Trẻ bị chảy nước mũi: Mách mẹ kinh nghiệm xử lý

Cập nhật 11/05/2023

7.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ bị chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc những trẻ có sức đề kháng yếu. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, không biết nên xử lý thế nào để điều trị dứt điểm. Thấu hiểu được điều đó, chuyên gia MEDIPLUS hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ để cải thiện tình trạng chảy nước mũi qua bài viết dưới đây!

Trẻ bị chảy nước mũi, sổ mũi kéo dài

Có thể nói đây là triệu chứng thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ. Sở dĩ như vậy là vì mũi đóng vai trò là “cửa ngõ” lưu thông không khí của hệ hô hấp. Bên trong mũi được bao bọc bởi một lớp niêm mạc có chất nhầy – có chức năng giữ lại bụi bẩn và vi khuẩn có mặt trong không khí, trước khi chúng đi vào các cơ quan tiếp theo của hệ hô hấp.

Khi lớp niêm mạc bị kích thích mạnh bởi các yếu tố bên ngoài như khí hậu, dị vật, viêm nhiễm,… chúng sẽ tăng cường tiết chất nhầy gây hiện tượng chảy nước mũi (sổ mũi) ở trẻ nhỏ. Lớp dịch nhầy quá nhiều có thể làm cản trở hô hấp, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc.

Chảy nước mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Chảy nước mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước mũi ở trẻ, có thể kể đến như:

  • Do thời tiết: Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài. Thời tiết khô hanh kết hợp với nhiệt độ lạnh khiến lớp niêm mạc của mũi tiết nhiều dịch nhầy hơn để cân bằng độ ẩm trong mũi, gây chảy nước mũi, mệt mỏi cho trẻ.
  • Cơ địa dị ứng: Với những trẻ có cơ địa viêm mũi dị ứng, khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như gió, khói bụi, lông thú vật, nấm mốc,… dễ bị  kích ứng niêm mạc mũi dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi.
  • Cúm mùa: Cảm cúm là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Do khoảng thời gian này tiết trời giao mùa (từ lạnh sang nóng) nên những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ sinh bệnh. Đồng thời, đây cũng là thời điểm virus cúm phát triển mạnh nhất trong năm. Trẻ bị cúm mùa thường xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, nhức đầu,…
  • Có dị vật trong mũi: Các dị vật có kích thước nhỏ bị kẹt trong khoang mũi gây tổn thương và làm cho niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, tiết nhiều chất nhầy. Ngoài ra, dịch tiết còn có thể kèm theo cả máu, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.

Tùy theo nguyên nhân gây chảy nước mũi mà trẻ còn có các biểu hiện khác. Ở giai đoạn đầu cúm mùa, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sổ mũi với dịch trong, nhầy, kèm theo nghẹt mũi, ho khan hoặc có đờm,… Bên cạnh đó, một số trẻ còn có triệu chứng sốt nhẹ, biếng ăn và quấy khóc. Bé bị sổ mũi do dị ứng có thể phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da và hắt xì.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng chảy nước mũi ở trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị chảy nước mũi do dị vật, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí càng sớm càng tốt, tránh gây nghẹt đường thở dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nếu trẻ bị sổ mũi do những nguyên nhân khác, thông thường tình trạng này sẽ kết thúc trong vòng 1 tuần. Trẻ chảy nước mũi thường không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài hơn 10 ngày, bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị sớm nhằm kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa  tiến triển thành các triệu chứng nặng như ho có đờm đặc, viêm xoang, viêm khí quản, phế quản,…

Bố mẹ cần theo dõi tình trạng chảy nước mũi của trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời

Bố mẹ cần theo dõi tình trạng chảy nước mũi của trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời

Cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi kéo dài

Tình trạng chảy nước mũi kéo dài có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc do khó khăn trong việc hô hấp. Bố mẹ cần theo dõi, tìm ra nguyên nhân và cân nhắc phương án xử trí phù hợp, dứt điểm để trẻ nhanh hết bệnh. Dưới đây là một số giải pháp xử trí tình trạng trẻ bị chảy nước mũi mà bố mẹ có thể tham khảo:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ là cách làm thông dụng nhất được nhiều bố mẹ áp dụng. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang mũi của trẻ một cách an toàn và hiệu quả.

Thông thường, nước mũi của trẻ sẽ có màu trắng trong khi bị sổ mũi kéo dài. Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào hai bên mũi của bé. Mỗi ngày nhỏ từ 4-5 lần, mỗi lần khoảng 3-4 giọt mỗi bên. Nếu trẻ bị chảy nước mũi nặng, bố mẹ có thể tăng tần suất nhỏ hoặc nhỏ cho trẻ mỗi khi trẻ thấy khó chịu hoặc khó thở.

Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, bố mẹ cần ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm. Sau khi nhỏ khoảng 30 giây, tiến hành làm sạch khoang mũi của trẻ bằng tăm bông mềm. Trong trường hợp trẻ nhỏ không thể tự xì nước ra, bố mẹ cần dùng bóng hút mũi để hút hết dịch nhầy trong mũi trẻ ra ngoài, giúp trẻ dễ thở hơn.

Nếu dịch mũi của trẻ có màu vàng đục kèm theo chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu của viêm mũi. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra điều trị phù hợp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách làm thông dụng nhất được nhiều bố mẹ áp dụng

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách làm thông dụng nhất được nhiều bố mẹ áp dụng

Dùng dầu tràm

Dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể và cải thiện tình trạng sổ mũi của bé hiệu quả. Bố mẹ có thể thoa dầu tràm vùng ngực và gót chân mỗi ngày để làm giảm tình trạng sổ mũi, cảm cúm của trẻ.

Chữa sổ mũi cho trẻ bằng gừng

Theo y học dân gian, gừng là vị thuốc có tính ấm, rất công hiệu trong các trường hợp điều trị sổ mũi, cảm cúm ở mọi lứa tuổi. Bố mẹ có thể cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng hoặc tắm nước gừng ấm ở giai đoạn đầu của bệnh.

Dùng lá hẹ chữa sổ mũi ở trẻ

Đây là mẹo chữa hắt hơi, sổ mũi cho trẻ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Trong y học dân gian, lá hẹ có công dụng trị sổ mũi, nhầy mũi, tiêu đờm, thanh nhiệt cho trẻ. Bố mẹ có thể cắt nhỏ lá hẹ và trộn chúng cùng với mật ong, nấu cách thủy trong 30 phút và cho bé uống mỗi ngày.

Lá hẹ là bài thuốc dân gian trị sổ mũi được nhiều bố mẹ truyền tai nhau

Lá hẹ là bài thuốc dân gian trị sổ mũi được nhiều bố mẹ truyền tai nhau

Lau ấm cho trẻ bằng lá hương nhu

Hương nhu là một loại thảo dược có khả năng trị cảm cúm, sổ mũi an toàn và hiệu quả. Bố mẹ có thể kết hợp nấu nước lá hương nhu với gừng để lau ấm cho trẻ tại nhà. Lưu ý cần lau ấm cho trẻ trong phòng kín, tránh gió quạt và gió trời để không bị nhiễm lạnh khiến bệnh trở nặng hơn.

Kê gối cao hơn cho trẻ khi ngủ

Giữ một tư thế ngủ thoải mái là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài. Việc kê cao đầu sẽ giúp ngăn ngừa các dịch nhầy chảy ngược vào trong hốc mũi của trẻ khi ngủ. Từ đó, giúp trẻ dễ thở và hỗ trợ dịch mũi chảy ra ngoài tốt hơn.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể thoa thêm một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng và ngực của bé. Tinh dầu tràm không chỉ giúp giữ ấm cơ thể mà còn phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ hiệu quả.

Luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh

Thời tiết khô hanh và nhiệt độ giảm thấp vào mùa lạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị chảy nước mũi kéo dài, nhất là những trẻ có sức đề kháng yếu. Do đó, bên cạnh việc mặc quần áo ấm, bố mẹ hãy choàng thêm khăn để giữ ấm vùng cổ cho trẻ. Tạo thói quen đi tất chân khi thời tiết chuyển lạnh để tránh trẻ bị nhiễm không khí lạnh bên ngoài.

Cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi tiết trời trở lạnh

Cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi tiết trời trở lạnh

Bổ sung chất lỏng cho bé

Đây là một trong những cách điều trị trẻ bị sổ nước mũi hiệu quả được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Lượng nước đưa vào cơ thể trẻ nhiều hơn sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi. Điều này rất tốt cho quá trình hô hấp của trẻ cũng như hỗ trợ việc vệ sinh mũi trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Bố mẹ có thể bổ sung chất lỏng bằng cách cho trẻ uống thêm nước lọc, nước trái cây, sữa và các thức ăn dạng lỏng khác như soup, cháo,… Trẻ trên 1 tuổi có thể uống trà gừng kết hợp với mật ong. Đối với những trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, mẹ có thể cho trẻ bú nhiều cữ hơn trong ngày so với bình thường.

Tiêm phòng cúm cho trẻ

Nhiễm virus cúm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài. Do đó, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế dự phòng để tiêm ngừa vaccine cúm cho trẻ. Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình là 01 năm, thành phần vaccine thay đổi tùy thời điểm, virus cúm cũng thích nghi và biến đổi liên tục theo thời gian.

Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần

Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần

Đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ bị chảy nước mũi kéo dài (trên 10 ngày) với dịch màu vàng đục, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa nhi uy tín để thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Dưới góc nhìn chuyên môn và thông qua kinh nghiệm điều trị, bác sĩ có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương án điều trị phù hợp cho trẻ, tránh bệnh tiến triển nặng hơn kéo theo các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bố mẹ tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng để điều trị tình trạng chảy nước mũi của trẻ. Những bài thuốc này có thể vừa không chữa được bệnh mà còn gây nên các tác dụng phụ khó lường.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời

Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp điều trị tình trạng trẻ bị chảy nước mũi hiệu quả mà MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Chảy nước mũi có thể là triệu chứng thông thường nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan, cần đưa con đến gặp bác sĩ để kịp thời thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc Fanpage Facebook để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám