Trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không, tắm lá gì?

Cập nhật 11/05/2023

5.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Phát ban là triệu chứng thường gặp ở trẻ sau khi bị sốt virus. Các nốt ban đỏ nổi rải rác khắp cơ thể khiến nhiều phụ huynh e ngại không biết bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không? Nếu có thì nên dùng nước gì tắm cho trẻ để các nốt mẩn đỏ mau chóng biến mất? Hãy cùng theo dõi chia sẻ của chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS dưới đây để được giải đáp những vấn đề này nhé!

Sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện bằng việc trẻ sốt cao, ngoài da xuất hiện nhiều đốm ban nhỏ màu đỏ tập trung thành vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban ở trẻ được xác định là do các loại virus xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường hô hấp, sau đó gây bệnh cho trẻ với các biểu hiện:

  • Sốt cao: Trong 3-5 ngày đầu nhiệt độ cơ thể tăng lên 38-39 độ tùy vào tình trạng sức khỏe của từng trẻ kèm theo một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi, ho, viêm họng.
  • Phát ban: Ban đầu các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện ở vùng ngực, bụng, lưng rồi từ từ lan dần tới các chi sau khi trẻ hết sốt. Các nốt phát ban thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng, một số nốt được bao bên ngoài bởi một vòng tròn màu trắng và không gây ngứa cho trẻ. Sau đó sẽ hết sau vài ngày khi được chăm sóc, điều trị tích cực.
sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban ở trẻ

[Giải đáp] Bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không?

Đa phần các trường hợp trẻ bị sốt phát ban đều không nguy hiểm, chỉ cần chăm sóc và điều trị tích cực tại nhà thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không? Nếu tắm có khiến bệnh nặng hơn không?

Theo BSCKII. Tạ Thị Thu Hòa – Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp Y tế Mediplus cho biết, khi bị sốt cơ thể trẻ đổ rất nhiều mồ hôi nên nếu không tắm, vệ sinh sạch sẽ thì trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt khiến trẻ phải đưa tay lên gãi, khiến da bị trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, không vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ  tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên da, gây các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, viêm da,… khiến cho bệnh tình của trẻ tiến triển nặng hơn.

Do đó, tắm, lau sạch người chính là cách tốt nhất để loại sạch vi khuẩn, mồ hôi cũng như hạ nhiệt cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Trẻ bị sốt phát ban nên tắm lá gì?

Dưới đây là một số loại lá dùng để tắm cho trẻ khi bị phát ban sau sốt rất tốt mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Lá kinh giới

Lá kinh giới là vị thuốc thảo dược rất quen thuộc, an toàn để điều trị mẩn ngứa ngoài da cho trẻ. Lá kinh giới có tính nóng, bên trong thành phần có chứa d.menton, d.limonene có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy nên làm giảm triệu chứng phát ban ngoài da rất hiệu quả.

Tắm nước lá kinh giới

Tắm nước lá kinh giới

Để dùng lá kinh giới tắm cho trẻ thì mẹ nên lấy phần búp lá vì chứa thành phần kháng khuẩn mạnh nhất. Lấy khoảng 200g lá kinh giới mang đi rửa sạch, vò hoặc giã nát, lọc vắt lấy nước cốt. Đem phần nước cốt lọc được hòa với 2 lít nước rồi mang hỗn hợp đem đun nóng trong 15 phút, chắt ra để nguội. Dùng nước lá kinh giới đun được cho trẻ tắm hàng ngày đến khi các nốt phát ban biến mất hết thì thôi.

Bố mẹ lưu ý không dùng quá nhiều lá kinh giới để tắm vì có thể gây ra tác dụng phụ độc cho trẻ do hàm lượng chất kháng khuẩn quá cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng cho những trẻ lớn, tuyệt đối không tắm cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi, trên da có vết trầy xước, chảy mủ, sưng tấy hoặc trẻ ra nhiều mồ hôi vì da trẻ vẫn còn rất non nớt, dễ bị tổn thương.

Lá khế

Tắm nước lá khế là bài thuốc thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, sát khuẩn rât hiệu quả để làm giảm triệu chứng mẩn ngứa, mề đay, dị ứng, ban đỏ, u nhọt ngoài da. Trong lá khế có chứa thành phần gồm vitamin C, magie, kẽm,… không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì thế, tắm lá khế là phương pháp rất hiệu quả để điều trị cho trẻ bị phát ban.

Tắm nước lá khế

Tắm nước lá khế

Phụ huynh thực hiện tắm lá khế cho bé như sau: Lấy khoảng 200g lá khế, nên chọn lá khế chua, đem ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước. Mang lá khê đã rửa sạch đi vò nát, lọc ép lấy phần nước cốt hòa lẫn với 2 lít nước sau đó mang đi đun trong 15 phút. Để nước nguội dần đến khi sờ thấy ấm thì tắm cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹ có thể lấy lá khế đã được rửa sạch cho trực tiếp vào nồi có sẵn 2 lít nước, đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa thêm 5 phút nữa thì tắt bếp, vớt bỏ phần lá khế và mang phần nước lá đi tắm cho trẻ. Cách làm này cũng mang lại hiệu quả giảm nốt ban đỏ tương tự như vò lá khế.

Lá ngải cứu

Trong tinh dầu ngải cứu có chứa các thành phần là monoterpen, sesquiterpene, adenin, cholin có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn tốt nên rất hiệu quả để làm dịu tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy do sốt phát ban gây ra.

Tắm nước lá ngải cứu

Tắm nước lá ngải cứu

Nước lá tắm từ ngải cứu được sơ chế rất đơn giản, các mẹ chỉ cần ra vườn hái một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi đun với khoảng 5 lít nước sạch đến khi nước trong nồi chuyển sang màu xanh thì tắt bếp. Khi nước còn ấm thì bỏ thêm vài hạt muối, khuấy đều rồi đổ ra chậu để tắm cho bé.

Lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol,… nên thường được chị em phụ nữ sử dụng để làm sạch, giảm mụn, ngăn ngừa lão hóa da. Các thành phần này còn có khả năng phòng ngừa nhiễm trùng da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên cũng được nhiều phụ huynh tận dụng để tắm cho trẻ khi bị phát ban, mẩn ngứa, dị ứng ngoài da.

Tắm nước lá trà xanh

Tắm nước lá trà xanh

Tắm lá trà xanh cũng tương tự như tắm các loại lá khác. Mẹ hái khoảng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ nhựa và vi khuẩn . Sau đó vò lá trà nát ra rồi bỏ vào nước để đun sôi, chờ cho nước nguội bớt thì tắm cho trẻ. . Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ tắm lá trà xanh 1 lần đến khi các nốt ban hoàn toàn biến mất.

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa thành phần là các polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất hiệu quả. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ, dị ứng.

Tắm nước lá trầu không

Tắm nước lá trầu không

Bố mẹ lấy một nắm lá trầu không mang đi rửa sạch với nước muối sau đó cho vào nồi nước sôi đun trong khoản 10 phút rồi dùng nước đó để tắm cho trẻ. Bố mẹ tiến hành đun nước lá trầu không tắm hàng ngày đến khi các vết ban đỏ mờ dần rồi biến mất.

Lá mướp đắng rừng

Trong lá mướp đắng rừng rừng có chứa các thành phần kháng khuẩn, giảm ngứa như momordicin, cucurbitacin,… Chính vì thế, bố mẹ có thể lựa chọn lá mướp đắng rừng để tắm cho trẻ bị ban đỏ sau sốt. Loại lá này dù không hay được dùng trong nấu ăn nhưng nó lại mọc ở nhiều nơi nên các mẹ có thể dễ dàng kiếm được.

Tắm nước lá mướp đắng rừng

Tắm nước lá mướp đắng rừng

Để thực hiện tắm lá khổ qua rừng cho bé, mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá khổ qua tươi, rửa sạch rồi bỏ vào đun trong nồi nước sôi. Đun thêm khoảng 10 phút thì đổ nước ra chậu cho nước nguội và tiến hành tắm cho trẻ. Tương tự như các loại nước lá khác thì mẹ nên tắm hàng ngày cho đến khi trẻ hết phát ban.

Một vài lưu ý khi tắm cho trẻ

Sau khi lựa chọn được loại lá tắm phù hợp cho trẻ thì trong quá trình tắm cho bé, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ được tắm lá khi trẻ đã hoàn toàn hết sốt để tránh khiến cho trẻ bị cảm lạnh khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
  • Tùy vào điều kiện thời tiết để lựa chọn thời gian tắm phù hợp, ấm áp, tránh để trẻ bị cảm lạnh khi tắm. Với thời tiết mùa đông thì thời điểm từ 9-11 giờ sáng và 15-17 giờ chiều là khoảng thời gian ấm nhất trong ngày, rất thích hợp để tắm cho trẻ. Còn vào mùa hè thì thời điểm lý tưởng nhất để đi tắm là từ 8-10 giờ sáng hoặc 16-18 giờ chiều.
  • Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm nhỏ hơn khoảng 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ và cố gắng tắm nhanh để tránh bị cảm lạnh.
  • Cho trẻ tắm ở nơi kín gió, đóng kín cửa, sau khi tắm xong thì lau người và mặc quần áo thật nhanh để trẻ không bị nhiễm lạnh.
  • Tiến hành tắm cho trẻ như sau: Dùng khăn mềm, thấm nước ấm rồi bắt đầu lau cho trẻ từ vùng đầu, mặt, mũi, tai xuống đến cổ, gáy rồi sau đó mới tới thân và chân tay. Với những trẻ trên 6 tháng thì mẹ có thể sử dụng thêm các loại sữa tắm thiên nhiên để làm sạch cho trẻ. Mẹ nên chú ý làm sạch cẩn thận vùng cổ, nách, bẹn vì đây là những vị trí kín, khó tiếp cận và dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình tắm nên thao tác nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không kỳ cọ chà xát mạnh gây xước, tổn thương da bé.
  • Mỗi ngày chỉ nên cho bé tắm 1 lần và thời gian mỗi lần đi tắm không nên kéo dài quá 5 phút để tránh gây cảm lạnh cho trẻ.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không? Phát ban ở trẻ nếu được thăm khám sớm và có hướng điều trị kịp thời vừa tạo cảm giác thoải mái cho trẻ vừa ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được những tư vấn từ chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chấn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám