1.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt về y tế. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như sởi, dịch tả, viêm màng não,… Vì thế, trẻ cần được tiêm vắc xin đầy đủ để cải thiện sức đề kháng, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về lịch tiêm chủng cho bé chính xác nhất, để bố mẹ có thể chủ động trong việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 tuổi thì việc tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì ở giai đoạn này, cả sức đề kháng lẫn hệ miễn dịch của trẻ đều chưa phát triển hoàn thiện. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể, gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Việc tiêm phòng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
Bản chất của việc tiêm vắc xin thực chất là đưa vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương đương với vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể trẻ để từ đó kích thích sinh miễn dịch chủ động đặc hiệu giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế, tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất.
Trong giai đoạn y học phát triển như ngày nay, dù những phương thức y khoa lẫn công nghệ sinh học ngày càng tối ưu nhưng vẫn còn rất nhiều căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như H5N1, H1N1 hay SARS. Thậm chí, nếu trẻ được đưa đến bệnh viện và điều trị kịp thời thì nguy cơ xảy ra biến chứng vẫn rất cao, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, để bảo vệ sự phát triển toàn diện của con yêu, bố mẹ cần tuân thủ việc đưa trẻ đi tiêm chủng định kỳ theo quy định.
Để phát huy tối đa tác dụng của vắc xin, bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm đúng thời điểm của từng mũi. Chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS mách bố mẹ lịch tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi như sau: sẽ cung cấp cho quý vị các mốc thời gian cụ thể và những loại vắc xin phù hợp với từng giai đoạn, nhờ vào đó bố mẹ có thể chủ động hơn trong việc đưa trẻ đi tiêm chủng.
Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B ( Engerix B/ Euvax B), tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không thể thực hiện được trong 24 giờ đầu tiên, trẻ cần được tiêm sớm nhất có thể. Nếu mẹ bị viêm gan B có thể lây truyền sang con, do đó cần tiêm vắc xin sớm để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị lây bệnh từ mẹ.
Tiếp theo, trẻ cần được tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm mũi này trong khoảng 30 ngày đầu sau sinh. Tác nhân gây bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, chúng có thể lây truyền trong không khí nên cần phải tiêm phòng lao cho trẻ từ sớm, vì nếu ở chung bầu không khí với người bị lao, trẻ rất dễ bị lây bệnh.
Trẻ sơ sinh cần được đặc biệt chú trọng đến việc tiêm chủng
Bố mẹ cần tuân thủ theo lịch tiêm chủng cho bé. Ở giai đoạn này cần tiêm mũi vắc xin kết hợp, phòng 6 loại bệnh nguy hiểm: ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B, bại liệt và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B (Hib) như viêm màng não mủ, viêm phổi.
Trong trường hợp không tiêm được loại vắc xin phòng 6 bệnh, trẻ có thể tiêm mũi 5 trong 1 là Pentaxim để phòng 5 loại bệnh như trên trừ viêm gan B.
Trẻ cần được uống vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam) phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus gây ra.
Tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) giúp phòng bệnh viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu khuẩn và viêm phổi.
Tiêm nhắc lại mũi 6 trong 1. Nếu ở tháng thứ 2 trẻ được tiêm mũi 5 trong 1 thì cần được tiêm bổ sung mũi phòng viêm gan B.
Uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus gây ra liều nhắc lại.
Tiêm nhắc lại mũi vắc xin 6 trong 1. Nếu lúc trước tiêm 5 trong 1 cần tiếp tục tiêm bổ sung mũi phòng viêm gan B.
Tiêm mũi nhắc lại vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) nhằm mục đích phòng bệnh viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu khuẩn và viêm phổi.
Uống vắc xin liều thứ 3 để phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus gây ra.
Khi đủ 6 tháng tuổi, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh cúm Vaxigrip Tetra (Pháp) theo lịch tiêm chủng cho bé.
Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm mũi 1 vắc xin VA-MENGOC-BC để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C.
Sau đó, bố mẹ phải đưa trẻ đi tiêm mũi 3 vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) giúp trẻ phòng bệnh viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu khuẩn và viêm phổi.
Khi đủ 9 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm mũi 2 vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C. Kể cả khi được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân mắc viêm màng não mô cầu vẫn có tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh này chuyển nặng rất nhanh nhưng lại khó nhận biết ở giai đoạn đầu, nếu không kịp thời chữa trị bệnh sẽ chuyển nặng và người bệnh có thể tử vong trong vòng 24 giờ. Chính vì thế, bố mẹ cần đảm bảo rằng bé yêu được đưa đi tiêm phòng một cách đầy đủ.
Tiếp theo, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng bệnh sởi MVVac (Việt Nam). Sởi có lẽ là một căn bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Vi rút gây ra bệnh sởi có thể lây lan trong không khí khi người bệnh nói chuyện hoặc hắt hơi, những đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ em rất dễ bị mắc bệnh. Việc tiêm vắc xin đầy đủ chính là cách thức tối ưu để bố mẹ bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình.
Một loại vắc xin trẻ nhất định phải được tiêm là vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varilrix (Bỉ), đây là vắc xin có thể lùi đến giai đoạn trẻ đủ 12 tháng.
Mũi vắc xin cuối cùng trẻ cần được tiêm trong giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản Imojev (Thái Lan).
>>> Cha mẹ cần quan tâm:
Theo lịch tiêm chủng cho bé do các chuyên gia MEDIPLUS tổng hợp, khi đủ 12 tháng tuổi thì bố mẹ cần tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ) cho trẻ để có thể phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.
Nếu trước đó chưa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varilrix (Bỉ) thì cần cho trẻ tiêm trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn 12 đến 15 tháng, trẻ cần được tiêm vắc xin Jevax (Việt Nam) để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: mũi này cần được tiêm đủ 2 lần, cách nhau từ 1 đến 2 tuần.
Trẻ cần được tiêm vắc xin Avaxim 80U/0,5ml phòng bệnh viêm gan A với liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
Khi đủ 15 tháng tuổi, theo lịch tiêm chủng cho bé nghiên cứu bởi các Bác sĩ khoa nhi của MEDIPLUS, trẻ cần được tiêm mũi 6 trong 1 lần thứ 4, tương tự nếu lúc trước tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần được tiêm bổ sung viêm gan B.
Trong khoảng 6 đến 8 tháng từ khi tiêm vắc xin phòng viêm gan A Avaxim 80U/0,5ml, trẻ cần được tiêm mũi nhắc lại.
Giai đoạn trẻ từ 15 đến 24 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng bệnh cúm Vaxigrip Tetra (Pháp) lần thứ 3, mũi tiêm này cách mũi thứ 2 một năm.
Việc tiêm chủng theo đúng lịch giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con trẻ. Khi quyết định đưa con đến cơ sở y tế để tiêm phòng, bố mẹ cần lưu tâm một số điều sau đây:
Trẻ sẽ được các bác sĩ tổ chức khám sàng lọc trước khi tiêm phòng
Không phải trẻ em nào cũng đủ điều kiện để được tiêm chủng, sau đây là một số trường hợp trẻ không được tiêm vắc xin bố mẹ cần lưu ý:
Đối với mỗi loại vắc xin cụ thể, để được tiêm chủng thì trẻ cần đáp ứng những yêu cầu đặc thù để không xảy ra tương tác thuốc cũng như những sự cố không mong muốn. Quá trình khám sàng lọc trước tiêm rất quan trọng, vì vậy bố mẹ cần cung cấp thông tin cho bác sĩ một cách trung thực và đầy đủ để tránh những biến chứng mong muốn có thể xảy ra.
Trẻ mắc bệnh liên quan đến miễn dịch như HIV không đủ điều kiện được tiêm chủng
Sau khi tiêm xong, bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến việc theo dõi, chăm sóc và quan sát biểu hiện của trẻ sau khi tiêm. Cụ thể lịch tiêm theo tháng tuổi của bé:
Bố mẹ cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất là 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng tại vị trí tiêm của trẻ. Nếu quan sát thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như thở nhanh hoặc thở ngắt quãng, nôn, thở khò khè hay nổi những vết mẩn đỏ dưới da thì bố mẹ cần phải báo ngay cho nhân viên y tế tại điểm tiêm để được xử lý kịp thời.
Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cho trẻ về nhà ngay sau khi tiêm xong, vì nếu xảy ra sự cố dễ làm mất đi khoảng thời gian vàng trong sơ cấp cứu cho trẻ, có thể sẽ dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Sau khi hoàn thành việc tiêm chủng từ 1-2 ngày, bố mẹ vẫn nên theo dõi, quan sát hoạt động của trẻ, đo thân nhiệt thường xuyên. Đồng thời, bố mẹ cần phải để ý xem vết tiêm của trẻ có bình thường không hay xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sưng to kèm đau nhức quá mức hay không.
Sau khi được tiêm chủng, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt với trẻ. Nên lựa chọn cho trẻ những loại quần áo có độ co giãn tốt, thoải mái và thấm hút mồ hôi. Nếu trang phục quá nóng hoặc quá cứng có thể làm thay đổi thân nhiệt của trẻ, đồng thời gây ra trạng thái khó chịu, cáu gắt và quấy khóc sau khi tiêm.
Chế độ dinh dưỡng sau tiêm của trẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với thể trạng của con mình. Trẻ cần được ăn chín uống sôi và cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Nếu những trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn bú mẹ thì cần được cho bú nhiều hơn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Trẻ nên được mẹ cho bú nhiều hơn ở giai đoạn sau khi tiêm vắc xin để tăng cường trao đổi chất
Nếu sau khi được tiêm chủng, trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5oC thì bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp chườm ấm để thân nhiệt hạ nhanh chóng. Trong trường hợp sốt cao kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, đề phòng những trường hợp nguy hiểm có thể gây có giật, dẫn đến sốc và tử vong.
Sau khi tiêm chủng, nếu tại vết tiêm của trẻ xuất hiện tình trạng sưng đỏ thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì theo các nghiên cứu cho thấy đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường. Bố mẹ có thể áp dụng một phương pháp phổ biến mang lại hiệu quả cao là chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng nơi vết tiêm, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện tình trạng bị sưng đau nơi vết tiêm, bố mẹ tuyệt đối không bôi hoặc đắp vào vết tiêm những loại lá hay áp dụng những phương thức truyền miệng sẽ rất dễ làm nhiễm trùng vết tiêm và gây ra những hậu quả không đáng có.
Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ có thể nắm được lịch tiêm chủng cho bé, từ đó có thể chủ động hơn trong việc theo dõi tiến trình tiêm chủng và chăm sóc cho trẻ đúng cách sau tiêm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hoặc chua rõ lịch tiêm cho bé khách hàng xin vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 của tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được những tư vấn, giải đáp chính xác từ chuyên gia.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.