Bệnh nấm da đầu ở trẻ em – Chia sẻ mẹo hay trị ngay tại nhà

Cập nhật 04/09/2024

19.8K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Nấm da đầu là một bệnh lý phổ biến chiếm đến 92,5% các trường hợp bệnh da liễu của trẻ em dưới 10 tuổi. Vậy nấm da đầu ở trẻ em có thật sự nguy hiểm với trẻ nhỏ? Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ bị nấm da đầu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp về vấn đề này nhé!

Trẻ hay bị nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu do nấm da gây ra. Bệnh có thể khởi phát ở cả người lớn và trẻ nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 5-10 tuổi vì ở độ tuổi này sức đề kháng của trẻ yếu, hàng rào bảo vệ da cũng chưa được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm dễ dàng sinh sôi nảy nở.

Nấm da đầu thường gặp ở trẻ tè 5-10 tuổi

Nấm da đầu thường gặp ở trẻ tè 5-10 tuổi

Các vi nấm gây ra bệnh nấm da đầu thường phát triển trên vùng da đầu ẩm ướt, tổn thương hoặc không được vệ sinh sạch sẽ. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây nấm da đầu ở trẻ:

  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Trẻ nhỏ thường ham vui và ít để ý đến chuyện vệ sinh cơ thể tạo điều kiện cho bụi bẩn, mồ hôi và các tế bào chết tập trung nhiều trên da đầu. Các yếu tố trên là tiền đề cho sự sinh sôi của các vi nấm gây hại cho da đầu.
  • Thói quen vệ sinh: Không lau khô sau khi gội đầu, dùng chung lược, mũ, chăn gối với người bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra nấm da đầu ở trẻ.
  • Nhiễm nấm từ thú cưng: Nấm trên người chó, mèo và các loại thú cưng khác cũng có thể lây nhiễm cho trẻ.

Đặc điểm các chủng nấm da đầu thường thấy

Dựa vào tác nhân gây ra tình trạng nấm da đầu ở trẻ, có thể chia bệnh thành các nhóm:

  • Nấm da đầu do Trichophyton: Đây là bệnh lý do nấm sợi Trichophyton gây ra điển hình bởi sự hình thành các nốt sần nhỏ trên da đầu, da đầu dễ bong tróc thành các vẩy gây rụng tóc, mất thẩm mỹ và ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Nấm da đầu do Microsporum: Thường xảy ra ở trẻ độ tuổi mẫu giáo và dễ dàng lây lan khi các bé sử dụng chung vật dụng cá nhân như mũ, nón, đồ chơi.
  • Nấm da đầu do Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli: Đây là tác nhân thường gây ra bệnh trứng tóc (bệnh tóc hột) ở trẻ. Nấm da đầu do Pierdraiahortal và Trichosporon beigeli thường làm xuất hiện các hạt tròn mềm, màu đen hoặc nâu trên thân tóc. Bệnh loại này ít gây rụng tóc hơn do tác nhân Trichophyton.
Nấm da đầu do Trichophyton với các nốt sần đỏ và bong tróc vảy

Nấm da đầu do Trichophyton với các nốt sần đỏ và bong tróc vảy

Triệu chứng điển hình bệnh nấm da đầu ở trẻ em

Một số dấu hiệu nhận biết nấm da đầu phải kể đến các triệu chứng sau:

  • Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu dai dẳng và thường xuyên phải gãi đầu, hay quấy khóc.
  • Da đầu bị đóng thành vảy và xuất hiện các mảng gàu. Đây là triệu chứng đặc trưng nhất cho bệnh nấm da đầu ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng này là do tuyến bã nhờn bị kích thích hoạt động mạnh, kết hợp với các tế bào chết trên da tạo thành mảng gàu.
  • Da đầu xuất hiện các vòng tròn màu đỏ hoặc hồng (vết ban đỏ) với đường kính khoảng 6mm. Vòng tròn bên ngoài thường có màu đậm hơn các vòng trung tâm.
  • Các mụn nước mọc rải rác hoặc thành từng cụm trên các vùng da tổn thương. Những mụn này sẽ vỡ khi trẻ gãi đầu và đóng thành vảy cứng khi khô lại.
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng do các tổn thương ở nang tóc khiến tóc thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng từ da đầu. Nếu để rụng tóc lâu có thể tạo thành các mảng hói trên đầu trẻ.
  • Các triệu chứng khác như sốt nhẹ, nổi hạch, khó chịu bứt rứt khi ngủ, hay cáu gắt,…
Da đầu xuất hiện các vòng tròn màu đỏ hoặc hồng (vết ban đỏ)

Da đầu xuất hiện các vòng tròn màu đỏ hoặc hồng (vết ban đỏ)

Các mụn nước mọc rải rác hoặc thành từng cụm

Các mụn nước mọc rải rác hoặc thành từng cụm

Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu dai dẳng

Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu dai dẳng

Cách điều trị nấm da đầu ở trẻ hiệu quả tại nhà

Nấm da đầu là một tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể điều trị hoàn toàn bằng các thuốc điều trị nội khoa. Một số thuốc thường được sử dụng điều trị nấm da đầu ở trẻ bao gồm:

  • Dầu gội đầu chống nấm: Một số dầu gội có phối hợp các thành phần diệt nấm như Selenium sulfide, Ketoconazol,… có thể dùng để điều trị trong trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc phối hợp để tăng hiệu quả điều trị của các thuốc khác.
  • Griseofulvin: Đây là một loại kháng sinh có tác dụng kháng nấm, dùng đường uống trong 6-8 tuần. Thuốc này có thể dùng sau bữa ăn giàu chất béo để tăng cường độ hấp thu. Tác dụng phụ thường gặp trên trẻ của nhóm thuốc này là thường gây đau bụng, đau đầu.
  • Thuốc diệt nấm Azole: Với các hoạt chất thường gặp như Ketoconazol, Itraconazol, Fluconazol,… Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp ergosterol và các lipid trên màng tế bào nấm. Một số tác dụng phụ của nhóm này có thể kể đến như: gây đau bụng, tiêu chảy cho trẻ nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Terbinafine: Thuốc ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp các sterol của nấm, làm ức chế sự tăng trưởng của nấm. Terbinafine có tác dụng tốt hơn các nhóm thuốc còn lại trong việc điều trị nấm da đầu ở trẻ do Trichophyton.

Một số mẹo và bài thuốc tự nhiên hay trị nấm da đầu ở trẻ em

CÂY CHÓ ĐẺ

Cây chó đẻ là một loại thực vật thân thảo, thường mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ kiếm. Thành phần phenplic được tìm thấy trong cây chó đẻ có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm mạnh. Có thể dùng cây chó đẻ nấu nước gộ đầu để trị nấm cho trẻ:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm cây chó đẻ, rửa sạch, cắt khúc và cho thêm 3 thìa muối hột đổ nước và đun sôi.
  • Chắt phần nước ra chậu, để nguội để gội đầu cho bé.
  • Nhạ nhàng làm ướt da đầu và massa nhẹ nhàng để phần hoạt chất kháng nấm khắp da đầu, làm mềm vảy nấm gầu…
  • Khoảng 3-5 phút sau đó gội sạch lại bằng nước
  • Tuần thực hiện 1-2 lần để mang lại hiệu quả tích cực.
Mẹo hay chữa nấm da đầu cho trẻ bằng cây chó đẻ

Mẹo hay chữa nấm da đầu cho trẻ bằng cây chó đẻ

QUẢ BỒ KẾT

Nói đến bồ kết trong chăm sóc da đâu chắc hản ai cũng biết. Đây cũng là cách trị nấm da đầu tại nhà đơn giản và mang lại hiệu quả khá tốt, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Cách thực hiện: Chuẩn bị 5-6 quả bồ kết khô, đem nướng tới khi có mùi thơm. Để nguội, rồi bẻ nhỏ sau đó đem đun với lượng nước vừa đủ. Chắt nước ra chậu để nguổi rồi dùng nước để gội đầu giúp loại bỏ nấm da đầu khá tốt. Thực hiện kiên trì 2-3 lần/tuần để có kết quả tốt.

Chữa nấm da đầu cho trẻ tại nhà bằng quả bồ kết

Chữa nấm da đầu cho trẻ tại nhà bằng quả bồ kết

CÂY CỨT LỢN

Một loại cây được các me chia sẻ khá nhiều về tính hiệu quả cũng như dễ thực hiện tại nhà. Đây là một dạng cây mọc hoang, có tên khác như cây ngũ sắc, bông hôi đất… dùng để chữa viêm xoang, viêm da cơ địa và cả nấm da đầu.

Cách thực hiện các mẹ có thể tham khảo: Chuẩn bị 1 nắm cả thân và rễ cây cứt lợn, đem rửa sạch hết đất cát còn bám vào. Cho nước và đun kỹ. Chắt nước để nguội và gội đầu massa nhẹ nhàng cho bé để loại bỏ nấm. Sau 2-3 phút gội đầu lại bằng nước sạch.

Các mẹ chia sẻ cách trị nấm da dầu cho trẻ bằng cây cứt lợn

Các mẹ chia sẻ cách trị nấm da dầu cho trẻ bằng cây cứt lợn

*Lưu ý: Trong quá trình điều trị nấm da đầu bằng thuốc cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau để việc điều trị an toàn, hiệu quả hơn:

  • Khi gội đầu cho trẻ không được gãi hay cào mạnh phần da đầu bị nấm vì vùng da này rất dễ bong tróc và tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.
  • Hạn chế việc trẻ tự gây tổn thương lên vùng da bị nấm bằng cách cắt móng tay, mang găng tay cho trẻ khi ngủ.
  • Nếu tổn thương da đầu có bội nhiễm vi khuẩn thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để phối hợp thêm kháng sinh điều trị.
  • Cẩn sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc trên trẻ, đặc biệt là tác dụng phụ trên đường tiêu hoá.
  • Khi các triệu chứng nấm da đầu ở trẻ đã khỏi, không được ngưng thuốc ngay mà phải sử dụng thuốc hết liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh nấm da đầu ở trẻ

Việc nhiễm nấm da đầu có thể khiến trẻ tự ti trước các bạn đồng trang lứa. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên phòng ngừa nấm da đầu cho trẻ bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Ngừa lây lan: Khi trong gia đình có người thân bị nấm da, hạn chế tiếp xúc với trẻ, không để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân như mũ, chăn, lược,… với người bệnh để tránh lây lan nấm. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng có dấu hiệu nhiễm nấm (xuất hiện các lớp bong tróc trên da).
  • Vệ sinh nhà cửa: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn, gối để phòng ngừa nhiễm nấm cho cả gia đình.
  • Giữ cho vùng da đầu khô thoáng: Hạn chế đội mũ quá chật bởi vì có thể tăng tiết mồ hôi đầu hoặc đội mũ quá lâu khi tóc ướt tạo điều kiện cho nấm gây hại phát triển.
  • Vệ sinh đúng cách: Tập cho trẻ có thói quen thường xuyên gội đầu và giữ vệ sinh đầu tóc. Sau khi gội phải lau hoặc sấy khô tóc, đặc biệt là không để tóc ướt đi ngủ.
Tắm gội thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm da đầu ở trẻ

Tắm gội thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm da đầu ở trẻ

Nấm da đầu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp và tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ việc điều trị và tích cực phòng ngừa nấm da đầu cho trẻ. Đặc biệt khi trẻ xuất hiện những vấn đề bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

4.2/5 - (4 votes)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám