Trẻ bị đau bụng quanh rốn: Cha mẹ xử trí thế nào?

Cập nhật 09/01/2025

7.2K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ nhỏ bị đau bụng quanh rốn là triệu chứng phổ biến cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm như đau ruột thừa, tắc ruột. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời triệu chứng này sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn âm ỉ khó chịu hay bỏ ăn khiến sụt cân? Tham khảo chia sẻ của Tổ hợp y tế MEDIPLUS ngay qua bài viết dưới đây.

Các triệu chứng nhận biết khi trẻ bị đau bụng

Tùy thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau bụng ở trẻ em cũng khác nhau:

  • Đau bụng cấp tính: Trẻ xuất hiện các cơn đau quằn quại, quấy khóc nhiều, mặt tái xanh, vã mồ hôi.
  • Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa, trẻ trên 2 tuổi thường có triệu chứng đau ở hố chậu phải, đau liên tục, cơn đau tăng dần kèm các biểu hiện sốt nhẹ khoảng từ 37 đến 38 độ C, nôn, buồn nôn.
Triệu chứng đau bụng của trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân và độ tuổi

Triệu chứng đau bụng của trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân và độ tuổi

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ có các biểu hiện như nôn, quấy khóc, sốt nhẹ, trớ, mặt xanh tái, lờ đờ, chướng bụng, đầy hơi. Đồng thời, khi bác sĩ ấn vào vùng bụng hoặc hố chậu phải trẻ sẽ gạt tay bác sĩ ra. Một số lý do khiến trẻ bị đau bụng có thể kể đến như:

  • Lồng ruột: Các cơn đau bụng quanh rốn ngắt quãng, đau như khóc thét, da tái nhợt, nôn hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
  • Tắc ruột do bã thức ăn: Trẻ thường bí đại tiện, đau bụng hoặc nôn.
  • Giun chui ống mật: Phổ biến ở trẻ từ 3 đến 7 tuổi, cơn đau bụng dữ dội, có thể nôn ra giun.
  • Ngộ độc thức ăn: Trẻ thường có các biểu hiện như sốt, đau quặn bụng, phân lỏng, tiêu chảy, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn ngay sau khi ăn.

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng quanh rốn

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính, phổ biến ở trẻ bụ bẫm từ 3 tháng đến 2 tuổi, nhất là ở trẻ độ tuổi từ 6 đến 9 tháng. Ban đầu, trẻ chỉ đau ở rốn rồi dần dần lan đến vùng bụng. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu tránh nguy cơ vỡ ruột, gây các biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm ruột thừa ở trẻ là nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng, ký sinh trùng hoặc phân xuất hiện trong ruột thừa,…

Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng đoạn ruột phía trên chui  vào bên trong đoạn ruột phía dưới gây nên tắc nghẽn ruột. Ruột lồng vào nhau cuốn theo cả các mạch máu dẫn đến thắt nghẹn các mạch máu của ruột. Lồng ruột lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử khiến ruột bị thủng, viêm nhiễm ổ bụng. Bệnh thường phổ biến ở trẻ bụ bẫm, trước đó đã nhiễm siêu vi hô hấp, đường ruột, có khối u trong ruột, viêm ruột, polyp lòng ruột, suy giảm miễn dịch,… Trẻ em độ tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc lồng ruột.

Khi mắc lồng ruột, bé có thể có các dấu hiệu như nôn, đại tiện có máu, đau bụng theo từng cơn, mạch nhanh, da tái, người lạnh, mất nước, sốt,…

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn có thể là một trong những yếu tố dẫn đến trẻ bị đau bụng quanh rốn dạng cấp cứu. Đây là bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ, xảy ra tại ống phúc tinh mạc thông từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn. Thông thường ống thông sẽ đóng lại vào các tháng đầu khi mới sinh hoặc cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ống thông này không đóng lại được sẽ hình thành khối phồng to ở bẹn gây thoát vị bẹn. Ngoài ra, thoát vị nghẽn còn do các nguyên nhân như trẻ rặn quá nhiều khi đi đại tiện, ho liên tục,…

Trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng dữ dội, nôn ói, táo bón, chướng bụng,…

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột non ở trẻ. Điều này khiến đường tiêu hóa không hấp thụ được thức ăn gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch để làm giảm nhẹ triệu chứng nôn,  buồn nôn ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột ở trẻ bao gồm: bệnh viêm ruột, nhiễm trùng, thoát vị, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó, khối u.

Do trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn

Trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng có thể do bị ngộ độc thức ăn. Các vi khuẩn, virus, nấm mốc có chứa trong các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến rối loạn điện giải, rối loạn tiêu hóa.

Do bị nhiễm trùng

Trẻ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như sốt rét, viêm phổi, amidan, viêm gan,… cũng có thể dẫn đến đau bụng quanh rốn. Thông thường, các cơn đau này sẽ chấm dứt sau vài ngày khi trẻ khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường niệu sẽ có các biểu hiệu đau bụng, tiểu lắt nhắt. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ,  bố mẹ nên cho bé đến ngay các cơ sở y tế để điều trị.

Do chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu ớt nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây các bệnh lý tại đường tiêu hóa khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi. Chính vì thế bố mẹ cần lưu ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh gây nên các triệu chứng này. Cụ thể:

  • Hạn chế uống nhiều nước ngọt có gas, ăn nhiều bánh kẹo, thực phẩm có nhiều đạm như cua, tôm, thịt bò, hột vịt lộn,…
  • Cho trẻ ăn một lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu trong ngày tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Cần cho trẻ nghỉ ngơi sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Duy trì thói quen ăn đúng, đủ bữa để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
  • Khi muốn đổi sữa thì cần thay từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi kịp thời.

Một số biện pháp để cha mẹ xử trí tại nhà khi trẻ bị đau bụng quanh rốn

Giảm đầy hơi cho trẻ bằng hành nướng

Hành là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm trong căn bếp của các gia đình. Không chỉ là gia vị nấu ăn, hành còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt đặc biệt là chứng đầy hơi, tiêu chảy, ợ nóng ở trẻ.

Cách tiến hành:  Đầu tiên, nướng hành rồi cho vào miếng vải nhỏ, sau đó đặt lên rốn của trẻ. Cha mẹ lưu ý không đặt trực tiếp hành lên da vì da trẻ non nớt, rất dễ bị bỏng. Chỉ sau một vài phút, trẻ có thể xì hơi được.

Massage bụng cho trẻ

Bố mẹ có thể làm dịu bớt các cơn đau bụng, triệu chứng đầy hơi của trẻ bằng cách massage bụng thường xuyên. Hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng trẻ, xoay tròn từ rốn ra ngoài dạ dày theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện lặp lại như vậy nhiều lần một ngày. Hạn chế không massage ngay sau bữa ăn của trẻ. Bố mẹ có thể sử dụng dầu massage để tránh làm tổn thương làn da trẻ.

Chườm nóng

Trọng lượng và hơi nóng của gói chườm có tác dụng làm thuyên giảm chứng đầy hơi của trẻ. Trước hết, bố mẹ nhúng khăn vào nước nóng để làm ấm chúng rồi vắt khô. Lưu ý không được để nước quá nóng để tránh gây tổn thương cho da trẻ. Trước khi chườm trực tiếp lên da trẻ bố mẹ cần thử lên tay để kiểm tra nhiệt độ. Đắp lên vùng bụng trẻ, có thể sử dụng một cái khăn khác để cố định.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh hay còn gọi là lợi khuẩn, có tác dụng bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế các vi khuẩn có hại giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Vì vậy, bổ sung men vi sinh cho trẻ sẽ làm giảm tình trạng đau bụng quanh rốn, ngăn ngừa tiêu chảy cũng như táo bón, bảo vệ sức khỏe đường ruột, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cách vỗ và vuốt lưng cho trẻ

Cha mẹ có thể vỗ và vuốt lưng cho trẻ để làm thuyên giảm các cơn đau bụng khó chịu

Cha mẹ có thể vỗ và vuốt lưng cho trẻ để làm thuyên giảm các cơn đau bụng khó chịu

Vỗ và vuốt lưng cho trẻ giúp bé dễ xì hơi, giảm chướng bụng từ đó giúp giảm nhẹ các cơn đau bụng. Dưới đây là 3 tư thế phổ biến được nhiều người áp dụng:

  • Tư thế 1: Để trẻ ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ. Tiếp đó, cho trẻ nghiêng người dần về phía trước. Một tay xoa xoa, vỗ vỗ lưng bé còn một tay để ngang lên ngực bé.
  • Tư thế 2: Bế trẻ lên, đặt đầu trẻ lên vai mẹ sao cho hai tay duỗi xuống. Một tay mẹ xoa hoặc vỗ lưng bé. Tay còn lại giữ vào phần mông của bé.
  • Tư thế 3: Để trẻ nằm tư thế úp trong lòng mẹ, giữ chặt trẻ, đồng thời xoa hoặc vỗ lưng bé. Áp lực của đùi mẹ lên vùng bụng có tác dụng giúp bé ợ tiêu. Động tác vỗ, xoa từ bên này sang bên bên kia sẽ giúp em bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu…

Trẻ bị đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện dấu hiệu này,  bố mẹ không được chủ quan mà phải đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nếu cha mẹ còn điều gì thắc mắc về tình trạng bé nhà đang mắc phải, hãy liên hệ đến Hotline: 1900 3366 để được tư vấn nhiệt tình và đặt lịch thăm khám từ các chyên gian Nhi khoa MEDIPLUS.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (2 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám