MediLive#2: Hỏi đáp trực tuyến về quản lý thai kỳ và các vấn đề thường gặp trong thai kỳ

Cập nhật 23/05/2023

2.3K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hỏi đáp bác sỹ

Hành trình 9 tháng 10 ngày thai nhi phát triển trong bụng mẹ thật kỳ diệu. Chắc hẳn các mẹ sẽ luôn mong muốn biết được quá trình con mình đang lớn sẽ ra sao, con đang phát triển như thế nào? Để quản lý thai kỳ khỏe mạnh và phòng tránh được các bệnh thường gặp trong thai kỳ, xin mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin được các chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp chi tiết trong bài viết này với chủ đề: “Quản lý thai kỳ và các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ”.

THẠC SĨ, BÁC SĨ CKI VŨ THỊ THANH VÂN – hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa

THẠC SĨ, BÁC SĨ LÊ VĂN VINH – nguyên giảng viên trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, nguyên bác sĩ chuyên môn nghiên cứu, khám chữa bệnh Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật.

Sau đây là 1 số câu hỏi từ phía các khách hàng được Tổ hợp y tế MEDIPLUS tổng hợp lại, mời các bạn đón đọc:

CÂU HỎI 1:

Khách hàng: “Em bé đầu nhà em sinh mổ cách đây 1 năm, bây giờ em có bé tiếp theo vậy em có thể sinh thường được không thưa bác sĩ?”

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Vân: Những vết mổ cũ dưới 2 năm sẽ cho chỉ định tuyệt đối là phải mổ đẻ, vì những vết mổ này vẫn đang còn yếu, nếu để chuyển dạ bình thường sẽ gây nguy cơ nứt vết mổ cũ.

Bạn chưa cung cấp thông tin cho bác sĩ là hiện giờ bạn đang ở tuần thai thứ bao nhiêu? Nếu bạn mới có bầu thì khoảng cách giữa 2 em bé cho đến lúc bạn sinh bé thứ 2 cũng đã được kéo dài hơn rồi, như vậy cũng yên tâm hơn. Mời bạn qua Tổ hợp y tế MEDIPLUS để bác sĩ thăm khám và đưa ra các tư vấn cụ thể hơn cho tuần thai hiện tại của bạn nhé!

CÂU HỎI 2:

Khách hàng: “Khi bắt đầu mang thai em có bị cảm cúm, người sốt nhẹ, sụt sịt mũi, bây giờ em có thai 12 tuần, vậy có ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé không thưa bác sĩ? Và thời điểm nào em nên làm sàng lọc dị tật thai nhi cho em bé ạ?”

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Vân: Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất, vì đây là giai đoạn hình thành các bộ phận của em bé. Nếu trong giai đoạn này bị cảm cúm kéo dài có thể ảnh hưởng tới em bé, bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi Double test.

Phương pháp xét nghiệm Double test được thực hiện ở quý I của thai kỳ (từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày). Double Test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm Hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai, … để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ.

Vì vậy đây là thời điểm quan trọng nhất bạn nên đi thực hiện xét nghiệm Double test để tầm soát các nguy cơ dị tật. Mời bạn qua Tổ hợp y tế MEDIPLUS để bác sĩ thăm khám và đưa ra các tư vấn cụ thể hơn.

Các bác sĩ của Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn tận tình cho mẹ bầu tại từng giai đoạn của thai kỳ

Các bác sĩ của Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn tận tình cho mẹ bầu tại từng giai đoạn của thai kỳ

CÂU HỎI 3:

Khách hàng: “Tôi có thai 7 tháng, tôi bị trĩ chảy máu thì dùng thuốc gì? Bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Vinh: Bà bầu thường bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do tử cung ngày càng mở rộng và gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • Ngâm vùng trực tràng trong nước ấm nhiều lần trong ngày
  • Sử dụng túi nước đá chườm vào vùng bị trĩ sẽ làm giảm sưng và giúp giảm đau.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ và khô ráo
  • Giữ cho vùng hậu môn được khô thoáng sau khi tắm hoặc đi vệ sinh
  • Có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

CÂU HỎI 4:

Khách hàng: “Cho tôi hỏi: vợ tôi sinh em bé được 9 tháng, vẫn đang nuôi con bằng sữa mẹ mà bị nhiễm HP thì điều trị như thế nào?”

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Vinh: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, việc sử dụng thuốc điều trị không được khuyến khích, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ (dành cho mẹ bầu). Do đó, bạn có thể đưa vợ đến Tổ hợp y tế MEDIPLUS để bác sĩ thăm khám và đưa ra các tư vấn cụ thể nhé.

CÂU HỎI 5:

Khách hàng: “Em thường xuyên ốm nghén, ngửi mùi thức ăn là bị nôn. Em rất lo lắng vì không ăn thì lại không đủ chất cho em bé đang hình thành. Bác sĩ tư vấn giúp em để hạn chế việc nôn nghén được không ạ?”

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Vân: Trong thời gian mang thai nội tiết hoàn toàn thay đổi, trong tháng 3 tháng đầu người phụ thường có biểu hiện ốm nghén. 1 số phụ nữ chỉ ốm nghén nhẹ ví dụ như cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hoặc hay nhổ nước bọt, nhưng cũng có 1 số phụ nữ ốm nghén nặng, nôn nhiều, không ăn uống được thì phải nhập viện để bác sỹ thăm khám và cho thuốc chống nghén.

Trong chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn hoặc uống sữa hoặc ăn bánh ngũ cốc sẽ giúp giảm bớt cảm giác nghén.

CÂU HỎI 6: 

Khách hàng:  “Em mới có bầu 3 tháng, em nghe mẹ em nói uống nước dừa thì tốt cho thai nhi. Không biết như vậy có đúng không thưa bác sĩ? Và uống như thế nào cho đúng cách ạ?”

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Vân: Uống nước dừa khi mang thai vừa giúp bạn bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể, vừa tăng cường các loại vitamin, dưỡng chất có lợi. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu bị thiếu ối cũng được khuyến cáo nên uống nước dừa.

Từ tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ là thời gian tốt nhất để mẹ có thể uống thêm nước dừa mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều vào cuối thai kỳ có thể gây dư ối, cũng vậy nếu uống quá nhiều vào những tháng đầu có thể khiến bạn bị lạnh bụng và thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu do lúc này mẹ vẫn còn nghén nặng. Tuy nhiên, ngay cả khi uống nước dừa vào giữa thai kỳ, cũng không nên uống quá nhiều, chỉ 3 – 4 lần một tuần hoặc 100 – 150ml/ngày là đủ.

CÂU HỎI 7:

Khách hàng: “Bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để khắc phục tình trạng đầy hơi và táo bón khi mang thai ạ?”

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Vinh: Phụ nữ mang thai không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và vận động nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột sẽ giảm đầy hơi và táo bón.

CÂU HỎI 8:

Khách hàng: “Lần đầu mang thai nên em rất hoang mang về các dấu hiệu chuyển dạ, làm thế nào để phân biệt được dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả ạ?”

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Vân: Phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối sẽ có dấu hiệu tiền chuyển dạ:cảm giác đau bụng, đi tiểu nhiều lần hơn và bụng tụt xuống. Chuyển dạ giả đau bụng sau sẽ thôi ko đau nữa, nhưng chuyển dạ thật cơn co ngày càng đau càng ngày càng đau hơn, khoảng cách các cơn đau dồn dập hơn.

Vì vậy, mẹ nên lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ như:

  • Vỡ ối
  • Xuất hiện dịch nhầy hồng
  • Cảm giác đau bụng  – cơn co tử cung từng cơn và đều đặn

Khi có biểu hiện như trên bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.

CÂU HỎI 9:

Khách hàng: “Tôi có bầu nhưng bị viêm gan B thì phải điều trị như thế nào vậy bác sĩ?”

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Vinh: Đối với trường hợp thai phụ bị viêm gan B, bạn cần:

  • Kiểm tra HBsAg trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  • Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mà không có xơ hóa gan dự định mang thai trong tương lai gần thì có thể trì hoãn điều trị cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.
  • Phụ nữ mang thai bị viêm gan virus B mạn có tình trạng xơ hóa hoặc xơ gan thì điều trị bằng TDF được khuyến cáo.
  • Ở phụ nữ mang thai đã đang được điều trị NA: TDF nên được tiếp tục, trong khi ETV hoặc các NA khác nên được chuyển sang TDF.
  • Ở tất cả phụ nữ mang thai có nồng độ HBV DNA cao (> 200.000 IU/ml) hoặc nồng độ HBsAg > 4 log 10IU/ml, dự phòng lây truyền mẹ con bằng thuốc TDF nên được bắt đầu từ tuần 24-28 của thai kỳ và tiếp tục đến 12 tuần sau khi sinh.
  • Việc cho con bú không được chống chỉ định ở những phụ nữ HBsAg (+) không được điều trị hoặc dùng TDF để điều trị hoặc dự phòng.

CÂU HỎI 10:

Khách hàng: “Làm thế nào để khắc phục tình trạng đầy hơi và táo bón khi mang thai thưa bác sĩ?”

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Vinh: Phụ nữ mang thai không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và vận động nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột sẽ giảm đầy hơi và táo bón.

Trên đây là một số câu hỏi của các mẹ bầu rất quan tâm. Chúng tôi thấu hiểu rằng vẫn còn rất nhiều những thắc mắc và băn khoăn của các mẹ bầu muốn tìm hiểu thật kỹ để trang bị cho các mẹ những kiến thức cơ bản nhất, đồng hành cùng mẹ bầu trên hành trình 9 tháng 10 ngày kỳ diệu. Tổ hợp y tế MEDIPLUS với đầy đủ trang thiết bị y tế tối tân, mạng lưới chuyên gia rộng khắp, đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0, không gian xanh, thiết kế mở và hiện đại, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho khách hàng, sẽ luôn đồng hành cùng các mẹ bầu trong việc chăm sóc bản thân tốt nhất, khỏe mạnh nhất, sinh ra những em bé dễ thương và mạnh khỏe.

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi cho chúng tôi theo số Hotline 1900.3366 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám ngay hôm nay.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám