1.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Hen phế quản là căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng chỉ sau ung thư. Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 4 triệu người mắc hen phế quản, chiếm khoảng 5% dân số. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản nhất. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hen phế quản ở trẻ em như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của MEDIPLUS để hiểu rõ hơn về vấn đề này bố mẹ nhé!
Hen phế quản hay còn được gọi là hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm mạn tính làm tăng tiết dịch đờm, phù nề, co thắt, tắc nghẽn luồng khí đường thở. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như phấn hoa, bụi, lông động vật, khói thuốc, nấm mốc,… gây kích ứng đường thở hình thành nên các triệu chứng khó thở, thở khò khè, tức ngực có thể kèm theo ho.
Hen phế quản gây tắc nghẽn luồng khí của đường thở
Tùy vào mức độ kích thích nặng nhẹ của các tiểu phế quản và cơ địa của từng người mà biểu hiện của cơn hen phế quản cũng khác nhau.
Theo thống kê tại Việt Nam, có tới 4 triệu người tương đương với khoảng 5% dân số mắc bệnh hen phế quản. Trẻ em độ tuổi từ 12 đến 13 thuộc nhóm đối tượng mắc bệnh cao nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hen phế quản ở trẻ, cụ thể:
Do các tác nhân dị ứng
Do các tác nhân không dị ứng
Hầu hết các cơn hen phế quản khởi phát đột ngột, thường tái đi tái lại nhiều vào ban đêm. Bệnh nhân trước khi lên cơn có thể đi kèm các triệu chứng sổ mũi, ho khan, hắt hơi,… Cơn hen ác tính có thể kéo dài đến vài tiếng thậm chí là cả ngày khiến bệnh nhân thở khò khè, thở rít. Hen phế quản chia làm 3 giai đoạn kèm theo các triệu chứng cụ thể:
Giai đoạn khởi phát: Thường xuất hiện cơn hen kịch phát vào ban đêm đặc biệt là nửa đêm về sáng. Trẻ có thể gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ho khan,…
Giai đoạn lên cơn: Trẻ cảm thấy khó thở, thở rít kéo dài, nhịp thở chậm. Lồng ngực trẻ căng lên, nổi rõ các cơ hô hấp, tím từ đầu ngón tay, ngón chân lan tới mặt, toàn thân. Bố mẹ đứng ở khoảng cách xa vẫn có thể nghe thấy tiếng trẻ thở rít.
Giai đoạn lui cơn: Tùy vào cơ địa từng trẻ mà cơn hen có thể diễn ra trong vài phút hoặc vài giờ. Cơn hen sẽ từ từ giảm dần kèm theo ho khạc có đờm đặc quánh. Đờm trẻ khạc ra càng nhiều là dấu hiệu báo cơn hen sắp chấm dứt.
Hen phế quản không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm
Hen phế quản sẽ tiến triển theo từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Hen phế quản không được chữa trị, tái đi phát lại nhiều lần có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn phế quản
Nhiễm khuẩn phế quản là biến chứng ở bệnh nhân bị hen phế quản mạn tính. Bệnh trở nặng hơn vào thời điểm thay đổi thời tiết đột ngột. Trẻ sẽ có các biểu hiện khó thở, sốt cao, tăng tiết dịch đờm.
Xẹp phổi
Theo thống kê y học, có đến 1/3 trường hợp bệnh nhân nhập viện vì biến chứng xẹp phổi do hen phế quản. Nếu không điều trị, biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Giãn phế nang đa tiểu thùy
Giãn phế nang đa tiểu thùy hoặc còn được gọi là bệnh khí phế thũng. Hen phế quản kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi ở các phế nang làm tăng thể tích khí. Triệu chứng của bệnh là tím tái môi và đầu các chi, khạc nhiều đờm, khó thở hoặc không thở được.
Tâm phế mạn tính
Người bệnh có các biểu hiện thở khó khi gắng sức, các cơn đau ở vùng mạn sườn phải, gan to. Do hen phế quản có thể phục hồi chức năng hô hấp nên thời gian tiến triển thành tâm phế mạn tính sẽ kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc thời gian lâu hơn phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
Có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản mạn tính mắc biến chứng này. Tại vùng phế nang giãn rộng do hen phế quản, các mạch máu trở nên thưa thớt gây áp lực lớn cho phế nang. Vì vậy, phế nang rất dễ bị vỡ khi vận động gắng sức hoặc ho mạnh.
Bệnh có ít dấu hiệu lâm sàng, chụp Xquang phổi mới có thể chẩn đoán chính xác. Bệnh nhân có dấu hiệu tràn khí màng phổi hai bên cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến đột quỵ.
Ngưng hô hấp, suy hô hấp
Thiếu oxy não ở bệnh nhân hen mạn tính và ác tính gây nên tình trạng suy hô hấp trong thời gian dài. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngừng hô hấp, ngưng tim dẫn đến hôn mê sâu hoặc có thể tử vong.
Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa hen phế quản ở trẻ đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích khởi phát cơn hen
Tầm soát hen cho trẻ
Điều trị bệnh hen phế quản của trẻ em:
Phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, triệu chứng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hen phế quản có thể kiểm soát bằng cách dùng một số thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ cụ thể:
*Lưu ý: Bố mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng đã được kê trong đơn..
Hy vọng những thông tin liên quan đến hen phế quản qua bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc về căn bệnh này. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc hen phế quản, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh kịp thời, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.