Đánh cảm cho bé – Có nên hay không? [LƯU Ý]

Cập nhật 13/11/2024

12.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ bị cảm, ông bà thường sẽ dùng phương pháp đánh cảm cho bé bởi đây là một phương pháp trị cảm dân gian được lưu truyền nhiều đời nay. Nhưng thực sự đánh cảm cho bé có nên hay không và có thực sự hiệu quả, an toàn không? Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu sâu hơn để có lời giải cho vấn đề này nhé.

Đánh cảm là làm gì?

Đánh cảm hay còn gọi là cạo gió, đánh gió, biếm pháp là một trong 6 phương pháp điều trị từ đông y (Biếm, cứu, châm, xoa bóp, thuốc, dưỡng sinh) được sử dụng rất phổ biến trong dân gian, lưu truyền bao nhiêu đời nay. Người ta thường dùng 1 cái dây bạc hoặc đồng bạc ta cùng với lòng trắng trứng gà nóng, cuộn vào 1 chiếc khăn sạch sau đó cọ mạnh vào khắp cơ thể.

Dùng bạc và trứng gà đánh cảm đánh gió giúp khí huyết dễ lưu thông.

Dùng bạc và trứng gà đánh cảm đánh gió giúp khí huyết dễ lưu thông.

Khi nào thì cần đánh gió?

  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ngây ngấy sốt, nhức mỏi cơ xương, có cảm giác ớn lạnh sống lưng, sợ gió, sợ lạnh,…
  • Thân nhiệt tăng, họng đau, miệng khô, khát nước, đau đầu, toát mồ hôi, ho nhiều, nước tiểu có màu vàng đậm, xuất hiện rêu lưỡi, họng sưng đỏ,…
  • Xuất hiện các triệu chứng đau nhức cục bộ như đau chân tay đau vai gáy, đau lưng,…
  • Triệu chứng cơ năng: Nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sốt cao,…

Tác dụng của phương pháp đánh cảm:

  • Giúp khí huyết dễ lưu thông, tăng cường trao đổi chất, lưu thông máu, đào thải các chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Thư giãn gân cốt, đả thông kinh lạc, giảm thiểu mệt mỏi, suy nhược.
  • Duy trì cân bằng âm dương, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách tốt nhất.

Chính vì vậy, khi đánh cảm xong thường người lớn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm và cảm giác bệnh đã thuyên giảm đi rất nhiều.

Vậy có nên đánh cảm cho bé hay không?

Mặc dù, đánh cảm mang lại nhiều tác dụng trong việc giải cảm cho người lớn, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, không nên đánh cảm cho bé, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì các lý do sau:

  • Cấu trúc da của trẻ chưa hoàn thiện nên khá mỏng và nhạy cảm nên khi chúng ta dùng đồng bạc hoặc dây bạc cọ sát mạnh sẽ làm da bị tổn thương, có thể dẫn đến xung huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu dưới da. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho bé dễ mắc các bệnh về da sau này.
  • Nếu trẻ bị cảm gây sốt cao thì việc đánh cảm không có tác dụng hạ sốt dẫn đến hiện tượng co giật, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rất nhiều bệnh có biểu hiện giống với bị cảm như hắt hơi sổ mũi, nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn biến bệnh nặng lên và có thể phải nhập viện.

Chính vì vậy, bố mẹ, ông bà không nên đánh cảm cho bé khi bé có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi để tránh gây ra những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bé bị sốt cao, bố mẹ nên cho con đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để bác sĩ có thể chẩn đoán cũng như kê đơn thuốc và liệu trình điều trị phù hợp hiệu quả.

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách

Nếu không muốn con bệnh nặng nên, khi trẻ chớm bị hắt hơi, sổ mũi tức là mức độ bệnh của bé còn đang nhẹ, bố mẹ chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cảm lạnh tại nhà dưới đây, bệnh của bé sẽ thuyên giảm sau vài ngày:

  • Uống nhiều nước: Trẻ bị cảm, sốt sẽ bị mất nước nên bố mẹ cần bổ sung nước cho con. Nếu bé vẫn bú hoặc uống sữa công thức thì có thể tăng số lần uống và bú lên cho con, điều này sẽ làm giảm tình trạng mệt mỏi cho con giúp con nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Rửa mũi cho bé: Bố mẹ luôn giữ cho mũi của bé thông thoáng để bé có thể dễ thở, đỡ quấy khóc hơn. Bằng cách, bố mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho con, đồng thời dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con luôn tránh tình trạng nước muối vào tai gây ra tình trạng viêm tai giữa. Sau khi mũi được rửa thông thoáng, bố mẹ dùng 2 tay ray nhẹ vào 2 bên cánh mũi để làm ấm giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Bố mẹ thường xuyên vệ sinh mặt mũi, tay chân cho con, thay quần áo thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bởi lúc bé bị ốm, sức đề kháng kém rất dễ để vi khuẩn gây hại xâm nhập làm bệnh tình của bé nặng lên.
  • Sử dụng tinh dầu làm ấm cơ thể: Nếu con bị cảm, bố mẹ nên sử dụng tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân, lòng bàn tay cho bé để giữ ấm cơ thể làm cho tình trạng cảm lạnh của bé thuyên giảm sau 4-5 ngày.
  • Bố sung đầy đủ chất dinh dưỡng : Bé bị cảm lạnh có thể gây ra tình trạng chán ăn, nên bố mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và cho bé ăn những đồ ăn mềm, lỏng để bé dễ dàng tiếp nhận hơn.

*Lưu ý: Nếu bé bị ho thì bố mẹ nên tránh các loại thực thẩm tanh như cá, tôm,… Bởi các thực phẩm này khiến bé ho nhiều hơn và lâu khỏi hơn.

Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã phần nào biết được “Đánh cảm cho bé – Có nên hay không” rồi. Chỉ cần bố mẹ, ông bà thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách thì tình trạng bệnh của bé sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị, thường trong vòng một 7-10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài một tuần hoặc hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám