Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Cập nhật 05/06/2023

36.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Bên cạnh nguồn sữa mẹ dồi dào, trẻ trên 6 tháng tuổi còn đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Lúc này, làm thế nào để thiết kế một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cân đối, hợp lý là điều mà các bậc phụ huynh băn khoăn, trăn trở. Thấu hiểu được điều này, chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS đưa ra hướng dẫn thiết kế thực đơn ăn dặm bổ dưỡng nhất mà các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo!

Nguyên tắc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bố mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi trở lên. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển hoàn chỉnh để hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Thêm vào đó, bên cạnh nguồn sữa mẹ dồi dào, ở giai đoạn này, trẻ cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bố mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm những muỗng đầu tiên vào tháng thứ 6 và kết thúc ở tháng thứ 24. Đây là giai đoạn quan trọng giúp trẻ làm quen với những thức ăn “mới lạ”. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi trẻ, giai đoạn ăn dặm có thể đến sớm hoặc muộn hơn. Khi con yêu có những dấu hiệu dưới đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào chế độ ăn dặm:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Bé có thể tự ngồi ở tư thế đầu thẳng để bố mẹ có thể đút thức ăn.
  • Bé đưa môi dưới ra trước để nhận thức ăn từ muỗng.
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với những thức ăn mới lạ.
  • Bé biết cách từ chối bằng việc quay đầu đi nơi khác nếu không muốn ăn món nào đó. Thông qua dấu hiệu này, bố mẹ có thể nhận biết và điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ của lưỡi. Điều này khác với khi còn nhỏ, bé đẩy tất cả mọi vật đưa vào miệng, trừ núm vú.
Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn quan trọng này, việc thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

  • Liều lượng ăn: Bố mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu cơ thể, nên tập ăn dặm từ ít đến nhiều để bé dần quen và thích nghi.
  • Số lượng bữa ăn: Nên cho bé ăn 1 bữa trong ngày, xen kẽ với việc bú sữa mẹ. Giai đoạn sau có thể tăng tần suất ăn dặm tùy thuộc vào đáp ứng của bé.
  • Độ thô của thức ăn: Bố mẹ nên nghiền nhuyễn để trẻ dễ nuốt, nên ăn từ loãng đến đặc để dạ dày bé thích nghi.
  • Nguyên liệu: Bố mẹ có thể bắt đầu những bữa ăn đầu tiên của bé bằng tinh bột, trái cây, rau xanh,… Trong tháng đầu chỉ nên cho bé làm quen với nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, các nhóm thực phẩm giàu protein (thịt gà, thịt bò,…) có thể bổ sung khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
  • Gia vị: Nên cho trẻ bắt đầu với món có vị ngọt để trẻ dễ đón nhận món mới do có hương vị sữa quen thuộc. Sau khoảng 2-4 tuần, bố mẹ có thể thêm bột mặn chế biến từ thịt, cá,… có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Mẹ cần lưu ý không thêm mắm/muối vào đồ ăn dặm của trẻ. Điều này khiến thận của bé làm việc quá sức, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột”: Bột ăn dặm của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng sau: Nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Không ép trẻ ăn dặm: Nếu bé không muốn ăn hoặc tỏ thái độ phản đối việc ăn dặm, bố mẹ nên tạm ngưng khoảng 5-7 ngày rồi sau đó thử lại. Không nên ép buộc trẻ tránh tạo tâm lý căng thẳng cho bé trong việc ăn uống.

>>> Bố mẹ cần biết:

Cho bé ăn dặm cần tuân theo những nguyên tắc nhất định

Cho bé ăn dặm cần tuân theo những nguyên tắc nhất định

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Dựa vào những nguyên tắc trên, bố mẹ có thể thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy bổ dưỡng và phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Dưới đây là một vài món ăn dặm mà bố mẹ có thể tham khảo để làm phong phú hơn thực đơn cho con yêu của mình:

1. Cháo bí đỏ

Hầu hết các bà mẹ đều lựa chọn cháo bí đỏ là món ăn dặm đầu tiên cho con nhờ hương vị thơm, ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn và hấp chín 20 gam bí đỏ, trộn với 2 thìa cà phê cháo trắng đã rây qua lưới cho mịn là có ngay món ăn đầy thơm ngon và bổ dưỡng cho con yêu rồi.

Cháo bí đỏ được nhiều bà mẹ lựa chọn cho con ăn dặm

Cháo bí đỏ được nhiều bà mẹ lựa chọn cho con ăn dặm

2. Súp khoai

Khoai chứa hàm lượng tinh bột cao, dễ hấp thu nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Mẹ có thể nghiền nhuyễn nửa củ khoai tây/khoai lang đã hấp chín với 50 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức để thay thế món cháo hàng ngày của bé.

3. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch được nhiều bà mẹ hiện đại lựa chọn nhờ cung cấp dinh dưỡng dồi dào và quy trình chế biến đơn giản. Mẹ chỉ cần nấu chín 50g yến mạch cán nhỏ đã nghiền nhuyễn, thêm sữa và nấu nhỏ lửa. Sau đó, mẹ rây mịn hỗn hợp và để nguội là có thể cho bé ăn.

Quy trình chế biến cháo yến mạch tương đối đơn giản

Quy trình chế biến cháo yến mạch tương đối đơn giản

4. Súp đậu

Các thực phẩm họ đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và khả năng hấp thu của bé. Mẹ có thể linh hoạt chọn các loại đậu như đậu gà, đậu đinh lăng,…để đổi bữa cho trẻ. Rửa sạch khoảng 30g đậu và ngâm sơ vào nước lạnh trong 10 phút. Luộc chín và nghiền nhuyễn đậu, cho đậu vào 60 ml sữa mẹ và nấu nhỏ lửa. Mẹ chờ nguội rồi cho bé ăn nhé.

5. Bơ nghiền

Bơ là loại trái cây chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe và vô cùng ngon miệng. Bố mẹ nên chọn những trái bơ chín già, không bị hư hỏng. Trộn 30g bơ chín đã bỏ vỏ, thái lát và nghiền nhuyễn cùng 50-60ml sữa mẹ cho bé ăn nhé.

Bơ là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của bé

Bơ là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của bé

6. Cháo hạt sen

Hạt sen có vị thanh, bùi rất hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé. Bố mẹ nên tách tâm sen trước khi chế biến do chúng có thể gây vị đắng. Luộc 30g hạt sen chín mềm trong nước sôi, nghiền nhuyễn. Dùng nước hầm hạt sen nấu cháo cho bé theo tỷ lệ 1 gạo:10 nước. Cho hạt sen vào khi cháo gần chín và rây mịn là có thể cho bé ăn được.

7. Cháo rau

Với nguồn chất xơ dồi dào, cháo rau là lựa chọn hoàn hảo cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể linh hoạt thay đổi nhiều loại rau khác nhau như cải bó xôi, bông cải xanh, cải thảo,…Để thực hiện, mẹ rửa sạch rau và thái nhỏ, nấu 2 thìa cà phê cháo theo tỉ lệ 1 gạo:10 nước. Khi cháo gần chín, cho thêm rau vào, rây mịn. Như vậy là mẹ đã có ngay món cháo rau thơm ngon cho con yêu rồi!

Cháo rau với nguồn chất xơ dồi dào hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé

Cháo rau với nguồn chất xơ dồi dào hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé

8. Cháo đậu

Một số loại đậu như đậu cove, đậu hà lan, đậu đũa,… cần chú ý độ cứng và xơ khi chế biến cho trẻ ăn dặm. Mẹ lấy khoảng 3-4 quả đem rửa sạch, ngâm nước khoảng 10 phút rồi luộc chín, nghiền nhuyễn và lọc qua rây. Sau đó, dùng nước luộc đậu nấu 2 thìa cà phê cháo trắng cho bé. Khi cháo gần được thì mẹ thêm đậu đã nghiền vào, khuấy đều và lọc qua rây rồi cho bé ăn nhé.

9. Cháo ngô ngọt

Mẹ có thể xay mịn ngô ngọt với cà rốt rồi thêm vào cháo cho bé ăn dặm. Cắt khúc khoảng 1cm ngô ngọt cùng 20g cà rốt, rửa sạch và luộc chín. Dùng nước luộc nấu 2 thìa cà phê cháo trắng cho bé theo tỷ lệ 1:10. Xay mịn hỗn hợp ngô ngọt và cà rốt, khuấy đều cùng với cháo. Khi cháo gần chín rây mịn để bé ăn.

Cháo ngô ngọt vô cùng dinh dưỡng để mẹ bổ sung vào thực đơn của bé

Cháo ngô ngọt vô cùng dinh dưỡng để mẹ bổ sung vào thực đơn của bé

10. Sốt khoai tây

Để làm món này, mẹ cần chuẩn bị khoảng 20 gam khoai tây, 30 gam gạo tẻ và 5 gam gan gà. Gan gà là nguồn thực phẩm giàu protein, khoáng chất cùng vitamin A rất tốt cho thị lực của bé. Bố mẹ có thể chế biến theo các bước như sau:

  • Rửa sạch gan gà dưới vòi nước, cho vào nồi đun sôi lửa nhỏ, bỏ phần nước nấu gan gà.
  • Lấy khoảng ⅓ gan gà và tán nhuyễn.
  • Rửa sạch khoai tây, để ráo, đun sôi trong nồi nước với lửa nhỏ đến khi khoai tây chín mềm.
  • Nấu 2 thìa cà phê cháo. Khi cháo gần chín, cho gan gà và khoai tây nghiền vào, đảo đều và tắt bếp. Đợi nguội và cho bé ăn khi còn ấm.

11. Bún lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng sắt, vitamin A, D, E cùng nhiều loại chất béo hòa tan giúp bé nhanh hấp thu và cung cấp năng lượng. Mẹ chỉ cần nghiền 1 quả trứng chín thành bột nhuyễn, sau đó trộn đều với một lượng nước đun sôi hoặc sữa công thức phù hợp để tạo hỗn hợp sền sệt cho bé ăn. Ban đầu, mẹ có thể bắt đầu với ⅛ lòng đỏ trứng, sau đó tăng lên ¼, ⅓ hay ½ tùy theo nhu cầu của trẻ.

Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cao các dưỡng chất có lợi

Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cao các dưỡng chất có lợi

12. Súp rau củ

Súp rau củ là món ăn dặm rất bổ dưỡng cho bé 6 tháng tuổi nhờ hàm lượng cao các chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Để thực hiện món ăn này, mẹ cần chuẩn bị 500g sữa, 400g cà chua, 300g dưa hấu, 200g cần tây, 50g rau mùi, 50g kem, 50g giá đỗ, 10g tỏi băm, 5g muối và 2g tiêu làm gia vị.

Trước tiên, mẹ xay nhuyễn 200g cần tây bằng máy xay sinh tố. Đồng thời, mẹ cắt cà chua, dưa hấu thành từng miếng mỏng. Cho kem vào chảo nóng xào cùng với tỏi băm, tiếp theo thêm cần tây xay nhuyễn và sữa. Đợi khi hỗn hợp sôi, mẹ thêm cà chua và dưa hấu vào, tiếp tục nấu trong 10 phút. Cuối cùng, cho thêm rau mùi, giá đỗ, tiêu, muối sao cho vừa khẩu vị của bé là được.

13. Canh củ cải

Canh củ cải là một trong những món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Củ cải giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và giải độc cho trẻ. Mẹ có thể làm canh củ cải cho bé theo các bước sau:

  • Rửa sạch 60g củ cải trắng, thái miếng. Cắt nhỏ 5g vỏ cam khô, rửa sạch 2 quả táo gai. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi lửa lớn với 600ml nước.
  • Khi hỗn hợp sôi, đun với lửa nhỏ liu riu trong 10 phút. Vớt bỏ vỏ cam, cho trẻ ăn cùng với súp và đưa vào chén.
Củ cải giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hoá của trẻ 

Củ cải giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hoá của trẻ

14. Cháo chuối

Chuối là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp trẻ dễ tiêu hóa, phù hợp để bổ sung trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm. Để làm cháo chuối, mẹ cần nghiền nhuyễn nửa củ chuối thành bột, cho 4 muỗng bột ăn dặm vào phần chuối vừa nghiền. Đun nóng và khuấy đều, để nguội rồi cho bé ăn là được.

15. Cháo lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng dồi dào các protein, canxi và lecithin rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. Với một bát gạo, một quả trứng, một quả táo và một ít sữa bột, mẹ có thể tiến hành làm cháo lòng đỏ trứng theo các bước như sau:

  • Ngâm gạo và làm mềm gạo bằng nước lạnh rồi nấu thành cháo.
  • Hấp trứng gà, lấy lòng đỏ tán nhuyễn (chú ý không nên để lẫn lòng trắng trứng vào hỗn hợp).
  • Ủ sữa bột và trộn đều sữa cùng lòng đỏ trứng gà vào cháo. Mẹ có thể bổ sung thêm súp lơ xanh đã xay nhuyễn để thêm dưỡng chất cho trẻ. Đun cách thủy và khuấy đều. Cuối cùng, cho táo xay nhuyễn vào.
  • Đun nhỏ lửa, thêm gia vị và vớt ra chén để nguội cho trẻ ăn.
Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ

Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ

16. Cháo khoai tím gạo lứt

Khoai lang tím có hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hiệu quả. Để thực hiện món ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị 1 củ khoai lang tím, 2 muỗng cà phê gạo tẻ, nửa muỗng cà phê gạo đen. Thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Vo gạo và nấu gạo lứt thành cháo.
  • Bước 2: Gọt vỏ khoai lang tím, ngâm ngay vào nước để tránh khoai bị thâm đen. Cắt khoai thành các khối vuông và trộn đều với gạo. Nấu hỗn hợp đặc phù hợp với khả năng nhai của bé.
  • Bước 3: Khuấy nhuyễn hỗn hợp và vớt ra chén, để nguội là mẹ có thể cho trẻ ăn được.

17. Cháo cà rốt

Cà rốt rất giàu vitamin A góp phần thúc đẩy sự phát triển thị lực của bé. Mẹ có thể kết hợp khoai tây với cà rốt trong cùng một món cháo để gia tăng thành phần dinh dưỡng cung cấp cho trẻ.

Mẹ cần chuẩn bị 1 củ khoai tây, ⅓ củ cà rốt, thịt bò hoặc thịt nạc cùng với nước hầm xương. Đầu tiên, mẹ cho cháo cùng cà rốt đã băm nhỏ vào nồi. Thịt xắt miếng, hấp chín khoai tây và nghiền thành bột nhuyễn. Sau khi đun sôi nước hầm xương, mẹ cho thịt đã thái hạt lựu vào nấu chín, xay nhuyễn thịt. Cuối cùng, đổ bỏ nước dùng, cho khoai tây nghiền và thịt vào cháo đã nấu chín, khuấy đều, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Cà rốt giàu vitamin A góp phần thúc đẩy sự phát triển thị lực của bé

Cà rốt giàu vitamin A góp phần thúc đẩy sự phát triển thị lực của bé

18. Chuối nghiền

Món ăn dặm vô cùng đơn giản này được nhiều gia đình áp dụng trong các buổi ăn nhẹ của trẻ. Mẹ chỉ cần cắt đôi quả chuối, chia thành từng miếng nhỏ và xay nhuyễn. Sau khi chuẩn bị xong, cho bé ăn càng sớm càng tốt vì chuối bị oxy hóa rất nhanh trong không khí tạo thành acid ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bé.

19. Khoai tây nghiền

Bên cạnh chuối nghiền, khoai tây nghiền cũng là một ý tưởng hoàn hảo trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng. Mẹ gọt vỏ khoai tây và cắt nhỏ thành từng lát. Đun  khoai với nước khoảng 20 phút. Sau khi khoai chín, mẹ cho ra bát, thêm nước và nghiền nhuyễn. Mẹ có thể thêm khoai tây nghiền vào cháo để nấu ăn kèm cho bé.

Khoai tây nghiền cũng là một ý tưởng hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé

Khoai tây nghiền cũng là một ý tưởng hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé

Trên đây là những nguyên tắc ăn dặm và một vài thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS xây dựng. Bố mẹ nên dựa vào nhu cầu và khẩu vị của bé để thiết kế món ăn khoa học, phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con. Nhanh tay liên hệ đến Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám