4.3K
Tác giả:MEDIPLUS
•
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun, sán do sức đề kháng yếu, bản tính nghịch ngợm và không tự ý thức được việc vệ sinh cá nhân. Theo ước tính, có khoảng hơn 40% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun, sán mà chủ yếu giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc. Do đó, việc tẩy giun cho trẻ là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được và thực hiện như thế nào là đúng cách? Hãy cùng nghe chuyên gia của MEDIPLUS giải đáp trong bài viết sau đây!
Với đặc thù sức đề kháng yếu và bản tính nghịch ngợm, hiếu động, trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng như giun, sán. Trong đó, giun, sán là yếu tố đáng lo ngại nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc giun sán luôn ở mức cao, ước tính khoảng 60 – 70% dân số (tương đương với 50 – 60 triệu người) đã nhiễm ít nhất 1 loại giun sán trong đời.
Có nhiều nguyên nhân gây ra giun sán ở trẻ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp là do trẻ tiếp xúc với đất, cát, nước bẩn chứa trứng giun sán trong quá trình vui chơi, vận động. Bên cạnh đó, trẻ có thể nhiễm giun qua nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có chứa trứng giun sán. Thói quen ăn uống không hợp lý, không đảm bảo chất dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng tạo điều kiện khiến trẻ dễ bị phơi nhiễm bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán làm giảm tình trạng dinh dưỡng của trẻ do các ký sinh trùng này hút chất dinh dưỡng từ các mô cơ thể, gây nguy cơ thiếu máu, protein, vitamin A. Bên cạnh đó, giun sán ký sinh làm trẻ ăn kém ngon miệng dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, tác động đáng kể đến sự tăng trưởng, phát triển thể chất và giảm trí tuệ của trẻ.
Nếu không được chữa trị kịp thời, giun sán có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm cho trẻ như đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm phúc mạc, thiếu máu nhược sắc, viêm ruột thừa,… Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng của trẻ, gây nhiều biến chứng khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm và chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán, đồng thời, loại bỏ và giảm thiểu số lượng giun sán trong cơ thể của trẻ.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành tẩy giun, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và chỉ định sử dụng loại thuốc tẩy giun phù hợp.
Trẻ nhiễm giun sán không được tẩy giun kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường
Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được và dấu hiệu nào cho thấy trẻ cần tẩy giun? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Theo các chuyên gia, việc tẩy giun sớm chỉ được thực hiện đối với trẻ em trên 1 tuổi, tốt nhất là từ 2 tuổi trở lên, tuyệt đối không tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi.
Bên cạnh đó, tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ cần phụ thuộc vào dịch tễ tại nơi sinh sống. Theo đó, những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun trên 20% phải tiến hành tẩy giun cho trẻ 02 lần/năm, tỷ lệ từ 10 – dưới 20% là 01 lần/năm và dưới 10% là 01 lần/2 năm. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình phải thực hiện tẩy giun vào cùng một thời điểm nhằm tránh lây nhiễm trứng giun.
Bên cạnh việc tẩy giun định kỳ, trẻ cần phải được tẩy giun ngay khi có các dấu hiệu bị nhiễm giun sán như:
Nếu trẻ có những biểu hiện và kết quả khám lâm sàng như trên, trẻ cần được tẩy giun kịp thời bằng các thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun, sán để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị.
Nên cho trẻ tẩy giun từ 1 tuổi trở lên
Việc tẩy giun phải tuân thủ đảm bảo an toàn và sử dụng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn. Căn cứ vào Quyết định 6437/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng, các bậc phụ huynh có thể tẩy giun cho trẻ bằng hai thuốc Albendazole hoặc Mebendazole theo phác đồ như sau:
Đặc biệt, thuốc chống chỉ định đối với những trẻ đang mắc bệnh cấp tính; trẻ đang sốt trên 38,5 độ C hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. Bên cạnh đó, trẻ đang mắc một số bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy tim, hen phế quản, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng được khuyến cáo không được sử dụng 2 loại thuốc tẩy giun kể trên.
Bố mẹ cho trẻ uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và uống sau khi ăn. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ phải nghiền kỹ thuốc pha với nước để trẻ dễ uống. Thuốc cần được nhai và uống với nhiều nước để đạt hiệu quả tẩy giun tốt nhất. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần trao đổi để đảm bảo thuốc phù hợp với lứa tuổi và tình trạng của trẻ.
Mebendazole và Albendazole là hai hoạt chất dùng để tẩy giun phổ biến nhất hiện nay
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường đinh ninh rằng trẻ trên 24 tháng tuổi là cần phải tẩy giun. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian khuyến cáo để sử dụng thuốc tẩy giun chứ không bắt buộc phải tẩy giun cho trẻ khi bé đủ 24 tháng.
Thời điểm uống thuốc tẩy giun tốt nhất là khi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm giun như biếng ăn, nôn ói, da xanh xao, đi ngoài ra giun, khó ngủ,…Bên cạnh đó, khi địa phương có hiện tượng bùng phát các ổ giun sán (tỷ lệ nhiễm giun sán tăng cao), thì bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun và thực hiện tẩy giun định kỳ để phòng ngừa lây nhiễm.
Với sự phát triển của ngành dược phẩm như hiện nay, các thuốc tẩy giun có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không cần chú trọng thời điểm như trước đó. Đối với trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhiều khó khăn khi dùng thuốc, bố mẹ có thể chọn mua các thuốc tẩy giun được bào chế dưới dạng viên sủi, nuốt chửng, nhai hoặc nghiền vào thức ăn để trẻ dễ uống hơn.
Bố mẹ có thể linh hoạt nghiền thuốc tẩy giun vào thức ăn để trẻ dễ uống hơn
Trước khi quyết định cho trẻ tẩy giun, bố mẹ cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chọn lựa loại thuốc tẩy giun phù hợp với lứa tuổi và tình trạng của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ ăn no trước khi uống do thuốc tẩy giun hoạt động theo cơ chế ngăn cản giun hấp thu glucose từ thức ăn.
Sau khi tẩy giun, bố mẹ cần theo dõi trẻ cẩn thận trong vòng 24 giờ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý nhanh chóng. Nếu trẻ cảm thấy mệt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, nước đường hoặc sữa,…Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu mệt mỏi kèm theo nôn ói, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Để phòng ngừa tình trạng tái nhiễm giun sán ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau đây:
Bố mẹ cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa giun sán
Trên đây là lời giải đáp của các chuyên gia xoay quanh vấn đề “Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun và tẩy giun như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?” Bố mẹ nên chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời, theo dõi chế độ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm giun sán. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.