Trẻ hay khóc đêm, bố mẹ phải làm sao?

Cập nhật 07/12/2023

833

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ hay khóc đêm là tình trạng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên nếu tình trạng này cứ kéo dài thì ba mẹ cũng không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Vậy bố mẹ cần làm gì để giải quyết tình trạng trẻ hay quấy khóc đêm. Hãy theo dõi chia sẻ của chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây để chăm sóc tốt hơn cho bé.

Trẻ hay khóc đêm có phải dấu hiệu bất thường?

Bình thường, ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi hay xuất hiện tình trạng khóc đêm. Dân gian định nghĩa đó là hiện tượng khóc dạ đề (hay khóc dã tràng). Đây là hiện tượng khóc đêm sinh lý bình thường ở trẻ trong giai đoạn này nên bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Sau khi đủ 3 tháng tuổi thì trẻ sẽ tự ngừng khóc.

Mỗi đêm, trẻ thường có những biểu hiện khó chịu như khóc, trăn trở, không thể ngủ yên hoặc thỉnh thoảng giật mình tỉnh dậy và khóc to. Các đặc điểm khác bao gồm uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, tiểu tiện dài, đại tiện lỏng, miệng và hơi thở lạnh, da trẻ nhợt nhạt và rêu lưỡi trắng mỏng. Khi trẻ khóc, cơ thể thường trở nên đỏ ửng, lưng cong lại, tay nắm chặt và hai chân co về phía bụng căng cứng, đây là dấu hiệu của cơn đau. Các dấu hiệu nhận biết trẻ hay khóc đêm ba mẹ cần lưu ý:

  • Tình trạng khóc kéo dài nhiều hơn ba giờ mỗi ngày.
  • Tình trạng khóc kéo dài ba ngày hoặc nhiều ngày hơn nữa trong một tuần.
  • Tình trạng khóc hơn 3 tuần mỗi tháng.

Mặc dù vậy, chưa có minh chứng khoa học cụ thể giải thích nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này. Thế nhưng, các ông bố bà mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của trẻ để có thể có thể dỗ bé.

Khóc dạ đề là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh ba mẹ cũng không nên quá lo lắng

Khóc dạ đề là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh ba mẹ cũng không nên quá lo lắng

Tuy nhiên bố mẹ cũng cần thận trọng và kiểm tra các dấu hiệu bất thường kèm theo nếu tình trạng khóc đêm kéo dài ví dụ như:

  • Trẻ sốt cao, khò khè, khó thở
  • Trẻ nôn ói, ọc sữa, từ chối bú
  • Trẻ đau bụng, tiêu chảy,…’
  • Mệt mỏi, không tỉnh táo.

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ hay khóc đêm

Cơ thể trẻ rất mẫn cảm, do đó bất kì yếu tố nào bên ngoài tác động cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay khóc đêm bao gồm:

Thiếu vi chất

Khi trẻ thiếu các chất canxi sẽ gây ra tình trạng giật mình khi ngủ và khóc quấy đêm. Do đó, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi ch cho bé đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Giật mình vì sợ

Những giấc mơ chập chập chờn hay bóng tối đôi lúc cũng trở thành nỗi sợ lớn lao của nhiều trẻ khiến bé giật mình tỉnh giấc giữa đêm rồi gào khóc. Lúc này, tinh thần các bé cần được xoa dịu vì vậy các ông bố bà mẹ nên xoa dịu lưng bé vỗ về, ôm bé vào lòng và ru cho trẻ dần quay lại giấc ngủ.

Trẻ mọc răng

Các cơn đau nướu khi mọc răng gây nên cảm giác cáu kỉnh, khó ngủ, kén ăn và khóc về đêm. Vào thời điểm này, mẹ nên kiểm tra xem có xuất hiện các biểu hiện như nướu sưng đau hay chảy nước dãi liên tục bên trong miệng của bé. Các chị em có thể nhẹ nhàng vỗ lưng và ru bé ngủ tiếp để vượt qua cảm giác đau răng.

Trẻ hay khóc đêm do mọc răng gây đau nhức và khó chịu

Trẻ hay khóc đêm do mọc răng gây đau nhức và khó chịu

Trẻ bị nghẹt mũi

Trẻ quấy khóc đêm, mè nheo cũng có thể là do bé bị nghẹt mũi kèm theo sốt, khó thở,… Khi gặp tình trạng này, bố mẹ có thể xịt mũi họng giúp làm thông thoáng đường thở khiến trẻ dễ chịu hơn. Đồng thời hôm sau cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đói bụng

Vì dạ dày của bé rất nhỏ nên chỉ khoảng sau 2-3 giờ sau là sẽ đói. Chính vì thế khoảng giữa đêm nhiều trẻ thường thức giấc quấy khóc đêm do đói. Mẹ cần cho bé ăn đều đặn và chia thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ để ngăn ngừa tình trạng này nhé!. Nếu trẻ khóc đêm, cho tay vào miệng hoặc tím môi thì chị em nên cho con bú/ăn ngay để bé tiếp tục có giấc ngủ ngon.

Tã ướt

Tã lót ướt sũng sẽ gây khó chịu cho trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm. Hãy đảm bảo cho tã lót của trẻ luôn khô thoáng vừa tránh vi khuẩn phát triển gây hại trẻ vừa mang lại cho con một giấc ngủ ngon.

Tã lót ướt sũng sẽ làm lạnh, gây kích thích khiến trẻ khó chịu và quấy khóc vào ban đêm

Tã lót ướt sũng sẽ làm lạnh, gây kích thích khiến trẻ khó chịu và quấy khóc vào ban đêm

Trẻ bị dị ứng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm là đường hô hấp bị kích ứng hay da bị dị ứng do mùi hóa chất, thuốc xịt côn trùng, khói thuốc, phấn rôm,… Do đó, phụ huynh cần đảm bảo phòng ngủ của bé luôn được sạch sẽ và thoáng mát để hạn chế hết mức các nguyên nhân gây kích ứng ở trẻ.

Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng

Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng là những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ rất nhiều. Nên giữ cho nhiệt độ phòng ngủ từ 20 đến khoảng 22 độ C (tương đương 68 đến 72 độ F) không làm trẻ khó chịu.

Hoạt động quá mức vào ban ngày

Vào ban ngày nếu bé nô đùa quá sức sẽ khiến hệ thống thần kinh đang phát triển đạt trạng thái hưng phấn ngay cả khi bé đang ngủ. Tình trạng này có thể tạo ra các cơn ác mộng khiến trẻ khóc đêm, giật mình.

Ngoài ra, côn trùng cắn gây ngứa ngáy, tác động bởi tiếng ồn, âm thanh bất ngờ,… cũng là những yếu tố dẫn đến trẻ hay khóc đêm. Do đó, các bậc phụ huynh nên thường xuyên chú ý đến giấc ngủ của trẻ vào đêm để kịp thời phát hiện và dỗ dành, an ủi, giúp trẻ có cảm giác yên tâm trở lại giấc ngủ.

Trẻ hay khóc đêm, bố mẹ phải làm gì?

Khóc đêm là một vấn đề khiến ông bố bà mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đã tìm kiếm các phương pháp dân gian để giảm bớt những cơn khóc của trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp này, cha mẹ cần phải cẩn trọng để tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ. Hiện nay, vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết vấn đề khóc đêm của trẻ một cách triệt để.

Trẻ hay khóc đêm, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân do đâu để đưa ra hướng xử lý

Trẻ hay khóc đêm, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân do đâu để đưa ra hướng xử lý

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia khoa nhi tại MEDIPLUS giúp các bậc cha mẹ hạn chế biểu hiện trẻ hay khóc đêm:

  • Đầu tiên, cha mẹ nên bình tĩnh và nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ khóc. Nếu trẻ khóc vì những lý do như sốt, đói, no, lạnh, nóng, ngủ mơ, hoặc ác mộng, cha mẹ chỉ cần tìm cách khắc phục để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu, lúc đó trẻ sẽ ngừng khóc.
  • Khi con khóc, mẹ nên ôm bé áp vào lồng ngực để trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm ngủ tiếp.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện.
  • Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt hay nước xả có thể gây kích ứng da cho trẻ.
  • Rèn luyện cho trẻ một lối sống khoa học và tuân thủ giờ ăn, giờ đi tiểu, giờ ngủ và giờ chơi.
  • Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, điều này sẽ làm cho bé khó ngủ vào ban đêm.
  • Tránh các hoạt động ban ngày vui đùa quá mức hoặc nói to, ồn ào vào bạn đêm sẽ khiến trẻ giật mình.

Đối với những gia đình lần đầu sinh con, thì tình trạng trẻ hay khóc đêm thật sự không phải là điều dễ dàng với các ông bố bà mẹ. Để hiểu hơn về chứng trẻ hay khóc đêm hoặc các vấn đề về chăm sóc, nuôi dạy trẻ, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám