3.6K
Tác giả:MEDIPLUS
•
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi. Vì vậy, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin về bệnh để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp giúp trẻ mau chóng hồi phục. Tham khảo chia sẻ của Mediplus ngay dưới đây.
Viêm lợi là tình trạng nướu răng bị đau, sưng và viêm. Đây là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm lợi có thể do nhiều yếu tố khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là các mảng bám trên răng tích tụ lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển tạo ra các độc tố gây kích thích, tổn thương nướu răng.
Trẻ bị viêm lợi sưng đau do nhiều nguyên nhân gây ra.
Ngoài ra, viêm lợi ở trẻ còn do một số yếu tố cụ thể:
– Mọc răng: Khi trẻ mọc răng, tình trạng viêm lợi sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn và thường phổ biến ở trẻ từ 6 đến 7 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đang mọc răng vĩnh viễn.
– Do sang chấn: Các sang chấn cơ học ở trẻ bao gồm: nhai thức ăn cứng, thói quen cắn móng tay,… cũng có thể nguyên nhân gây nên viêm lợi.
– Vi khuẩn Herpes: Viêm lợi do vi khuẩn Herpes phổ biến ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi, thông thường viêm lợi sẽ tự khỏi sau 2 tuần. Một số trường hợp viêm lợi nghiêm trọng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm về não bộ.
>>> Xem thêm: Trẻ bị nhiệt miệng viêm loét cha mẹ cần biết
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ mà triệu chứng khi trẻ bị viêm lợi cũng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:
– Sưng phồng lợi, đau nhức khó chịu, chảy máu lợi khi đánh răng.
– Hơi thở có mùi hôi, khó chịu do chân răng có xuất hiện ổ mủ tích tụ.
– Răng lung lay.
– Xuất hiện các đốm hoặc mảng trắng bất thường trên nướu của trẻ. Khi trẻ nhai các thực phẩm cứng sẽ khiến chân răng và nướu bị tổn thương.
– Viêm lợi trong thời gian dài có thể khiến chân răng tích tụ mủ làm đổi màu lợi từ hồng nhạt sang đỏ thẫm.
– Trẻ sốt cao, thường xuyên quấy khóc, có thể sốt đến 38 độ C hoặc cao hơn.
– Đau nhức răng khiến bé bỏ bú, lười ăn uống, sưng hạch bạch huyết ở góc hàm hoặc cổ.
– Lở loét tại má, nướu răng.
– Lợi tụt làm lộ chân răng của trẻ ra ngoài.
Trẻ bị viêm lợi thường trải qua 2 giai đoạn chính:
– Giai đoạn đầu: Trẻ sẽ bị sưng đỏ lợi, khi đánh răng rất dễ chảy máu. Nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn này sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, phần nướu lúc này vẫn bám chắc vào chân răng. Các mô xung quanh và xương giai đoạn này chưa bị tổn thương nhiều nên có thể khắc phục bằng cách vệ sinh răng miệng hằng ngày và điều chỉnh thói quen ăn uống.
– Giai đoạn thứ hai: Quá trình viêm kéo dài gây tụ mủ tại lợi khiến cho chân răng không được bám chắc tạo khoảng trống giữa nướu và chân răng. Khi trẻ ăn uống, các mảnh vụn thức ăn sẽ bị rơi vào tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh trong miệng… Lúc này, lợi của trẻ sẽ sưng đỏ, đau nhức, miệng có mùi hôi khó chịu, má bị sưng. Thức ăn trong kẽ răng còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm quanh cuống răng, viêm tủy, sâu răng,…
Ngoài ra, viêm lợi sẽ gây ảnh hưởng tới men răng khiến răng của trẻ bị xỉn màu chuyển sang màu vàng ố hoặc màu ngà. Trong một số trường hợp thiếu hụt vitamin C, sức đề kháng suy giảm có thể xuất hiện tình trạng lợi có mùi và chảy máu. Một số vị trí viêm lợi thường gặp ở trẻ: viêm lợi hàm trên, viêm lợi hàm dưới, viêm lợi trùm.
Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, viêm lợi ở trẻ được phân loại thành 5 dạng bệnh chính, cụ thể:
– Viêm lợi thông thường: đây là dạng viêm lợi thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, nguyên nhân thường do thói quen ăn uống, cách chăm sóc vệ sinh răng miệng thường ngày,… Bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị.
– Viêm lợi do vi khuẩn herpes: Vi khuẩn Herpes sẽ tấn công vào khoang miệng gây tổn thương, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 2 đến 5 và tự khỏi sau 2 tuần. Trong một một số trường hợp nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng về não.
– Viêm lợi do bệnh về máu: Trẻ em mắc các bệnh lý về máu khi mới ra đời sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nha khoa hơn so với trẻ em bình thường, viêm lợi là một trong số đó. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm lợi bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…
– Viêm lợi do dùng thuốc: Tác dụng phụ của thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi ở trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp này trẻ bị viêm lợi thường không nguy hiểm. Một số thuốc gây nên viêm lợi bao gồm thuốc chống động kinh, ức chế miễn dịch, điều trị huyết áp như Nifedipin 10 – 15%, Cyclosporin 30%, Phenytoin 50%,… Các loại thuốc này có thể làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng khiến các mảng bám và vi khuẩn quanh chân răng tăng lên gây viêm lợi ở trẻ.
– Viêm lợi loét hoại tử: Đây là bệnh lý răng miệng nguy hiểm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào khoang miệng làm phá hủy mô cứng và mô mềm của lợi. Ngoài ra, nếu cao răng dày do tích tụ lâu năm cũng là một trong những yếu tố dẫn đến trẻ bị viêm loét hoại tử.
Dưới đây là một số hình ảnh viêm lợi ở trẻ ba mẹ quan sát để nhận biết các triệu chứng cụ thể:
Trẻ nhỏ bị viêm lợi khi mọc răng
Sưng nướu gây tình trạng viêm lợi ở trẻ nhỏ
Trẻ bị viêm lợi do vi khuẩn herpes xâm nhập khoang miệng.
Trẻ mác các bệnh về máu cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng viêm.
Tình trạng viêm lợi hoại tử cũng có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe cảu bé.
Viêm lợi nếu không được điều trị triệt để kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương xương và mô cơ răng, thậm chí mất răng. Vì vậy, bố mẹ cần có biện pháp phòng ngừa viêm lợi cho trẻ.
Lấy sạch cao răng, mảng bám trên răng
Khi lấy cao răng, các mảng bám trên răng giúp làm sạch răng, loại bỏ các vi khuẩn gây hại tại kẽ răng hiệu quả. Từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng viêm lợi ở trẻ. Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa, chải răng hiệu quả cho trẻ để tránh các mảng bám bám vào chân răng.
Dùng thuốc kháng sinh
Nếu trẻ bị viêm lợi có mủ kèm theo chảy máu thì dùng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến. Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm lợi bao gồm:
– Metronidazol: thuộc kháng sinh nitroimidazoles, thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Fusobacterium, nên được dùng để điều trị bệnh viêm nha chu, viêm nướu cũng như một số vấn đề nha khoa khác. Bên cạnh đó, Metronidazol còn là thuốc dùng để điều trị bệnh lý liên quan đến đường ruột.
– Spiramycin: thuộc kháng sinh nhóm macrolid, có thể chống lại Toxoplasma gondii. Thuốc có tác dụng diệt sạch vi khuẩn bên trong khoang miệng, làm thuyên giảm triệu chứng viêm nhiễm.
– Phenoxymethyl Penicillin hoặc Amoxicillin: là kháng sinh nhóm beta lactam , tiêu diệt các vi khuẩn gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp, viêm lợi.Hai nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm lợi ở trẻ. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng nướu viêm sưng.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng các loại dung dịch có chứa xylocaine, hydrogen peroxide hoặc nước muối sinh lý.
*Cha mẹ lưu ý, tuyệt đối không tự mua thuốc và điều trị cho bé khi chưa có hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng sức khỏe!
Phẫu thuật
Khi viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ phẫu thuật nhằm làm sạch cao răng tại bên trong túi nha chu. Từ đó, ngăn chặn hiệu quả tình trạng tụt nướu, lung lay răng.
Ghép nướu
Trong trường hợp trẻ bị tổn thương mô nướu nặng, các biện pháp thông thường không thể khắc phục được thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu. Kỹ thuật này thực chất là đắp phần mô nướu khỏe mạnh vào phần bị hỏng, tổn thương. Nhờ vậy sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt răng khi ăn cho trẻ, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng khác như phá hủy xương, mô nướu,…
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc viêm lợi ở trẻ ba mẹ cần lưu ý
– Cho trẻ đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian chải răng mỗi lần là từ 2 – 3 phút.
– Sau mỗi bữa ăn cho trẻ dùng nước súc miệng bằng nước muối sinh lý và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.
– Chọn cho trẻ loại kem đánh răng chứa nhiều khoáng chất và fluor bảo vệ răng miệng hiệu quả.
– Nên dùng bàn chải lông mềm để chải sạch từ mặt nhai cho đến kẽ răng, răng bên trong cùng.
– Thay bàn chải đánh răng cho trẻ sau 3 đến 4 tháng sử dụng.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học tốt cho sức khỏe răng miệng cho bé. Không cho trẻ ăn quá nhiều các món dầu mỡ, đường, ăn vặt có thể tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công răng miệng.
– Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe răng miệng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần.
Trẻ bị viêm lợi nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị nhanh chóng, dễ dàng bằng các biện pháp đơn giản, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ thường xuyên để có hướng xử lý đúng kịp thời, tránh những tác động xấu ảnh hưởng sức khỏe của bé.
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.