1.2K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý là tình trạng bố mẹ cần quan tâm và điều trị sớm để tránh những nguy cơ, biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng trẻ bị vàng da sơ sinh qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe cho bé!
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, nguyên nhân thường do tăng bilirubin gián tiếp, đây là thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ.
Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý (mức độ nhẹ), thường biến mất sau một thời gian ngắn và vàng da bệnh lý (mức độ nặng), cần được thăm khám bởi các bác sĩ Nhi khoa và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc thần kinh, có thể gây tử vong hoặc di chứng suốt đời. Cụ thể về 2 dạng vàng da:
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là hiện tượng xuất hiện ở trẻ sơ sinh sau một ngày tuổi, thường sẽ tự biến mất sau thời gian ngắn nhờ bilirubin được đào thải ra ngoài. Trẻ sinh đủ tháng thường biến mất trong vòng 1 tuần và 2 tuần với trẻ sinh non.
Nguyên nhân gây hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do số lượng hồng cầu trong máu nhiều, các tế bào hồng cầu thường xuyên bị phá vỡ và thay mới; giải phóng ra nhiều bilirubin… Lúc này, chức năng gan của trẻ sơ sinh hoạt động yếu, không đủ để loại bỏ hết bilirubin khỏi máu, gây vàng da.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp
Đây là hiện tượng vàng da thể nhẹ, trẻ thường chỉ bị vàng da ở vùng cổ, mặt, ngực và phần bụng phía trên rốn. Trẻ xuất hiện vàng da, tuy nhiên không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như thiếu máu, lách to, gan to, bỏ bú,…
Với trẻ đủ tháng, nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg% và tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong vòng 24 giờ.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý là hiện tượng vàng da thể nặng, có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tiềm tàng ở trẻ sơ sinh. Vàng da bệnh lý sẽ thường xuất hiện sớm, khoảng 24 giờ sau sinh, vàng da đậm kèm theo nhiều triệu chứng bất thường và không tự hết sau một khoảng thời gian.
Một số nguyên nhân dẫn đến vàng da bệnh lý như: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé, bệnh lý gan mật bẩm sinh, bệnh lý tan máu (hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, thiếu men G6PD),…
Với trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân. Trẻ vàng da kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: bỏ bú, nôn, sốt, quấy khóc, phân bạc màu,…
Trường hợp vàng da bệnh lý, cha mẹ cần chú ý và đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn cha mẹ cần lưu ý
Hiện tượng vàng da ở trẻ rất dễ nhận biết ở nơi đủ ánh sáng. Vàng da thường bắt đầu ở mặt và củng mạc rồi lan dần đến thân, cẳng tay, cẳng chân và lòng bàn tay, bàn chân.
Cha mẹ cần theo dõi da trẻ thường xuyên, với trường hợp khó (da đen, đỏ) có thể ấn nhẹ ngón tay lên da trẻ vài giây, nếu trẻ bị vàng da thì sau khi buông ra, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
Ngoài ra cũng cần lưu ý một số dấu hiệu của trẻ sơ sinh để phát hiện sớm vàng da và đưa trẻ đi khám kịp thời: vàng da xuất hiện sớm, vàng da toàn thân và lan đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, dấu hiệu vàng da kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường như: sốt, bú ít, co giật,..
Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng máy đo bilirubin qua da (BILIcheck) hoặc xét nghiệm máu để định lượng bilirubin trong máu.
Để đạt hiệu quả điều trị cao, việc xác định chính xác căn nguyên gây bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nguyên nhân gây vàng da sơ sinh có thể kể đên như:
Tăng sản xuất bilirubin
Một trong nguyên nhân chính gây vàng da ở trẻ là dư thừa bilirubin trong máu – thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị phá vỡ.
Với vàng da sinh lý, số lượng tế bào hồng cầu của trẻ cao, các tế bào thường xuyên bị phá vỡ và thay mới, giải phóng ra nhiều bilirubin Trong khi, gan của trẻ sơ sinh còn yếu, không thể lọc hết bilirubin khỏi máu, gây nên vàng da.
Với các trẻ bị vàng da bệnh lý, nguyên nhân bilirubin tăng sản xuất có thể do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ sơ sinh (mẹ nhóm máu O sinh con nhóm máu A, B hoặc mẹ nhóm máu Rh- sinh con nhóm máu Rh+); bệnh lý hồng cầu: thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, bệnh lý màng hồng cầu; trẻ bị bệnh lý gan mật bẩm sinh…
Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin
Trẻ bị giảm chức năng chuyển hóa bilirubin do:
Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột
Trẻ sinh ra có vấn đề ở đường tiêu hóa: hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh,… có thể làm tăng nguy cơ tái hấp thu bilirubin, gây vàng da.
Vàng da sữa mẹ
Vàng da sữa mẹ ở trẻ thường xuất hiện trễ, trẻ vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì bất thường.
Nếu cho trẻ ngưng sữa mẹ 1-2 ngày thì vàng da sẽ giảm đột ngột và biến mất, khi bú mẹ lại thì vàng da lại xuất hiện nhưng triệu chứng nhẹ hơn. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau 4-6 tuần nên mẹ không cần cho trẻ ngừng bú.
Vàng da sơ sinh thể nhẹ sẽ tự hết sau một thời gian khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Trong giai đoạn này, trẻ cần bú mẹ thường xuyên để đào thải bilirubin ra ngoài, cải thiện tình trạng vàng da…
Với trẻ bị vàng da bệnh lý, cần các phương pháp can thiệp khác khi bố mẹ đưa trẻ đi khám:
Phương pháp chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả và an toàn
Vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh (chiếm tỷ lệ khoảng 50-70%), trong đó vàng da sinh lý chiếm tỷ lệ cao do chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Tuy nhiên có thể có những biện pháp phòng ngừa tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Với các bà bầu cần được khám thai định kì, nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tối đa nguy cơ sinh non.
Các mẹ cần cho trẻ bú sớm và nhiều lần trong ngày bởi sữa mẹ giúp đào thải nhanh bilirubin qua đường tiêu hóa.
Cần theo dõi kỹ lưỡng màu sắc da của trẻ sau sinh để theo dõi tình trạng và mức độ tiến triển vàng da của trẻ.
Vàng da là hiện tượng sinh lý phổ biến và bình thường của trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong một số trường hợp, vàng da có thể trở nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Bởi vậy cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có hiện tượng vàng da kéo dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vàng da ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý và nắm rõ. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới fanpage Facebook của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia nhanh chóng nhất.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.