Nước tiểu màu hồng nguyên nhân do đâu?

Cập nhật 28/10/2024

404

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nam khoa

Nước tiểu màu hồng là tình trạng nước tiểu có màu khác biệt so với màu nước tiểu thông thường và đấy là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Bài viết này, Tổ hợp y tế Mediplus sẽ chia sẻ với bạn về nguyên nhân cụ thể dẫn đến nước tiểu màu hồng và cách điều trị. 

1. Nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng

Tình trạng nước tiểu màu hồng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, các chuyên gia y tế đã chia làm hai nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân sinh lý

  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ khi đến thời kì kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, dẫn đến việc nước tiểu có màu hồng.
  • Thực phẩm: Việc hấp thụ các thực phẩm có màu hồng như quả dưa hấu, dâu tây, nước Sting, củ dền,… có thể khiến cho nước tiểu thay đổi màu sắc và tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. 
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau sẽ có tác dụng phụ làm nước tiểu khi đi sẽ có màu hồng. 
  • Tập luyện quá sức: Khi bạn vận động thể thao quá sức có thể dẫn đến tiểu ra máu do các cơ bàng quang bị chấn thương.
Nước tiểu màu hồng do chế độ dinh dưỡng

Nước tiểu màu hồng do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu sẽ gây viêm niêm mạc của bàng quang, niệu đạo. Từ đó làm tổn thương các mạch máu trong niêm mạc, rò rỉ vào nước tiểu. 
  • Sỏi thận, sỏi bàng quang: Sỏi thận có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, áp lực trong thận và bàng quang tăng lên, dẫn đến khi đi tiểu có xuất hiện màu hồng.
  • Bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng.
Nước tiểu màu hồng do bệnh lý

Nước tiểu màu hồng do bệnh lý

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác như viêm gan, lao phổi, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới,…

Mỗi vấn đề sức khỏe sẽ do nguyên nhân khác nhau, quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả. 

2. Triệu chứng đi kèm khi nước tiểu có màu hồng

Việc xác định các triệu chứng đi kèm với tình trạng nước tiểu có màu hồng sẽ giúp chẩn đoán được nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số triệu chứng đi kèm:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Tiểu buốt
  • Nước tiểu có mùi khó chịu
  • Đau vùng bụng dưới
  • Tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Sốt, buồn nôn, mệt mỏi

Nếu bạn đang gặp tình trạng nước tiểu màu hồng kèm với các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nước tiểu có màu hồng kèm các triệu chứng đau rát, nên đi khám bác sĩ

Nước tiểu có màu hồng kèm các triệu chứng đau rát, nên đi khám bác sĩ

Tìm hiểu: Nước tiểu màu cam nguyên nhân do đâu?

 

Đặt lịch khám, tư vấn với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Tổ hợp y tế Mediplus


    3. Phương pháp điều trị khi nước tiểu màu hồng

    Khi phát hiện nước tiểu có màu khác thường – màu hồng, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh và có cách điều trị phù hợp. 

    Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn bằng cách hỏi đáp về tiền sử bệnh cũng như thói quen sinh hoạt. Đến các xét nghiệm, chụp X-quang, chụp CT để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

    Lúc này, bạn sẽ được chỉ định một số biện pháp để điều trị như sau:

    Thay đổi chế độ sinh hoạt

    • Bạn cần ngừng tiêu thụ những thực phẩm có nhiều muối hay đạm béo, tập uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải chất độc và đẩy sỏi nhỏ ra ngoài. 
    • Từ bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu để tránh những gây hại cho thận và bàng quang
    • Tập luyện như chơi thể thao, chạy bộ, yoga mỗi ngày, tránh tập luyện quá sức
    • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên.
    Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải chất độc

    Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải chất độc

    Sử dụng thuốc

    Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Một số thuốc bạn có thể được kê để điều trị đó là thuốc kháng sinh – với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hay thuốc giảm đau – giảm đau khi đi tiểu,…

    Can thiệp phẫu thuật

    Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u,… từ đó giảm tình trạng đi tiểu ra máu.

    4. Cách phòng ngừa nước tiểu màu hồng

    Phòng ngừa nước tiểu màu hồng cũng giống như việc điều trị, bạn cần có lối sống lành mạnh. Một số biện pháp phòng ngừa cụ thể đó là:

    • Uống đủ nước: Điều này sẽ giúp duy trì chức năng của thận và hệ tiết niệu, ngăn ngừa sỏi thận, sỏi bàng quang; loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
    • Chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên tiêu thụ nhiều rau quả, hạn chế muối và protein béo trong thực đơn và tránh các thực phẩm có màu nhân tạo.
    • Lựa chọn thuốc: Trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn cần thông qua ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia y tế, tránh tự ý dùng thuốc bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cũng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống.
    • Vệ sinh cá nhân: Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu từ đó tránh được tình trạng đi tiểu có màu hồng. 
    • Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thận, bàng quang và hệ tiết niệu, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

    Như vậy, Mediplus vừa giúp bạn giải đáp nước tiểu màu hồng – nguyên nhân do đâu, cách điều trị và phòng ngừa. Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường khi đi tiểu như nước tiểu màu hồng, đi tiểu bị đau rát,… thì hãy liên hệ theo hotline 1900 3366 của TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS để được tư vấn và điều trị. 

     

    5/5 - (1 bình chọn)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Mạch máu dương vật phình to có gây nguy hiểm cho nam giới không?

      Mạch máu dương vật phình to có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bình thường đến bệnh lý. Bài viết…

      22 Th5, 2024
      2.5K

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đau tinh hoàn bên phải có gây nguy hiểm không?

      Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không là câu hỏi thường gặp ở nam giới. Bài viết này, Mediplus sẽ giải đáp thắc…

      28 Th10, 2024
      396

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?

      Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không là câu hỏi thường gặp ở nam giới. Bài viết này, Mediplus sẽ giải đáp thắc…

      02 Th12, 2024
      479

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đầu dương vật bị thâm có nguy hiểm không?

      Đầu dương vật bị thâm là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Vậy hiện tượng đầu dương vật bị thâm có phải là…

      27 Th5, 2024
      2.8K

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám