[Lưu ngay] Bốn bước sơ cứu đơn giản, an toàn chuẩn y khoa

Cập nhật 06/10/2023

486

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Kỹ năng sơ cứu

Sơ cứu đơn giản là biện pháp cần làm ngay lập tức khi gặp tai nạn gây thương tích để đảm bảo an toàn cho người thân và gia đình. Chính vì thế, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể áp dụng ngay khi cần

BƯỚC 1: ĐÁNH GIÁ NƠI XẢY RA SỰ CỐ 

Quan sát xem xung quanh nạn nhân có an toàn không 

Loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho người sơ cứu trước, sau đó là các yếu tố nguy hiểm cho nạn nhân. Sau khi không còn các yếu tố nguy hiểm, tốt nhất tiến hành các bước sơ cứu tiếp theo ngay tại nơi xảy ra Sự cố; 

Nếu không thể loại bỏ yếu tố nguy hiểm thì không tới gần nạn nhân hoặc ở lại nơi xảy ra sự cố. Lập tức gọi hỗ trợ từ mọi người xung quanh và bấm số sau để gọi hỗ trợ khẩn cấp (không cần bấm mã tỉnh/thành phố): 

  • 115: Gọi cứu thương
  • 113: Gọi công an
  • 114: Gọi cứu hoả
  • 112: Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn
ĐÁNH GIÁ NƠI XẢY RA SỰ CỐ 

Các số điện thoại khẩn cấp cần lưu ý

BƯỚC 2: KIỂM TRA DẤU HIỆU SỐNG 

Dấu hiệu sống là các chi tiết cho thấy nạn nhân đang sống như tỉnh táo, thở, tim đập, còn huyết áp, v.v… Hướng dẫn này tập trung vào các dấu hiệu sống mà cộng đồng có thể dễ dàng kiểm tra, bao gồm: SỰ TỈNH TÁO, HÔ HẤP và MẠCH. Hãy kiểm tra theo thứ tự trên, nếu có dấu hiệu thì không cần kiểm tra dấu hiệu tiếp theo. 

Kiểm tra sự tỉnh táo

Thực hiện hành động sau trong tối đa 10 giây. Nếu nạn nhân không phản ứng ->  Nạn nhân không tỉnh táo. 

  • Đối với người lớn: Dùng tay đập vào vai nạn nhân và gọi to “Anh ơi/Chị ơi”; 
  • Đối với trẻ nhỏ: Dùng tay đập nhẹ vào bàn chân của trẻ. 

Kiểm tra hô hấp 

  • Ấn trán nâng cằm. Nếu thấy dị vật trong miệng thì dùng tay có đeo găng cao su (hoặc nilon) để lấy ra; 
  • Ghé sát tai vào miệng và mũi của nạn nhân, hướng mắt về phía lồng ngực của nạn nhân và quan sát sự phập phồng của lồng ngực. Thực hiện hành động này tối đa trong 10 giây. Nếu không cảm nhận được hơi thở và không thấy lồng ngực của nạn nhân phập phồng -> Nạn nhân không thở. 

Kiểm tra mạch

Thực hiện hành động này trong tối đa 10 giây. Nếu không cảm nhận được mạch đập -> Nạn nhân không có mạch. 

  • Kiểm tra mạch cảnh ở cổ (cách ưu tiên): Đặt ngón trỏ và ngón giữa vào một bên cổ cạnh yết hầu ngay dưới hàm của nạn nhân 
  • Kiểm tra mạch quay ở cổ tay: ngửa cổ tay của nạn nhân, sau đó đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của mình vào cổ tay nạn nhất, phía bên ngón tay cái. 

Nếu nạn nhân vẫn còn dấu hiệu sống, BỘC LỘ cơ thể nạn nhân để kiểm tra các tổn thương khác. Có thể cắt hoặc cởi bỏ quần áo nạn nhân để tìm và xử lý thương tích. 

KIỂM TRA DẤU HIỆU SỐNG 

Kiểm tra dấu hiệu sự sống

BƯỚC 3: GỌI HỖ TRỢ 

Gọi hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Gọi to, thông báo rõ địa điểm. 

Gọi hỗ trợ khẩn cấp 115. Cần cung cấp các thông tin sau: 

  • Địa chỉ nơi xảy ra sự cố; 
  • Số lượng nạn nhân; 
  • Tình trạng của nạn nhân. 

Ví dụ: Tôi đang ở số nhà 24, đường ABC. Trước cửa nhà có 3 nạn nhân bị tai nạn xe máy. Cả 3 người đều tỉnh, trong đó có 2 người bị gãy chân. 

LƯU Ý: Không tắt máy trước tổng đài viên. 

BƯỚC 4: SƠ CỨU THEO TÌNH HÌNH NẠN NHÂN 

Ưu tiên sơ cứu những tình trạng đe dọa mạng sống của nạn nhân 

trước. Thứ tự ưu tiên như sau: 

  1. Hồi sinh tim phổi 
  2. Sơ cứu các vết thương chảy máu 
  3. Sơ cứu gãy xương 
  4. Xử trí các tình trạng khác. 
XỬ TRÍ THEO TÌNH HÌNH NẠN NHÂN 

Xử lý theo tình hình nạn nhân

Các bước sơ cứu đơn giản cần thực hiện nhanh chóng, cẩn trọng và kịp thời. Nắm vững kiến thức này giúp bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình trong những trường hợp khẩn cấp. Liên hệ ngay 1900 3366 nếu cần thêm lời tham vấn y khoa từ chuyên gia MEDIPLUS. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám