Ung thư tinh hoàn dấu hiệu nhận biết đừng chủ quan

Cập nhật 13/06/2023

1.6K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nam khoa

Ung thư tinh hoàn là một trong những bệnh lý rất hiếm xảy ra ở nam giới. Chính vì vậy, nhiều người không biết dấu hiệu, nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu những thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là một trong những bộ phận sinh dục nam, nằm ở trong bìu, ở phía dưới dương vật. Ung thư tinh hoàn là tình trạng những tế bào bình thường trong tinh hoàn bị biến đổi, phát triển sinh sản quá mức, sản sinh ra những tế bào với những hình thái bất thường hình thành khối U.

Ung thư tinh hoàn thường được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn I: Khối u phát hiện nhưng vẫn khu trú ở tinh hoàn.
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan rộng ra hạch bạch huyết ở vùng bụng dưới của người bệnh.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể.

2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn do quá sản và biến đổi bất thường ở những tế bào bình thường

Ung thư tinh hoàn do quá sản và biến đổi bất thường ở những tế bào bình thường

Trong quá trình hình thành, các khối u ác tính ở tinh hoàn sẽ gây ra những triệu chứng tại chỗ. Khi khối u phát triển kích thước lớn và lan rộng đến những vùng xung quanh thì triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng và đa dạng hơn.

Nếu nam giới chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo sớm thì việc điều trị khó khăn hơn và nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Chuyên gia tại MEDIPLUS khuyến cáo nam giới nên chủ động đi kiểm tra tinh hoàn định kỳ đề phát hiện sớm những dấu hiệu sau:

2.1 Thay đổi kích thước tinh hoàn bất thường

Đa số khối u thường xuất hiện ở một bên của tinh hoàn, có thể không gây ra sự khác biệt quá lớn vì kích thước khối u ban đầu còn nhỏ. Lâu dần, khối u sẽ phát triển lớn hơn  khiến tinh hoàn bên bệnh kích thước lệch hẳn so với bên lành.

Khi sờ bằng tay, người bệnh có thể tự phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này. Nhiều người bệnh thấy dấu hiệu này rất rõ rệt, tinh hoàn bên có khối u sưng nề lên bất thường.

Khối u bất thường được phát hiện ở tinh hoàn

Khối u bất thường được phát hiện ở tinh hoàn

2.2 Khó chịu, đau tại bên có khối u

Người bệnh bị ung thư tinh hoàn sẽ có biểu hiệu đau ở vùng bẹn bìu hoặc đau bụng dưới âm ỉ. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề hoặc xệ xuống ở bên tinh hoàn có khối u. Đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân nặng, có di căn đến những cơ quan khác hoặc di căn hạch sẽ có triệu chứng đau những cơ quan bị di căn hoặc đau hạch.

2.3 Nhiễm trùng tại tinh hoàn

Người bệnh ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao nhiễm trùng đặc biệt là viêm mào tinh hoàn. Khi bị viêm, tinh hoàn sưng to do có nhiều dịch bị tích tụ, kèm theo cảm giác đau và khó chịu khi mặc quần bó sát.

2.4 Đau lan toả

Khi khối u tại tinh hoàn phát triển kích thước lớn, lan rộng hoặc bị chèn ép vào dây thần kinh xung quanh, bệnh nhân có cảm giác đau nhức tại vùng tổn thương sau đó lan rộng đến vùng háng hoặc lên bụng.

2.5 Một số triệu chứng toàn thân khác

Trong giai đoạn đầu, các khối u ở giai đoạn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây ra những triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên, nếu không chú ý khi đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể có những triệu chứng khác như sau:

  • Người bệnh khó thở, đau ngực, có thể có ho ra máu
  • Đau âm ỉ ở vùng lưng dưới
  • Ngực mềm hoặc phát triển bất thường vì khi bị ung thư tinh hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến tổng hợp hormone sinh dục nam, làm tăng trưởng và phát triển mô ngực.
  • Sưng một bên chân hoặc cả hai chân do cục máu đông ở trong tĩnh mạch lớn gây tắc nghẽn.

Những dấu hiệu biểu hiện sớm của ung thư tinh hoàn hầu như khá mờ nhạt, không biểu hiện rõ và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nam giới nên tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên bằng tay, so sánh kích thước hai bên và kiểm tra tình trạng sưng đau.

Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, nam giới nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị khỏi càng cao.

>> Có thể bạn cần biết:

3. Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, thường xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh bị thay đổi bất thường.

Tuy nhiên, tế bào lành cũng có thể tăng sinh một cách bất thường khiến cho tinh hoàn bị sưng mà bệnh nhân tự sờ thấy trên lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ và đối tượng dễ mắc và dẫn đến ung thư tinh hoàn:

  • Tinh hoàn ẩn: Bình thường, tinh hoàn của thai nhi sẽ phát triển trong bụng và xuống bìu trước khi ra đời. Tuy nhiên, trong khoảng 3% bé trai sinh ra nhưng tinh hoàn không xuống bìu được gọi là bệnh tinh hoàn ẩn. Ở những người bệnh tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa xuống bìu nguy cơ mắc cao gấp 3 đến 4 lần so với trẻ bình thường.
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư: Những bệnh nhân có anh em ruột, bố ruột mắc bệnh thì có nguy cơ cao. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình người thân mắc bệnh.
  • Mắc HIV: Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ gây ra suy giảm miễn dịch hệ thống làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh suy giảm miễn dịch khác.
  • Tiền sử ung thư tinh hoàn: Khoảng 3-5% người bệnh đã điều trị khỏi có khả năng tái phát ở bên cũ hoặc bên còn lại.
  • Do chủng tộc: Tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng ở Châu Âu cao gấp 4-5 lần so với đàn ông da đen hoặc da vàng.

4. Chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn sớm

Người bệnh tự sờ nắn tại nhà để phát hiện bất thường ở tinh hoàn 

Trong một số trường hợp, người bệnh vô tình hoặc phát hiện ra ung thư tinh hoàn khi đi khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có có thể phát hiện khối u trong tinh hoàn qua quá trình thăm khám và chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng như sau:

4.1 Siêu âm phát hiện K tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn sẽ xác định được bản chất của khối u ở tinh hoàn, chẳng hạn như khối u có chứa nhiều dịch hay đặc rắn. Siêu âm tinh hoàn còn giúp đánh giá được vị trí của khối u nằm ở bên trong hay bên ngoài tinh hoàn.

4.2 Xét nghiệm máu

Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định những xét nghiệm máu để xác định được chất chỉ điểm ung thư trong máu. Chất chỉ điểm ung thư là những chất bình thường có trong máu nhưng sẽ tăng lên bất thường trong một số trường hợp, trong đó có ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, định lượng chất chỉ điểm ung thư trong máu tăng cao không có nghĩa là bạn bị ung thư, nhưng có thể giúp được bác sĩ chuyên khoa định hướng chẩn đoán chính xác bệnh.

4.3 Siêu âm ổ bụng thường quy

Những trường hợp khối u ở tinh hoàn phát triển to, gây ra những tổn thương ở vùng bụng khiến cho người bệnh đau khó chịu thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm siêu âm ổ bụng. Siêu âm ổ bụng còn giúp phát hiện được tình trạng tinh hoàn bị lạc chỗ, thoát vị…

4.4 Xét nghiệm tế bào học

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng cây kim nhỏ chích vào khối u ở tinh hoàn và lấy ra một lượng dịch trong khối u. Sau đó mang dịch này đi làm xét nghiệm tế bào học để phát hiện ra những tế bào ác tính. Phương pháp này còn được gọi là làm sinh thiết khối u ở tinh hoàn có giá trị chẩn đoán khá cao. Dựa vào phương pháp cận lâm sàng này có thể xác định được 2 loại ung thư như sau:

  • U tinh bào tinh hoàn – Seminoma: Đây là u tế bào mầm của tinh hoàn, là một khối u ác tính và có thể điều trị được. Khối u này thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng nếu thuộc vào nhóm người cao tuổi thì nhiều khả năng người đó mắc ung thư tinh bào tinh hoàn.
  • Nonseminoma: Bao gồm những loại ung thư không phải là Seminoma, thường được phát hiện ở nam giới khi còn trẻ, có khả năng phát triển, lan rộng nhanh chóng. Một số loại khối u nonseminoma như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô phôi, u quái và u túi noãn hoàng…

4.5 Chẩn đoán giai đoạn ung thư tinh hoàn

Khi kết quả chẩn đoán là ung thư tinh hoàn thì bước tiếp theo cần xác định giai đoạn của bệnh. Để có thể xác định xem ung thư có di căn ra những cơ quan khác hay không, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) để tìm những dấu hiệu bất thường ở cơ quan khác cho thấy ung thư đang bị lan rộng.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư tinh hoàn với các dấu hiệu bất thường.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư tinh hoàn với các dấu hiệu bất thường.

Những giai đoạn của bệnh được ghi bằng những chữ số la mã nằm trong khoảng từ 0 đến III, với những giai đoạn thấp có ý nghĩa ung thư chưa di căn đến cơ quan khác. Khi đã tiến triển đến giai đoạn III thì có thể khối u ác tính đã lan đến những khu vực khác của cơ thể, như đại trực tràng, phổi…

5. Ung thư tinh hoàn có điều trị được không

Sau khi đã chẩn đoán được ung thư, xác định chính xác giai đoạn bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương pháp điều trị như sau:

5.1 Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Đây là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư tinh hoàn hiện nay. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn đầu của bệnh thì đây sẽ là phương pháp điều trị duy nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tinh hoàn có khối u và đặt tinh hoàn giả có chứa nhiều nước muối vào vị trí tinh hoàn đã cắt bỏ.

Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ tinh hoàn cùng với khối U

Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ tinh hoàn cùng với khối U

5.2 Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết xung quanh

Với phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện vết mổ ở ổ bụng rồi tiến hành loại bỏ các hạch bạch huyết. Quá trình này sẽ rất khó tránh khỏi sự tổn thương lên các dây thần kinh xung quanh tránh làm rối loạn cương dương và xuất tinh của người bệnh.

5.3 Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng tia X để tiêu diệt những tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện một cách độc lập, áp dụng sau khi người bệnh đã cắt bỏ tinh hoàn. Phương pháp này có thế ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này vì sẽ gây suy giảm tinh trùng. Chính vì vậy, trước khi thực hiện, người bệnh nên tham vấn bác sĩ về cách bảo quản tinh trùng nếu có ý định sinh con.

5.4 Hóa trị

Đây là phương pháp điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt những thế bào ung thư. Hóa trị cũng có thể thực hiện một cách độc lập, áp dụng sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết. Nó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đặc biệt là gây vô sinh.

5.5 Biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn

Chắc chắn phòng bệnh sẽ tốt hơn chữa bệnh, chính vì vậy để hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh thì nam giới cần chú ý đến những yếu tố như sau:

  • Phát hiện sớm tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ, để tiến hành can thiệp, xử trí kịp thời.
  • Chủ động phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn.
  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, đặc biệt nói không với những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS.
  • Thường xuyên thay quần lót và giữ bộ phận sinh dục nam luôn khô thoáng sạch sẽ hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo khoa học, tập luyện thể dục thể thao ngày 30 phút để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

Qua bài viết này, hy vọng đấng mày râu thường xuyên quan tâm đến sự bất thường của “cậu nhỏ”. Nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư tinh hoàn hoặc những bệnh lý liên quan, nam giới cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến HOTLINE 1900 3366 để đăng ký khám với các chuyên gia sớm nhất nhé!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Đau tinh hoàn bên trái có gây nguy hiểm không?

    Đau tinh hoàn bên trái là biểu hiện thường gặp của nam giới, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng…

    28 Th10, 2024
    917

    Chuyên mục: Nam khoa

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không? là điều rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Mediplus…

    04 Th5, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đầu dương vật bị thâm có nguy hiểm không?

    Đầu dương vật bị thâm là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Vậy hiện tượng đầu dương vật bị thâm có phải là…

    27 Th5, 2024
    2.9K

    Chuyên mục: Nam khoa

    Tiểu buốt ở nam: Triệu chứng và phương pháp điều trị

    Tiểu buốt ở nam – Là triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở nam giới mà bạn không nên bỏ…

    27 Th5, 2024
    593

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám