1.3K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ bị nhiệt miệng, gây viêm loét miệng lưỡi là tình trạng khá thường gặp, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh đặc trưng với nhiều vết loét có kích thước khác nhau ở niêm mạc miệng khiến trẻ đau rát, quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ,… Vậy, nguyên nhân loét miệng ở trẻ do đâu và chăm sóc trẻ bị bệnh như thế nào để nhanh khỏi? Hãy để chuyên gia MEDIPLUS giải đáp tất cả những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
Loét miệng ở trẻ còn được biết đến với tên gọi là bệnh nhiệt miệng hay loét aphthe miệng. Bệnh đặc trưng với những vết loét nhỏ có đường kính từ 1-3 mm, xuất hiện đơn độc hoặc tụ lại thành nhóm ở mặt trong niêm mạc má, lưỡi, lợi và vòm họng. Các nốt viêm này có hình tròn hoặc bầu dục, màu xám trắng hay vàng nhạt, bao quanh là đường viền màu đỏ.
Loét miệng ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Viêm loét miệng khiến trẻ đau nhức, khó chịu, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do khả năng chịu đau còn tương đối kém. Trẻ có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn vì thức ăn chạm vào các vết loét gây đau đớn. Tình trạng này kéo dài có thể gây cản trở việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất và sức khỏe giảm sút.
Nhìn chung, loét miệng không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau đớn cho trẻ trong sinh hoạt, vận động, ăn uống,… khiến trẻ quấy khóc, lười ăn và suy dinh dưỡng. Thông thường, bệnh tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, loét miệng còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác mà bố mẹ không nên chủ quan.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng và rất khó để xác định được chính xác trẻ bị loét miệng do đâu. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến và hay gặp nhất:
Có tác động cơ học
Loét miệng có thể xuất hiện do trẻ vô tình cắn vào lưỡi, mặt trong má,… hoặc bị va chạm, té ngã trong quá trình vận động. Bên cạnh đó, nếu trẻ ăn phải những thức ăn cứng như bánh mì, mía,..hoặc ngậm, cắn đồ chơi,… các góc cạnh sắc nhọn có thể vô tình làm trầy xước niêm mạc miệng, dẫn đến tình trạng viêm loét miệng ở trẻ. Ngoài ra, trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chải răng với lực quá mạnh,… cũng là những nguyên nhân mà bố mẹ cần lưu tâm.
Do nóng, nhiệt gây bỏng rộp
Thức ăn hoặc đồ uống quá nóng khi vào đến miệng trẻ có thể gây nên các nốt bỏng. Sau khi các nốt này vỡ ra, chúng sẽ hình thành nên vết loét.
Do mắc một số bệnh truyền nhiễm
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp và đáng chú ý nhất khi trẻ có biểu hiện viêm loét miệng. Bởi lẽ, các vết loét này là triệu chứng sớm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như thủy đậu, sởi, tay chân miệng, herpes,…
Nếu trẻ có thêm triệu chứng sốt kèm phát ban toàn thân, bố mẹ nên cân nhắc và xem xét đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, nhất là khi trẻ có các yếu tố dịch tễ như bạn cùng lớp hoặc người xung quanh mắc bệnh, trẻ đang sống trong khu vực có dịch,… Trong nhóm nguyên nhân này, tay chân miệng là bệnh lý phổ biến và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu trẻ đang sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng để điều trị bệnh, loét miệng có thể đến từ tác dụng phụ gây khô miệng của thuốc. Lượng nước bọt giảm khiến niêm mạc miệng dễ bị kích ứng và xuất hiện các nốt viêm bên trong.
Một số nguyên nhân khác
Trẻ bị loét miệng có thể do nóng trong, chế độ ăn uống không hợp lý gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B12, acid folic và chất sắt. Tâm trạng của trẻ cũng góp phần không nhỏ trong việc gây phát sinh các vết loét miệng,…
Loét miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên
Bố mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao diễn biến của trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt, phát ban,…bố mẹ không nên tự ý chẩn đoán và điều trị tại nhà theo kinh nghiệm mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Viêm loét miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể lây qua đường ăn uống, nước bọt, phân, đường hô hấp hoặc dịch tiết khi trẻ dùng chung đồ chơi với trẻ bị bệnh.
Về hình dạng, vết loét có dạng bầu dục hoặc hình tròn, kích thước khoảng 1-3mm, ở giữa vết loét thường có màu trắng hoặc vàng. Các nốt viêm này có thể mọc đơn độc hoặc tụ lại thành từng đám, số lượng lên đến hàng chục vết, tập trung ở mặt trong niêm mạc khoang miệng, lưỡi và môi. Dưới đây là một số tổn thương mà trẻ có thể gặp:
Trẻ bị viêm loét miệng có thể có biểu hiện khó ăn, khó nuốt, chán ăn, quấy khóc và bỏ bú do việc ăn uống tác động vào vết loét khiến trẻ bị đau. Bên cạnh đó, cơn đau có thể gây khó ngủ, ngủ chập chờn, tỉnh giấc giữa đêm,… Một số trẻ bị viêm loét miệng cấp còn kèm theo triệu chứng sốt cao và nổi hạch góc hàm.
Vết loét thường có dạng bầu dục, ở giữa có màu trắng hoặc vàng bao quanh bởi đường viền màu đỏ
Bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để theo dõi và điều trị viêm loét miệng ở trẻ. Nhìn chung, đa phần bệnh lành tính và tự khỏi sau 1-2 tuần. Do đó, quá trình điều trị tập trung chủ yếu vào việc giảm đau và giúp vết loét mau lành.
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm kèm theo dung dịch rơ lên bề mặt vết loét, nhằm ngăn vết loét tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường ngoài. Nhờ đó, triệu chứng đau do vết loét gây nên phần nào thuyên giảm, thúc đẩy việc tái tạo da tại chỗ viêm, giúp tổn thương nhanh hồi phục hơn. Trong trường hợp trẻ đau nhiều, bác sĩ có thể giảm đau tại chỗ bằng thuốc gây tê như lidocain.
Nếu trẻ bị viêm loét miệng do các bệnh lý truyền nhiễm, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc hạ sốt hoặc thuốc kháng virus để điều trị dứt điểm bệnh. Bố mẹ cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của trẻ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị.
Ngoài ra để hạn chế sự khó chịu và đau đớn cho bé, cha mẹ có thể thực hiện thêm các điều sau đây:
Bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để theo dõi và điều trị loét miệng ở trẻ
Khi chăm sóc trẻ bị viêm loét miệng, bố mẹ cần tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ cứng,… mà nên ưu tiên chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, sữa,…
Đặc biệt, khi vệ sinh răng miệng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý sử dụng bàn chải lông mềm, hạn chế động chạm vào vết loét, tập cho trẻ súc miệng bằng dung dịch chuyên biệt hoặc dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn vùng miệng. Nếu vết loét có kích thước lớn dần một cách bất thường hoặc kéo dài trên 3 tuần, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh loét miệng ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện những biện pháp sau:
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh
Trên đây là những thông tin xoay quanh việc trẻ bị nhiệt miệng cũng như nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp xử trí và phòng ngừa căn bệnh này. Nhìn chung, bệnh tương đối không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 7-14 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi sát sao diễn biến sức khoẻ của bé để kịp thời xử lý khi có tình huống bất thường xảy ra.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.