Bệnh viêm màng não ở trẻ em những dấu hiệu cảnh báo

Cập nhật 11/05/2023

1.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Viêm màng não ở trẻ em là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não có thể để lại di chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, bố mẹ cần nắm được các triệu chứng của bệnh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh.

Nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm lớp màng bao bên ngoài não và tủy sống do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc siêu vi trùng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè thời tiết nắng nóng hoặc chuyển mùa đột ngột. Viêm màng não chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp.

Viêm màng não ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm

Viêm màng não ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm

Tham vấn y khoa và thông tin từ các Bác sĩ Phạm Thị Vân Anh – BS chuyên khoa Nhi Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, có nhiều nguyên nhân gây bệnh, dưới đây được cho là “thủ phạm” hàng đầu và thường thấy nhất:

Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae týp B)

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ không tiêm vắc xin ngăn ngừa. Đặc biệt, trẻ em độ tuổi từ 1-3 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh lý này hơn.

Các trường hợp trẻ em bị viêm màng não do vi khuẩn Hib lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh sẽ khởi phát trong vòng dưới 10 ngày sau khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nguy cơ tử vong trong những ngày đầu tiên mắc bệnh rất cao cần đặc biệt lưu ý.

Haemophilus Influenzae týp B nguyên nhân gây bệnh viêm màng não

Haemophilus Influenzae týp B nguyên nhân gây bệnh viêm màng não

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây nên các bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm màng não. Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ em dưới 5 tuổi có thể tử vong bởi viêm màng não do phế cầu khuẩn. Việc điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn rất phức tạp bởi hiệu quả của kháng sinh không cao.

Viêm màng não mô cầu

Viêm màng não mô cầu có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau như đường hô hấp, mắt, hệ thần kinh, sinh dục, màng tim, khớp, máu, đường tiết niệu. Trong số đó, hai bệnh phổ biến nhất là nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ. Đặc biệt là nhiễm trùng huyết cấp mặc dù đã được điều trị nhưng vẫn có khả năng tử vong nhanh chóng.

Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm gây nhiều tổn thương

Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm gây nhiều tổn thương

Viêm màng não mô cầu lây nhiễm qua đường hô hấp. Khoảng từ 1 đến 10 ngày đầu bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể. Cho đến khi bệnh khởi phát có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, nhức đầu, mệt mỏi,… rất dễ lầm với bệnh cảm cúm.

Giai đoạn tiếp đó, trẻ sẽ sốt cao từ 39-40oC, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, nhức đầu, đau khớp, đau các cơ nhất là hai chân và vùng sống lưng. Trẻ có thể tăng nhịp tim, tụt huyết áp hoặc sốc.

Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất huyết ban nhiều ở các khớp khủy, cổ chân, đầu gối, vùng hông, nách nhìn giống như các nốt phỏng, lan rộng, xuất hiện sau khi sốt 1 đến 2 ngày.

>>> Xem thêm:

Những triệu chứng cảnh báo viêm màng não ở trẻ em

Các dấu hiệu ban đầu của viêm màng não ở trẻ tương tự với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như:

  • Sốt
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Nôn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bú kém
  • Chán ăn,…

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5oC thì bố mẹ cần xử lý giảm sốt nhanh cho trẻ, lau cơ thể của trẻ bằng nước ấm, và uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Sốt cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm màng não

Sốt cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm màng não

Một số triệu chứng viêm màng não mà bố mẹ cần theo dõi cẩn thận, cụ thể:

  • Co giật: Trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân hoặc co giật ở miệng, mắt, chân, tay. Tuy nhiên, cần phân biệt co giật do sốt cao hoặc rối loạn điện giải.
  • Rối loạn ý thức: Ban đầu trẻ có thể bị kích động, tiếp theo trẻ sẽ lâm vào tình trạng lờ đờ, hôn mê, ngủ li bì.
  • Triệu chứng khác: như nôn, đau đầu, liệt mặt, giảm khả năng vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

Đối với trẻ sơ sinh mắc viêm màng não, thường không có các dấu hiệu lâm sàng cụ thể, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Hầu hết các trường hợp trẻ sẽ sốt có thể kèm theo một trong các biểu hiện cảnh báo trên.

Nếu có các triệu chứng viêm màng não ở trẻ em Cha mẹ cần xử trí thế nào?

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu cảnh báo trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế, phòng khám nhi gần nhất để làm các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Cha mẹ lưu ý không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trì hoãn trong việc đưa trẻ tới bệnh viện có thể tăng nguy cơ để bệnh tiến triển thành di chứng thần kinh hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa tốt nhất cho trẻ bị viêm màng não chính là tiêm chủng vắc xin ngừa Hib cho trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi. Bố mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh do Hib đồng thời cùng với các vắc xin ngừa bệnh khác như ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván.

Tiêm vắc xin ngừa Hib là cách phòng tránh viêm màng não tốt nhất cho trẻ

Tiêm vắc xin ngừa Hib là cách phòng tránh viêm màng não tốt nhất cho trẻ

Vắc xin phòng bệnh Hib thường được chia làm 3 mũi. Mũi đầu tiên sẽ tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi thứ hai tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi, mũi thứ ba tiêm cho trẻ 4 tháng tuổi. Mũi thứ 4 là mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi.

Nếu trẻ chưa được tiêm chủng ngừa bệnh trong thời gian trên, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn. Bởi lúc này, số mũi tiêm và thời gian tiêm chủng ngừa sẽ có sự thay đổi.

Phần lớn các vắc xin ngừa Hib không có hoặc có rất ít tác dụng phụ sau khi tiêm. Một số trường hợp trẻ bị sưng đỏ sau khi tiêm và sẽ thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày. Các biểu hiện kèm theo có thể là sốt nhẹ, hiếm khi xảy ra sốt cao.

Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm viêm màng não ở trẻ bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, rửa tay cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi đến nơi đông người.
  • Dọn dẹp nhà cửa đặc biệt là nơi ở của trẻ thông thoáng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não dễ lây lan.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với bệnh nhân như đũa, bàn chải, cốc, khăn mặt,…
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ bằng việc bổ sung vitamin cần thiết có trong trái cây, rau củ quả nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Tránh cho trẻ dùng các đồ uống có ga như nước ngọt.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm màng não ở trẻ em mà bố mẹ cần nắm rõ. Khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, giảm nguy cơ để lại di chứng nguy hiểm.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám