Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em dấu hiệu cha mẹ cần biết sớm

Cập nhật 11/05/2023

1.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Vẫn có rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe và bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì chủ quan không khắc phục sớm mà đã gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy bố mẹ cần làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ? Hãy cùng MEDIPLUS tham khảo bài viết dưới đây để có phương pháp an toàn, hiệu quả nhé!

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ khiến tai sưng đỏ chảy dịch

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ khiến tai sưng đỏ chảy dịch

Tai giữa là một bộ phận được cấu tạo bởi xương chũm, hõm nhĩ và vòi nhĩ. Chức năng của tai giữa là dẫn truyền âm thành từ màng nhĩ vào tai trong. Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương xuất hiện bên trong tai giữa, đặc biệt là tại hòm nhĩ và vòi nhĩ khiến cho tai bị sưng, đau, chảy dịch.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà tình trạng viêm tai giữa sẽ được xếp vào 1 trong 3 loại sau:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Thường là hậu quả sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên gây rối loạn chức năng vòi nhĩ.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng nhiễm trùng trong tai kéo dài dai dẳng, thường là trên 3 tháng khiến cho tai liên tục chảy dịch có mủ.
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Là khi viêm nhiễm tai giữa gây chảy nhiều dịch trong tai nhưng dịch này không chảy ra ngoài mà ứ đọng trong tai dưới dạng dịch nhầy hoặc thanh dịch.

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện sớm và điều trị khỏi thì sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe như thủng màng nhĩ, giảm thính lực và gây điếc hoàn toàn.

Trẻ bao nhiêu tuổi dễ mắc viêm tai giữa?

Những trẻ nhỏ có nguy cơ dễ mắc viêm tai giữa phổ biến ở độ tuổi:

  • Các trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, do cơ thể chưa hoàn thiện và sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này vẫn còn rất non nớt.
  • Trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ rất dễ bị lây bệnh từ những trẻ khác.
  • Trẻ sống ở những vùng có khí hậu lạnh, dễ bị mắc cảm cúm, viêm xoang, nhiễm trùng tai mũi họng.
  • Trẻ bị các bệnh lý liên quan mũi họng.
  • Trẻ bú bình dễ chảy sữa vào tai khi nằm nghiêng.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu.
  • Trẻ sống ở những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, tiếng ồn lớn.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm nhiễm nói chung và viêm tai giữa nói riêng đa phần là do các loại vi khuẩn, virus tấn công vào các cơ quan gây ra. Tác nhân gây viêm nhiễm tai giữa ngoài bắt nguồn từ các bệnh lý tại đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, ho,… Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác cha mẹ cần biết như:

  • Do cơ thể chưa hoàn thiện: Xảy ra với trẻ sơ sinh do ống Eustachian chưa phát triển hoàn thiện nên khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm tai.
  • Trẻ bú bình trong tư thế nằm có thể khiến sữa trào ra, chảy vào tai gây viêm.
  • Do chấn thương: Tai nạn, va đập mạnh hoặc khi ngoáy tai cho trẻ cha mẹ đưa dụng cụ lấy ráy tai vào quá sâu rất dễ khiến màng nhĩ tổn thương. Khi màng nhĩ – hàng rào bảo vệ tai giữa bị chấn thương thì các yếu tố viêm nhiễm bên ngoài sẽ dễ dàng tấn công tai giữa, gây viêm.
  • Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc, ô nhiễm không khí nặng cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tai.
  • Do ảnh hưởng của thời tiết: Tại những khu vực có khí hậu lạnh giá, nhiệt độ dễ thay đổi đột ngột mà sức đề kháng của trẻ còn non nớt, không kịp thích nghi cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp – tác nhân hàng đầu gây viêm tai giữa.
  • Khi còn bé trẻ rất hay chảy dãi, chảy nước mũi nên nếu các chất tiết này khi được lau ngay rất dễ chảy vào tai khi nằm nghiêng, gây viêm nhiễm tai.

Dấu hiệu cảnh bảo viêm tai giữa ở trẻ em

Dấu hiệu khi trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Dấu hiệu khi trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Tùy vào tình trạng mắc viêm tai giữa mà biểu hiện của bệnh cũng khác nhau. Cụ thể trẻ hay có những triệu chứng sau:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn.
  • Trằn trọc khi ngủ, quấy khóc nhiều về đêm do tai đau khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi.
  • Tai bị sưng, đỏ, chảy mủ, chảy dịch.
  • Trẻ có thể sốt lên đến 39 – 40 độ khi viêm nhiễm cấp tính kèm theo rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, tiêu chảy.
  • Khi gọi hỏi trẻ phản ứng chậm, kém nhạy cảm với âm thanh.
  • Với trẻ sơ sinh do chưa nói được nên trẻ hay gãi tai, kéo vành tai còn trẻ lớn hơn thì kêu ngứa, đau tai.

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai, ban đầu với mức độ nặng sau đó giảm dần và sẽ tiếp tục tái diễn như vậy trong suốt 3 tháng đầu nếu không được điều trị kịp thời. Viêm tai giữa khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là bệnh lý mà cơ thể không thể tự lành được nếu như không được điều trị. Tình trạng này nếu để kéo dài, không khắc phục sớm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe bé như:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Viêm tai lâu ngày gây suy giảm thính lực, trẻ không nghe rõ người xung quanh nói gì để bắt chước theo trong giai đoạn tập nói khiến trẻ chậm nói, nói ngọng, chậm phát triển khả năng giao tiếp.
  • Giảm thính lực: Viêm tai giữa giai đoạn đầu khiến trẻ bị ù tai, không nghe rõ được những âm thanh xung quanh. Nếu không khắc phục sớm sẽ làm tổn thương các cơ quan xung quanh, đặc biệt là màng nhĩ gây suy giảm thính lực, thậm chí dẫn đến điếc vĩnh viễn.
  • Lây lan viêm nhiễm: Viêm tai giữa kéo dài có thể lan sang các vùng lân cận gây nhiễm trùng các cơ quan này, đe dọa rất lớn đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
  • Thủng màng nhĩ: Dịch, mủ tiết ra tích tụ lâu dài bên trong tai giữa có thể làm gia tăng áp lực lên màng nhĩ gây thủng màng nhĩ.
  • Viêm màng não, áp xe não: Khi không được điều trị, viêm nhiễm có thể lây lan sang các mô xung quanh, bao gồm cả các mô trong hộp sọ, mô não dẫn đến viêm màng não, áp xe não – được cho là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tai giữa vì nguy cơ tử vong nếu không được xử trí kịp thời là rất cao.

Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Khi bị viêm tai giữa, tùy vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng trẻ. Cụ thể:

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết

Trẻ chủ yếu được chỉ định sử dụng các kháng sinh nhóm beta – lactam, quinolon hô hấp, kháng sinh nhóm macrolid,… với mục đích ức chế sự phát triển, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai giữa. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm để quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn.

Thăm khám và điều trị sớm viêm tai giữa ở trẻ nhỏ tránh biến chứng

Thăm khám và điều trị sớm viêm tai giữa ở trẻ nhỏ tránh biến chứng

Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ

Để tránh dịch ứ lâu ngày trong tai khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa, tiến hành rạch màng nhĩ để dẫn mủ ra ngoài. Đồng thời kết hợp thêm với sử dụng thuốc để tổn thương nhanh lành.

Viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Trẻ có thể được làm sạch tai bằng hydrocortisone hoặc được chỉ định làm sạch tai hàng ngày tại bệnh viện. Đây là thủ thuật rửa, nhỏ hoặc phun thuốc vào tai để làm sạch các vị trí tổn thương, giúp hạn chế viêm nhiễm nặng hơn được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn nên phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện mỗi ngày trong quá trình điều trị.

Cha mẹ lưu ý phải tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc cho trẻ của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ bất thường nào thì cần ngừng thuốc và báo với bác sĩ để được đổi thuốc.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể phòng tránh bằng những cách sau, cha mẹ cần chú ý thực hiện và chăm sóc cho trẻ:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh cảm lạnh.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
  • Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Chú ý tư thế khi bú bình khi nằm tránh không để sữa chảy vào tai, thay vào đó có thể đổi tư thế ngồi.
  • Nên tránh cho trẻ không tiếp súc với khói thuốc, vùng ô nhiễm độc hại.
  • Kiểm tra xem bé đã được tiêm ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Việc tiêm vacin giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng hay biến chứng nguy hiểm nào đến sức khỏe. Do đó bố mẹ nên quan tâm, chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ, nhận biết kịp thời những bất thường để đưa trẻ đi thăm khám và tìm hướng khắc phục sớm. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám