Trẻ bị viêm họng: Những lưu ý khi chăm trẻ trong thời tiết giao mùa

Cập nhật 11/05/2023

988

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ bị viêm họng viêm mũi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa. Tuy nhiên bố mẹ cũng không được chủ quan bởi vì nếu không điều trị sớm kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết, viêm amidan, viêm thanh quản,… Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết để đối phó với bệnh lý viêm họng ở trẻ nếu chẳng may thời tiết giao mùa con yêu có các triệu chứng bất thường.

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ

Trẻ bị viêm họng cha mẹ chớ chủ quan

Viêm họng thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn do hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ còn kém, khó chống lại được các tác nhân gây tổn thương vùng họng. Phần niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc nấm. Bên cạnh đó các tác nhân gây bệnh cũng có thể là khói bụi, ô nhiễm môi trường.

Có 2 dạng viêm họng ở trẻ, cha mẹ cần biết:

  • Viêm họng cấp tính: gây sưng, phù nề ở niêm mạc họng. Viêm họng cấp tính có thể được điều trị dứt điểm trong 7 đến 10 ngày. Nếu không điều trị có thể gây nên các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai hoặc nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết – bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ em.
  • Viêm họng mãn tính: là bệnh viêm họng tái đi phát lại nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Tham vấn y khoa, Bác sĩ Phạm Thị Vân Anh – Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, Trẻ bị viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân cụ thể có thể kể đến:

  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ không kịp thích nghi. Điều này sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ cao mắc viêm họng.
  • Các loại virus: Virus có thể tấn công, xâm nhập và làm lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm, sưng tấy. Một số loại virus thường gặp có thể kể đến như virus cảm cúm, virus sởi, thủy đậu,…Trong trường hợp trẻ bị viêm họng do virus có thể tự khỏi mà không cần chữa trị trong 7 ngày.
  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, phế cầu, vi khuẩn liên cầu có thể gây nên sốt viêm họng ở trẻ em.
  • Do các tác nhân gây dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thực phẩm có thể gây ra hiện tượng kích ứng khiến bé bị sổ mũi, ngạt mũi. Khi nước mũi chảy xuống họng lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng acid ở dạ dày bị đẩy lên thực quản. Trong dịch vị dạ dày có chứa axit pepsin, HCI, men tiêu hóa,… Pepsin có thể phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng gây nên tình trạng viêm cổ họng.
  • Do bị lây bệnh từ người khác: Các loại virus, vi khuẩn gây viêm họng có thể lây truyền qua dịch tiết nước bọt và xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Chính vì thế, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với người bệnh bị viêm họng mà không có biện pháp phòng ngừa thì khả năng mắc bệnh rất cao.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm mũi họng

Viêm họng ở trẻ có thể gây ra triệu chứng sốt cao

Viêm họng ở trẻ có thể gây ra triệu chứng sốt cao

Bố mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng viêm họng ở trẻ thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ ho nhiều có thể có đờm hoặc không hoặc có thể bị khàn tiếng.
  • Vùng họng đau rát, khó nuốt khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, ăn kém.
  • Trẻ bị sốt cao từ 38 đến 40 độ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  •  Ngạt một hoặc hai bên mũi, sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Cổ họng sưng đỏ hoặc xuất hiện các đốm trắng trên vòm họng.
  • Vùng góc hàm, hai bên cổ hoặc dưới cằm nổi hạch sưng to, khi ấn vào có cảm giác đau.

Đặc biệt nếu trẻ có các triệu chứng sau, cần đưa ngay đến cơ sở y tế, phòng khám nhi gần nhất để được thăm khám kịp thời:

  • Trẻ nho sốt cao liên tục trên 38 độ C, cô dật, đã sử dụng các biện pháp hạ sốt nhưng không có tác dụng.
  • Trẻ ho dai dẳng, giữ dội, tình trạng thở gấp, thở khó, co rút lồng ngực.
  • Trẻ đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, kèm theo nôn chớ nhiều.
  • Các triệu chứng liên tục trong 2,3 ngày một số cách điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Chảy dịch tai.

Chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà ba mẹ lưu ý

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên khi mắc viêm họng sẽ dễ chuyển biến và biến chứng kèm nhiều bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm mũi, phế quản và trở thành viêm họng mạn tính. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý, phát hiện sớm các biểu hiện và cách chăm sóc trẻ như thế nào cho phù hợp.

LƯU Ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ

Khi trẻ bị viêm họng, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể để xác định tình trạng bệnh và kê đơn phù hợp. Trẻ có thể được kê một số loại thuốc sau đây:

  • Trường hợp viêm họng ở trẻ do virus sẽ được dùng thuốc giảm đau, long đờm, hạ sốt, giảm ho. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong 3 đến 4 ngày dùng thuốc, sau 7 ngày các triệu chứng sẽ chấm dứt.
  • Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng các thuốc kháng sinh với liều lượng tối đa trong 1 tuần. Một số thuốc kháng sinh có thể sử dụng như: Cephalexin, Penicillin, Erythromycin, Amoxicillin,…
  • Viêm ngậm và thuốc xịt giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau họng, cắt cơn ho, cải thiện các triệu chứng, làm dịu cổ họng.
  • Trẻ bị viêm họng kèm theo sốt, ngoài việc cho con dùng thuốc hạ sốt thì bố mẹ cũng cần bổ sung thêm điện giải cho bé để bù lượng nước đã mất.

NÊN và KHÔNG NÊN cho trẻ uống thuốc chữa viêm họng

  • Không tự ý mua thuốc và cho bé uống kháng sinh hoặc uống lại các đơn thuốc cũ gây nhờn thuốc hay tác dụng phụ.
  • Nếu trẻ bị viêm họng cấp do virus, không cho trẻ uống kháng sinh vì kháng sinh không loại bỏ được virus.
  • Một số loại thuốc ngưng sổ mũi cũng được khuyến cáo không sử dụng, triệu chứng sổ mũi có thể giảm nhưng đờm khô lại trẻ nhỏ không khạc được ra ngoài và sẽ bị ho nhiều hơn.
  • Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn.
  • Không tự ý dùng các thuốc long đờm, loãng đờm, nhất là đối với bé quá nhỏ. Đờm không được tống ra ngoài có thể khiến bệnh chuyển nặng.
  • Tạo tâm lý thoải mái vui vẻ khi uống thuốc tránh để trẻ sợ uống thuốc.
  • Cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm, sau bữa ăn 15-30 phút là khoảng thời gian thích hợp nhất.

Cần uống thuốc theo đúng chỉ định

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định giúp điều trị và giảm tình trạng viêm họng ở trẻ:

  • Thuốc hạ sốt có chứa paracetamol: dùng khi trẻ sốt cao trên 38,5 °C.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi trẻ có triệu chứng chở nặng, sốt cao đờm đặc xanh.
  • Nước muối sinh lý nhỏ mũi: Dạng nước muối đẳng trương (0,9) khi trẻ bị sổ mũi, ho.
  • Có thể tham khảo bài thuốc đông y: Bố mẹ có thể cho trẻ uống mật ong hấp quất, hoa hồng hấp đường, gừng…

*Bố mẹ cần lưu ý: khi sử dụng thuốc điều trị cho bé thì cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và cần hỏi ý kiến nếu như thay đổi thuốc hoặc dừng thuốc!

Chế độ ăn uống sinh hoạt tăng đề kháng cho trẻ

  • Khi bị viêm họng, trẻ thường có triệu chứng nuốt đau dẫn đến tình trạng chán ăn. Vì thế, bố mẹ chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, ngũ cốc, khoai tây nghiền, sữa,…
  • Đồng thời bố mẹ lưu ý nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, dùng nước muối sinh lý súc miệng để làm dịu cổ họng. Giữ ấm cổ họng cho trẻ để tránh các tác nhân có hại bên ngoài làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày đặc biệt các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, kẽm,… để nâng cao sức đề kháng cho trẻ
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm như bánh quy, bánh mì, thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ, các đồ uống có cồn như nước ngọt có ga,… để tránh kích thích cổ họng.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ cải thiện các triệu chứng viêm họng ở trẻ

Chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ cải thiện các triệu chứng viêm họng ở trẻ

Phòng bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ thời tiết giao mùa

Bố mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm họng ở trẻ bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý cho trẻ để loại bỏ chất nhầy ở mũi, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp.
  • Luôn giữ ấm tai mũi họng cho trẻ nhất là vào khi thời tiết chuyển mùa.
  • Vệ sinh nhà cửa thông thoáng sạch sẽ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc, lông vật nuôi,…
  • Bổ sung cho trẻ đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không dùng điều hòa, máy tạo độ ẩm, lọc không khí trong thời gian dài vì có thể khiến trẻ bị cảm lạnh gây viêm họng.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh bị viêm họng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị viêm họng mà MEDIPLUS muốn cung cấp cho bạn. Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc viêm họng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám