Xoắn tinh hoàn nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân do đâu?

Cập nhật 10/05/2023

1.2K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nam khoa

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý nam khoa có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, rất nhiều người bị xoắn tinh hoàn nhưng chưa nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và dẫn đến không điều trị kịp thời. Vậy hãy cùng những chuyên gia của MEDIPLUS tìm hiểu thông tin chi tiết về xoắn tinh hoàn ngay nhé.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh (hay còn gọi là cuống tinh hoàn) bị xoắn quanh trục làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tinh hoàn bị hoại tử.

Hình ảnh một bên tinh hoàn bị xoắn gây tắc nghẽn mạch máu

Hình ảnh một bên tinh hoàn bị xoắn gây tắc nghẽn mạch máu

Theo thống kê tại nước Anh, mỗi năm có khoảng 400 nam giới phải cắt bỏ tinh hoàn vì bệnh này. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Việt Đức thì tỷ lệ phải cắt bỏ do xoắn tinh hoàn là khoảng 85% do bệnh nhân đến khám quá muộn.

Theo các thống kê về y học, bệnh thường gặp ở lứa tuổi dậy thì (chiếm tỷ lệ khoảng 67%) trong độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi. Người bệnh thường rất e ngại không muốn đến những bệnh viện để khám. Ngoài ra, do không nhận thức được tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng với sức khỏe sinh sản nên người bệnh thường mua thuốc về nhà và tự điều trị hoặc đi khám chui lủi tại những phòng khám tư nhân kém chất lượng.

>>> Bạn cận biết: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có làm yếu sinh lý?

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Có rất nhiều những nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

Do bẩm sinh hoặc di truyền

Bình thường dây thừng tinh đóng vai trò cố định phần tinh hoàn, cung cấp máu đến tinh hoàn và dẫn tinh trùng ra bên ngoài.

Vào thời kỳ thai nhi phát triển trong bụng mẹ, tinh hoàn hình thành nằm ở vị trí lưng, gần thận. Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, nó  sẽ di chuyển dần xuống dưới cho đến tháng thứ 7 của thai kỳ, tinh hoàn dính vào thành bụng và từ từ di chuyển xuống thành bìu. Lúc này thừng tinh sẽ là sợi dây kết nối duy nhất giữa tinh hoàn và cơ thể.

Nhưng trong một số trường hợp vì một số lý do nào đó trẻ sinh ra có tinh hoàn di chuyển  ngược lên thành bụng (tinh hoàn lạc chỗ) và lan xuống dưới đùi hoặc bị xoắn vặn gây xoắn.

Ngoài ra, bệnh lý còn có thể liên quan đến yếu tố di truyền từ cha sang con. Nếu như trong gia đình có người thân từng bị bệnh như bố, ông nội hoặc anh trai thì những thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ mắc cao hơn.

Bị chấn thương tại tinh hoàn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hay găp phải, do chấn thương thường xuất hiện ở những trường hợp tham gia hoạt động hàng ngày quá mạnh như: Luyện tập thể dục thể thao không đúng cách, bị va đập, ngã mạnh… Những chấn thương này có thể dẫn đến những cơn đau tinh hoàn, tinh hoàn bị xoán…

Thay đổi thời tiết quá đột ngột

Tinh hoàn thường sẽ có xu hướng xoắn vào mùa đông hoặc khi thời tiết quá lạnh. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cho tinh hoàn có nguy cơ bị xoắn lại quanh trục thừng tinh. Do vậy, bác sĩ luôn khuyến cáo nam giới nên giữ ấm cơ thể đặc biệt là ở bìu một các ổn định để tránh tinh hoàn bị xoắn.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn các triệu chứng nhận biết

Bệnh xoắn tinh hoàn thường gặp ở những trẻ em và nam giới trẻ tuổi, rất hiếm gặp ở những người cao tuổi. Dấu hiệu thường gặp ở hầu hết những bệnh nhân là sưng đau một bên bìu, cơn đau xuất hiện khá đột ngột và tăng dần. Một số nghiên cứu cho rằng những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi nam giới đang ngủ và gặp ở 50% các trường hợp.

  • Đau tức vùng bìu: Đau tức sẽ xuất hiện một cách khá đột ngột, cơn đau diễn ra theo tính chất tăng dần, có xu hướng lan dọc theo thừng tinh, ống bẹnh và cả hố chậu. Khi chạm vào hoặc cầm nâng tinh hoàn lên có cảm giác cường độ đau sẽ tăng lên.
  • Sưng tinh hoàn: bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sưng to hơn so với bên lành.
Hình ảnh xoắn tinh hoàn màng trong và màng ngoài

Hình ảnh xoắn tinh hoàn màng trong và màng ngoài

Khi thăm khám bác sĩ sẽ phát hiện ra một số triệu chứng thực thể như sau:

  • Bác sĩ sẽ sờ thấy tinh hoàn sưng nóng, đau, trục bị xoay ngang và có thể nằm co rút lên cao hơn so với bên còn lại. Khi nâng nhẹ tinh hoàn lên thì người bệnh có cảm giác đau tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, khi khám kỹ sẽ thấy vị trí bị xoắn của thừng tinh.
  • Khi người bệnh đến sớm trong những giờ đầu thì bác sĩ khám có thể phát hiện được mào tinh ở vị trí bất thường, là mặt trước của tinh hoàn do thừng tinh xoắn làm thay đổi trục. Nhưng trong trường hợp người bệnh đến muộn, tinh hoàn bị hạn chế tuần hoàn nuôi dưỡng khiến khó xác định được vị trí của nút xoắn.
  • Khi bệnh nhân đến muộn quá 8 tiếng thì có thể kèm theo biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.

Bị xoán tinh hoàn chẩn đoán bằng cách nào?

Đay là mặt bệnh cũng rất hay gặp cần phải chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác do triệu chứng trên lâm sàng có nhiều điểm tương đồng với một số bệnh lý nam khoa khác. Ngoài những dấu hiệu nêu trên thì người bệnh cần chú ý phân biệt giữa xoắn tinh hoàn và viêm tinh hoàn.

Để chẩn đoán phân biệt hai dạng bệnh lý này cần thăm khám dựa vào nghiệm pháp Prehn: Bác sĩ sẽ dùng tay nâng nhẹ nhàng tinh hoàn bên đau lên, nếu bệnh nhân cảm thấy đau tăng thì nghĩ nhiều đến bệnh xoắn tinh hoàn và nếu đau giảm bớt đi thì nghĩ nhiều là viêm tinh hoàn.

Ngoài ra, khi có những nghi ngờ về tinh trạng bệnh lý nên sớm tới các cơ sở y tế tiền hành siêu âm doppler tinh hoàn cũng có thể xác định được tình trạng xoắn tinh hoàn thông qua việc quan sát thấy dòng máu tới tinh hoàn bị giảm hoặc không có tín hiệu mạch.

Siêu âm doppler quan sát dòng máu để chẩn đoán chính xác bệnh

Siêu âm doppler quan sát dòng máu để chẩn đoán chính xác bệnh

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Các chuyên gia Nam học đánh giá đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm cần cấp cứu khẩn cấp, không nên chủ quan tránh bỏ lỡ thời gian vàng điều trị. Nếu để lâu không được chữa trị kịp thời sẽ gây các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này:

  • Nếu một mô của tinh hoàn bị tổn thương hay chết đi mà không được phẫu thuật loại bỏ thì có thể dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng toàn bộ tinh hoàn.
  • Xoắn tinh hoàn nhẹ không được điều trị đúng cách có thể khiến teo tinh hoàn vĩnh viễn, dẫn đến khả năng vô sinh cao.
  • Tinh hoàn bị cắt bỏ thì khả năng sinh sản bị giảm đi một nửa, nặng hơn nếu bị cắt đi 2 tinh hoàn thì gây vô sinh hoàn toàn.
  • Riêng trong những trường hợp bệnh lý ở trẻ sơ sinh, phẫu thuật tháo xoắn không cần quá gấp để cố định tinh hoàn trong bìu. Khi bé đã được chỉ định phẫu thuật sẽ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và teo thứ phát tinh hoàn liên quan nên cần được kiểm tra lại trong vòng 6 tháng.
Xoán tinh hoàn không được cấp cứu điều trị sớm có thể gây nguy hiểm

Xoán tinh hoàn không được cấp cứu điều trị sớm có thể gây nguy hiểm

Điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả dứt điểm

Trên thực tế để phát hiện bệnh xoắn tinh hoàn ở giai đoạn sớm còn gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh chủ quan đến thăm khám muộn. Những trường hợp phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị tháo xoắn bằng tay, nhưng tỷ lệ tái phát rất cao. Chính vì vậy, giải pháp tối ưu nhất vẫn là phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn.

Trường hợp phát hiện muộn sau 24h thì việc mổ cấp cứu là điều chắc chắn mà các bác sĩ có thể điều trị, tuy nhiên thì khả năng bảo tồn tinh hoàn rất thấp.

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng thực hiện mọi biện pháp để bảo tồn được tinh hoàn bên xoắn như:

  • Cho tinh hoàn bị xoắn ủ ấm bằng nước muối sinh lý
  • Nhỏ thuốc tê lên thừng tinh hoàn bị xoắn
  • Rạch bao trắng tinh hoàn để giảm áp lực
  • Chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn khi mọi biện pháp trên thất bại

Thời gian vàng để điều trị xoắn tinh hoàn là trong vòng 6 giờ đầu tiên tính từ thời điểm có biểu hiện đau nhức. Nếu can thiệp sớm trong khoảng thời gian này tỷ lệ cứu được tinh hoàn là 100%. Đến trong 6 giờ tiếp theo thì khả năng cứu được tinh hoàn là 50% và 24 giờ thì còn 20%. Sau 24 giờ thì gần như không cứu được tinh hoàn.

Các trường hợp cấp cứu muộn, tinh hoàn sẽ bị hoại tử và cần phải cắt bỏ. Vì vậy, nam giới cần nắm rõ các dấu hiệu và thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông qua bài viết này nam giới đã nắm rõ được các dấu hiệu cảnh báo xoắn tinh hoàn. Từ đó, thăm khám với bác sĩ kịp thời tránh bỏ lỡ thời gian vàng điều trị. Nếu còn thắc mắc điều gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 3366 để được chuyên gia nam học MEDIPLUS giải đáp sớm nhất.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế kết quả chẩn đoán y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Gãy dương vật: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý hiệu quả

    Gãy dương vật cũng được gọi là chấn thương là một tình trạng hiếm khi xảy ra, nhưng lại rất đau đớn và cần được…

    13 Th5, 2024
    477

    Chuyên mục: Nam khoa

    Mọc mụn ở đầu dương vật có phải bệnh nguy hiểm không?

    Mọc mụn ở đầu dương vật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lành tính và một số khác nghiêm trọng hơn.…

    03 Th5, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Nam khoa

    Dương vật bị đau khi cương là bệnh gì?

    Dương vật bị đau khi cương cứng là một tình trạng đáng lo ngại xảy ra ở nam giới! Vậy dương vật bị đau khi…

    27 Th5, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Nam khoa

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

    Sùi mào gà ở dương vật giai đoạn đầu có nguy hiểm không? là điều rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Mediplus…

    04 Th5, 2024
    780

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám