Đau tinh hoàn bên phải có gây nguy hiểm không?

Cập nhật 28/10/2024

288

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nam khoa

Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không là câu hỏi thường gặp ở nam giới. Bài viết này, Mediplus sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và mách bạn một số cách điều trị tình trạng đau tinh hoàn bên phải. 

1. Đau tinh hoàn bên phải được hiểu như thế nào?

Đau tinh hoàn bên phải là tình trạng đau tinh hoàn ở nam giới nhưng chỉ đau bên phải. Theo các nghiên cứu thì vấn đề sức khỏe này không quá phổ biến ở nam giới tuy nhiên nếu bạn bị đau tinh hoàn bên phải mà không phát hiện và điều trị kịp thời, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Đau tinh hoàn bên phải nhiều ngày nên đi khám

Đau tinh hoàn bên phải nhiều ngày nên đi khám

Xem thêm: Đau tinh hoàn bên trái có gây nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn bên phải

Theo các chuyên gia y tế, đau tinh hoàn bên phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phải kể đến đó là:

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn quanh dây thừng tinh làm cắt đứt quá trình lưu thông máu đến tinh hoàn. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn. Một số triệu chứng của xoắn tinh hoàn như là đau tinh hoàn bên phải, sưng tinh hoàn, tinh hoàn thay đổi vị trí,…

Chấn thương

Chấn thương từ các hoạt động thể thao ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu bạn gặp chấn thương ở tinh hoàn thì hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn bên phải

Nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn bên phải

Viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn thông qua lây truyền vi khuẩn. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lan lên và ảnh hưởng đến các cấu trúc liên quan đến tinh hoàn, như mào tinh hoàn (epididymis). Từ đó làm cho tinh hoàn bên phải bị đau và sưng, gây cảm giác khó chịu. 

Nếu bạn có những triệu chứng như đau tinh hoàn bên phải kèm theo đó là tình trạng đi tiểu đục và cảm giác mệt mỏi. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn nở của các tĩnh mạch trong thừng tinh, các mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tinh kéo dài từ bụng xuống bìu, từ đó gây đau tinh hoàn bên phải. Tình trạng này thường không quá phổ biến nhưng nếu nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. 

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là tình trạng ít gặp nhưng cũng là nguyên nhân gây đau ở bên phải tinh hoàn. Nếu có cảm giác đau tinh hoàn, quan trọng vẫn phải thăm khám bác sĩ để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Tràn dịch tinh mạc 

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng chất dịch lỏng bao quanh tinh hoàn, lâu dần sẽ gây ra cảm giác đau và khó chịu. Để loại bỏ hết dịch, bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật tinh hoàn tùy vào mức độ bệnh. 

3. Triệu chứng của đau tinh hoàn bên phải 

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của tình trạng đau tinh hoàn bên phải:

  • Cảm giác đau, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất nhưng cũng có thể đau âm ỉ, kéo dài. 
  • Khi tinh hoàn bên phải bị đau sẽ kèm theo sưng, đỏ ở bìu.
  • Đau ở vùng bụng dưới, háng, lưng dưới.
  • Đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh
  • Vị trí tinh hoàn bị thay đổi. 

4. Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có, tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Ban đầu, tình trạng đau tinh hoàn bên phải có thể sẽ chưa ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý nhưng nếu không được phát hiện kịp thời, để lâu sẽ dần chuyển biến sang các bộ phận khác trên cơ thể và nguy hiểm cho tính mạng. 

Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?

Đặt lịch khám Nam khoa với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


    5. Chẩn đoán đau tinh hoàn bên phải

    Để chẩn đoán đau tinh hoàn bên phải, trước tiên bác sĩ sẽ dựa trên việc trao đổi trực tiếp với người bệnh về các vấn đề như tiền sử bệnh, thói quen quan hệ tình dục và tình trạng đau tinh hoàn cụ thể ra sao,… Từ đó, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bạn và thực hiện các xét nghiệm phù hợp.

    Một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh lý đó là:

    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Xét nghiệm máu
    • Siêu âm bìu

    Dựa trên kết quả từ tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm bổ sung, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể gây đau tinh hoàn bên phải, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. 

    6. Điều trị đau tinh hoàn bên phải

    Điều trị đau tinh hoàn bên phải còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng và tùy vào mức độ bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

    Đối với nam giới đau tinh hoàn ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà như sau:

    • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể chất nặng nề có thể làm trầm trọng hơn tình trạng đau tinh hoàn
    • Chườm lạnh bằng cách cho đá vào khăn rồi chườm lên vùng bị thương từ 15-20 phút.
    • Uống nhiều nước đã giúp loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu
    • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các biện pháp trên sẽ làm giảm đáng kể tình trạng đau tinh hoàn.
    Điều trị đau tinh hoàn bên phải

    Điều trị đau tinh hoàn bên phải

    Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ phải can thiệp y tế để điều trị như là:

    • Phẫu thuật khẩn cấp: Can thiệp phẫu thuật trong trường hợp khẩn cấp như xoắn tinh hoàn, lúc này bác sĩ sẽ phải tháo xoắn và phục hồi lưu thông máu ngay lập tức, nếu không sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn. 
    • Một số phẫu thuật khác đối với các tình trạng như: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, Ung thư tinh hoàn, Tràn dịch màng tinh hoàn,…

    Trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. 

    7. Cách phòng ngừa đau tinh hoàn bên phải

    Để ngăn ngừa tình trạng đau tinh hoàn bên phải, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số cách phòng ngừa tại nhà như sau:

    • Giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa vi khuẩn.
    • Chọn quần lót với chất liệu thoáng khí, không quá chật để tránh tình trạng nóng ẩm.
    • Sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    • Đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng thể và vùng sinh dục ít nhất một lần mỗi năm.

    Mediplus vừa giúp bạn giải đáp băn khoăn đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không? Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc mối lo ngại nào về sức khỏe sinh lý, hãy liên hệ theo hotline 1900 3366 với chuyên gia y tế tại TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS để được tư vấn kịp thời!

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Dương vật bị đau khi cương là bệnh gì?

      Dương vật bị đau khi cương cứng là một tình trạng đáng lo ngại xảy ra ở nam giới! Vậy dương vật bị đau khi…

      27 Th5, 2024
      1.2K

      Chuyên mục: Nam khoa

      Cảnh báo: Dương vật bị chảy mủ – Dấu hiệu và cách điều trị

      Quan hệ tình dục là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng dương vật bị chảy mủ ở nam giới. Vậy các triệu chứng…

      21 Th5, 2024
      480

      Chuyên mục: Nam khoa

      Gãy dương vật: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý hiệu quả

      Gãy dương vật cũng được gọi là chấn thương là một tình trạng hiếm khi xảy ra, nhưng lại rất đau đớn và cần được…

      13 Th5, 2024
      475

      Chuyên mục: Nam khoa

      Ung thư dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

      Ung thư dương vật là một dạng ung thư tương đối hiếm gặp nhưng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện…

      02 Th5, 2024
      495

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám