1.1K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ trong độ tuổi từ 3-8 là những đối tượng dễ gặp tình trạng chảy máu mũi. Trẻ thường bị chảy máu ở ngay phía trước mũi, rất ít các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ phải nhập viện điều trị mà thường được xử trí ngay tại nhà. Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Theo dõi chia sẻ của chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!
Trẻ bị chảy máu cam, là hiện tượng chảy máu từ một hoặc cả 2 bên mũi. Thống kê cho thấy, tỷ lệ chảy máu cam ở trẻ em cao gấp 2 lần so với người lớn. Nguyên nhân là do hiện tượng vỡ mạch máu ở trong mũi gây chảy máu.
☝️ Cha mẹ cần biết, các mạch máu ở trong mũi có vai trò làm ẩm không khí khi chúng ta hít thở. Tuy nhiên, các mạch máu này lại nằm sát bề mặt niêm mạc nên dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi. Trong một số trường hợp chảy máu cam xuất phát từ các mạch lớn phía sau mũi rất nghiêm trọng, thường xảy ra khi có chấn thương vùng mũi.
90% trường hợp chảy máu mũi là do tổn thương các mạch máu bên trong
Theo các thống kê và báo cáo gần đây, có hơn 90% trường hợp chảy máu mũi ở trẻ do nguyên nhân tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Các yếu tố liên quan đến tổn thương màng mạch bao gồm:
Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần, kéo dài thì bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tới ngay Phòng khám nhi gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán rõ nguyên nhân vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: Rối loạn đông máu, khối u ở mũi (u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu…
Khi con trẻ bị chảy máu mũi, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là tìm mọi cách để cầm máu cho con sau đó mới đi tìm nguyên nhân tránh để tình trạng chảy máu kéo dài gây nguy hiểm cho trẻ. Chuyên gia MEDIPLUS hướng dẫn bố mẹ các bước sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi bao gồm:
Bước 1: Xác định mức độ chảy máu của trẻ
Trước hết bố mẹ cần trấn an tinh thần cho con tránh để con hoảng sợ, quấy khóc, dụi vào mũi bị chảy máu. Xác định bên mũi bị chảy máu, đồng thời dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm nhẹ nhàng thấm máu chảy ra từ mũi.
Đối với trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ hướng dẫn con xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ những cục máu đông đã hình thành phía bên trong mũi.
Sử dụng khăn ẩm nhẹ nhàng thấm máu chảy ra tránh làm tổn thương thêm
Bước 2: Tiến hành sơ cứu cầm máu
Tư thế sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi
Bước 3: Chăm sóc trẻ sau sơ cứu
Các trường hợp chảy máu cam thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết có thể cầm máu ngay tại nhà. Để ngăn ngừa trẻ bị chảy máu mũi trở lại, ba mẹ cần lưu ý:
Để phòng ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ, bố mẹ cần áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Tuyệt đối không cho trẻ dùng tay ngoáy, móc hoặc chà xát vùng mũi
Hầu hết các trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường lành tính và ít nguy hiểm. Bố mẹ cần áp dụng xử trí sơ cứu tại nhà đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời, chủ động đưa trẻ đi thăm khám nếu như tình trạng chảy máu cam lặp đi lặp lại nhiều lần tránh gây mất máu quá nhiều. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ liên hệ ngay Hotline: 1900 3366 để nhận được giải đáp từ chuyên gia MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.