư, suy giáp, hoặc do di truyền.

– Phòng tránh:

1.Thay đổi lối sống:

+ Không ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật, da gà. Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ chế biến sẵn nhiều chất béo.

+ Ăn thay bằng dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương.

+ Ăn tăng rau hoa quả và chất xơ.

+ Hạn chế bia rượu.

+ Bỏ thuốc lá

+ Tăng cường vận động theo sức, đi bộ 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần.

+ Giảm cân nếu thừa cân, béo phì…

2. Khám và điều trị: Bác nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xét nghiệm lại chỉ số mỡ máu, vì chỉ số cách đây 2 tháng và bây giờ có thể đã thay đổi, từ đó các bác sĩ sẽ có kết quả chính xác để tư vấn và có hướng điều trị phù hợp hơn cho bác.

CÂU HỎI 17:

Khách hàng: “Tôi năm nay 35 tuổi, tôi là dân IT, thường xuyên phải làm việc khuya với máy tính, gần đây tôi hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, tôi đã đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán tôi bị loạn nhịp. Vậy bệnh của tôi của nguy hiểm không thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi”

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà: Nhịp tim bình thường khi nghỉ: 60-100 lần/phút. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim. Khi nhịp tim >100 lần/phút (nhịp nhanh: xoang, trên thất, thất). Khi nhịp < 60 lần/phút (Nhịp chậm: xoang, bloc xoang nhĩ, bloc nhĩ thất). Nhịp tim không đều (loạn nhịp hoàn toàn, ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu nhĩ).

Có thể không có triệu chứng hoặc hồi hộp, trống ngực, cảm giác tim đập nhanh, chóng mặt. Khó thở, tụt huyết áp, ngất.

– Bệnh có thể không nguy hiểm khi xảy ra trên người không có bệnh tim: →  do Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, uống cà phê, chè đăc, thuốc lá, rượu.  Dùng 1 số thuốc: Atropin, Theophylin, Salbutamol, chẹn beta giao cảm.

– Có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu xảy ra trên bệnh nhân có bệnh lý tim: Mạch vành, tăng huyết áp, van tim, cơ tim, tim bẩm sinh, màng ngoài tim, suy tim.

* Chẩn đoán:

1. Khám lâm sàng.

2. Xét nghiệm: điện tâm đồ, sinh hóa, công thức máu, siêu âm tim, Holter điện tim.

* Phòng bênh: Tránh thức khuya, hạn chế bia, rượu, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động .

* Bạn 35 tuổi, dân IT, thứckhuya, làm việc trên máy tính: khả năng là nhịp tim thấp cơ năng, bạn nên đến khám bác sĩ tim mạch để được tư vấn cụ thể và có hướng điều trị phù hợp.

CÂU HỎI 18:

Khách hàng: “Tôi 30 tuổi, tôi nghe nói bị tăng huyết áp rất nguy hiểm, có thể bị liệt hoặc tử vong. Bs có thể cho tôi biết bị tăng huyết áp có nguy hiểm như người ta vẫn nói không ạ?”

Tiến sĩ, bác sĩ Chu Minh Hà: Tăng huyết áp: “Kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh tiến triển từ từ âm thầm trong nhiều năm, khi phát hiện đã có những biến chứng nguy hiểm, để lại tàn phế hoặc tử vong cao cho bệnh nhân.

– Tim: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, nguy cơ tử vong cao nhất, suy tim.

– Não: Đột quỵ: nhồi máu não, xuất huyết não, gây liệt nửa người, nói ngọng, suy giảm trí nhớ, tàn phế, hoặc tử vong.

– Thận: Đái đêm, suy thận.

– Mắt: Nhìn mờ, giảm thị lực, xuất huyết, xuất tiết đáy mắt.

– Mạch máu lớn: Tắc động mạch chi, động mạch phổi, phình tác động mạch chủ → Tử vong nhanh chóng.

Chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 1-2 lần/năm để có thể phát hiện sớm các bệnh lý có thể gặp phải, từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả và không gây tốn kém.

tham-kham-suc-khoe-dinh-ky-de-nang-cao-chat-luong-cuoc-song

Thăm khám sức khỏe định kỳ để nâng cao chất lượng cuộc sống

Trên đây là các câu hỏi từ khách hàng và những trả lời chi tiết từ phía các chuyên gia của Tổ hợp y tế MedisPlus để mọi người có thêm những kiến thức về các bệnh lý thường gặp liên quan đến khối văn phòng.

Tổ hợp y tế MediPlus với đầy đủ trang thiết bị y tế tối tân, mạng lưới chuyên gia rộng khắp, đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0, không gian xanh, thiết kế mở và hiện đại, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho khách hàng.

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi cho chúng tôi theo số Hotline 1900.3366 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám