Bệnh thủy đậu ở trẻ em hướng điều trị an toàn

Cập nhật 11/05/2023

1.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Bệnh thủy đậu ở trẻ là bệnh nhiễm trùng ở da do virus, có tốc độ lây lan nhanh. Nếu không điều trị đúng cách, thủy đậu có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi thủy đậu,… nghiêm trọng hơn là tử vong. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám kịp thời.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu hay tên gọi khác là phỏng rạ, trái rạ hay bệnh đậu mùa… đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Virus Varicella Zoster (VZV). Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có khả năng  mắc bệnh thủy đậu trong đó trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu so với người lớn

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu so với người lớn

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh chóng đặc biệt vào thời tiết nồm ẩm. Nếu không kiểm soát, bệnh có thể bùng phát thành dịch. Bệnh thủy đậu ở trẻ thường có các biểu hiện là mụn nước, mưng mủ ở toàn thân, niêm mạc lưỡi và miệng. Thủy đậu lâu ngày không được điều trị dứt điểm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Trẻ bị thủy đậu có khả năng tái lại rất ít bởi cơ thể đã có miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus Varicella Zoster vẫn có thể tấn công vào hệ thống rễ dây thần kinh gây nên bệnh Zona.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh thủy đậu

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu ở trẻ. Thủy đậu thường lây lan qua đường hô hấp và theo các báo cáo cho thấy phần lớn các ca thủy đậu do tiếp xúc với nước bọt, dịch từ mụn nước của người bệnh. Bên cạnh đó, dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu.

Virus Varicella Zoster sẽ tấn công vào đường hô hấp trên hoặc đường tiêu hóa, kết mạc mắt. Thủy đậu có thể lây lan chỉ trong 1 đến 2 ngày trước khi người bệnh nổi mụn nước. Bệnh sẽ ngừng lây lan khi mụn nước đã bong tróc vảy.

Một số các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ cha mẹ cần lưu ý nhận biết sớm:

Thông thường, bệnh thủy đậu ở trẻ sẽ diễn ra từ 5 đến 10 ngày. Những triệu chứng của bệnh phổ biến là phát ban, nổi mụn nước, sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi. Bệnh chia thành 4 giai đoạn với các triệu chứng cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tuần, phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
  • Giai đoạn phát bệnh: Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu phát bệnh, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, nôn ói. Trên da xuất hiện phát ban đỏ, ngứa, đường kính vài milimet từ vùng mắt, đầu rồi lan ra khắp cơ thể. Một số trường hợp có thể kèm theo nổi hạch sau tai và viêm họng.
Giai đoạn phát bệnh, trẻ xuất hiện các nốt mẩn trên da

Giai đoạn phát bệnh, trẻ xuất hiện các nốt mẩn trên da

  • Thời kỳ toàn phát: Ban đỏ phát triển thành mụn nước hình tròn, đường kính từ 1 đến 3mm, có dịch màu trắng hoặc trắng đục bên trong mụn. Mụn nước lan ra toàn thân, xuất hiện nhiều nhất ở mặt, lưng, chân, tay, niêm mạc miệng. Trường hợp bệnh nặng, kích thước mụn nước có thể lớn hơn và có mủ bên trong. Sau 1 ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra, chảy dịch và các mụn nước mới sẽ xuất hiện. Bệnh thủy đậu có thể gây nên tổn thương ở niêm mạc hậu môn, niệu đạo, âm đạo, mắt, cổ họng.
  • Giai đoạn hồi phục: Bệnh thủy đậu ở trẻ thường kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng thì mụn nước sẽ khô lại  rồi bong vảy, không để lại sẹo. Trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước hoặc bội nhiễm có thể để lại sẹo trên da lâu ngày hoặc vĩnh viễn.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ nhỏ bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Các biến chứng phổ biến của bệnh cụ thể:

  • Nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: Khi mụn nước vỡ ra gây cảm giác ngứa ngáy, vì vậy trẻ thường dùng tay để gãi khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm. Đồng thời, vệ sinh sai cách dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, lở loét, chảy máu.
  • Viêm màng não, viêm não: thường xuất hiện sau 7 ngày trẻ có mụn nước. Các biểu hiện kèm theo bao gồm hôn mê, sốt cao, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm màng não hoặc viêm não có thể gây tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: là biến chứng sau 3 đến 5 ngày mắc bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm khó thở, đau tức ngực, ho nhiều, ho ra máu.
  • Viêm cầu thận cấp: Trường hợp thủy đậu tiến triển nặng có thể gây tổn thương thận. Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là suy thận, tiểu ra máu.

Chăm sóc và xử trí như thế nào khi trẻ bị thủy đậu?

Bố mẹ có thể chăm sóc, điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu phát hiện trẻ bị viêm nhiễm mụn nước bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi. Một số biện pháp xử lý khi trẻ bị thủy đậu cụ thể:

Chăm sóc tại nhà

  • Trẻ bị thủy đậu cần cách ly với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm bệnh, hạn chế đến những nơi công cộng.
  • Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ, mỏng và rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để không làm vỡ mụn nước.
  • Cần tránh cho trẻ ra gió bởi khi bị bệnh cơ thể dễ nhiễm lạnh có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Đồ dùng cá nhân của người bệnh như đũa, bát, khăn mặt cần để ở nơi thoáng mát, kín gió và cách ly với người chưa nhiễm. Thời gian cách ly kể từ ngày phát ban là trong vòng 7 đến 10 ngày.
  • Hạn chế gãi để mụn nước không vỡ và chảy mủ đến các vùng da khác.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách bằng nước ấm nhiệt độ vừa phải, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ cũng cần cắt móng tay cho trẻ hoặc cho trẻ dùng bao tay vải tránh chạm vào các mụn nước.
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, rau xanh, chuối, trứng, đậu đen, cà rốt,… Bên cạnh đó, bổ sung thêm cho trẻ vitamin C có trong bơ, cam, dâu tây,… để tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế  dầu mỡ, các loại thực phẩm nóng như ớt, hành tây, cà ri, xoài chín, rau mùi,…

Trường hợp trẻ xuất hiện các biểu hiện như co giật, sốt cao, xuất huyết, hôn mê bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.

Dùng thuốc kết hợp

Bố mẹ có thể chấm dung dịch xanh methylen vào các vết phỏng bị vỡ để làm se nốt và ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, giúp nốt phỏng nước nhanh khô. Lưu ý, không được dùng thuốc đỏ, mỡ Tetaxilin hay mỡ Penixilin. Không dùng kem trị ngứa có chứa thành phần Phenol cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Bố mẹ có thể dùng thuốc để điều trị bệnh thủy đậu tại nhà cho trẻ

Bố mẹ có thể dùng thuốc để điều trị bệnh thủy đậu tại nhà cho trẻ

Bố mẹ cũng nên dùng thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% ngày từ 2 đến 3 lần để sát khuẩn mắt cho trẻ. Trường hợp trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, không thể kiểm soát có thể uống một số thuốc kháng Histamin theo đơn thuốc của bác sĩ. Trẻ bị sốt cao có thể dùng một số thuốc hạ sốt thông thường như Acetaminophen, không dùng Aspirin để hạ sốt.

Trẻ bị thủy đậu nặng có khả năng tiến triển thành biến chứng có thể dùng thuốc kháng virus Acyclovir. Ngoài ra, cũng có thể dùng một số loại thuốc kháng virus không phổ biến như Famciclovir, Valacyclovir.

*Lưu ý: Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em

­Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc xin Varicella. Theo kết quả thống kê, có đến gần 98% trường hợp tiêm phòng vắc xin có thể tránh được sự xâm nhập của virus gây bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh mặc dù đã tiêm chủng thì các biểu hiện của bệnh sẽ nhẹ hơn.

Tiêm phòng vắc xin Varicella là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất

Tiêm phòng vắc xin Varicella là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất

Trẻ em có nguy cơ cao mắc thủy đậu nên việc tiêm phòng vô cùng cần thiết. Bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm theo lịch sau:

  • Mũi đầu: Tiêm vào thời điểm trẻ trên 12 tháng.
  • Mũi 2: Đối với trẻ từ 1 đến 13 tuổi: mũi thứ hai cách mũi đầu tối thiểu 3 tháng; Đối với trẻ trên 13 tuổi: mũi thứ hai cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.

Bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch. Bởi lịch tiêm bị trì hoãn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm các bệnh bội nhiễm, truyền nhiễm như viêm họng, cúm, viêm phổi,… diễn biến nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa mà bố mẹ cần nắm được. Bố mẹ nên theo dõi trẻ nếu có dấu hiệu cảnh báo thủy đậu nên cho trẻ thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị sớm hiệu quả. Mọi thắc mắc chi tiết hãy liên hệ theo Hotline 1900 3366 để được đội ngũ chuyên gia MEDIPLUS giải đáp chi tiết và đặt lịch khám nếu có nhu cầu.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám