6.3K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột gây nên. Cha mẹ rất lo lắng khi trẻ gặp tình trạng này vì không biết đây có phải dấu hiệu nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được, đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị phù hợp!
Trong những ngày đầu sau sinh màu sắc phân trẻ sơ sinh theo sinh lý bình thường có thể là màu xanh thẫm, vài ngày sau đó sẽ chuyển sang màu vàng như vàng hoa cải. Đối với những trẻ uống sữa công thức, phân có thể có màu vàng nâu hoặc xanh, phân rắn và có mùi nặng.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy
Thỉnh thoảng, một số trẻ sơ sinh đi ngoài ra phân có mùi chua và nhầy và không kèm theo các dấu hiệu bất thường thì các phụ huynh có thể yên tâm; chất nhầy đó có thể hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết ở trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh có hiện tượng đi ngoài có mùi chua nhầy, kèm theo các triệu chứng như đi nhiều lần, đi ra máu, xuất hiện dị ứng, nhiễm khuẩn đường ruột (phân nước, tiêu chảy, có nhầy máu…) cha mẹ cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm bài viết:
Hiện tượng đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa gây ra, mẹ cần lưu ý theo dõi các tình trạng của bé.
2.1. Trẻ không hấp thụ hết chất dinh dưỡng
Ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và còn yếu. khiến các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể không được hấp thu hết. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây kích ứng lên dạ dày đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường ruột trẻ, dẫn đến đi ngoài ra phân có mùi.
Ngoài ra, những trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến các chất dinh dưỡng không hấp thụ hết.
Chính vì thể, các bé đang trong tuổi tập ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý chuẩn bị bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vừa phải và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc dư thừa chất, tinh bột được đưa vào quá nhiều hay thức ăn chưa nấu chín sẽ kích ứng hệ tiêu hóa gây hiện tượng phân có mùi chua, có thể sủi bọt.
2.2. Rối loạn tiêu hóa
Các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: trào ngược dạ dày, loạn khuẩn đường ruột hay tiêu chảy đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy.
Thông thường ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và còn yếu nên rất dễ bị rối loạn nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Việc sử dụng kháng sinh liên tục trong nhiều ngày có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn chí đường ruột dẫn đến loạn khuẩn. Hoặc việc thay đổi sữa và thức ăn đột ngột khiến cho trẻ chưa thích nghi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
2.3. Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiêu hóa khi môi trường xung quanh ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Các loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ như: E.coli, Salmonella, Shigella,…
Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thường có dấu hiệu phân lỏng, đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày, phân có lợn cợn, có mùi tanh hay bọt, màu sắc bất thường. Phân có thể lẫn chất nhầy và máu hay có mùi chua. Trẻ có thể kèm triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và nôn, sốt hay ớn lạnh.
2.4. Nhiễm Rotavirus
Trẻ bị nhiễm Rotavirus do tiếp xúc trực tiếp với bề mặt có chứa virus này. Loại virus này tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ với tốc độ đáng lo ngại và gây nhiễm trùng đường ruột. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần một ngày (có thể lên tới 20 lần) kèm bọt, nhầy và màu xanh dưa cải, có mùi chua có thể là triệu chứng của nhiễm rotavirus. Các dấu hiệu kèm theo là nôn mửa và mất nước trầm trọng (miệng, lưỡi khô, tiểu ít, cơ thể mệt mỏi, ít năng lượng,…).
Trẻ đi ngoài có mùi chua và nhầy kèm quấy khóc
2.5. Trẻ mọc răng
Trẻ đi ngoài phân có mùi chua và nhầy cũng có thể là tín hiệu thông báo trẻ đang mọc răng. Khi mọc răng, trẻ thường rất đau đớn vì răng nhú lên đâm vào lợi. Các cơn đau răng này sẽ kích thích ruột tăng tiết chất nhầy.
Ngoài ra, khi trẻ mọc răng cũng khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn nhưng lại không được tiêu hóa, sẽ thải ra ở dạng chất nhầy.
Trẻ mọc răng có thể là nguyên nhẫn dẫn đến đi ngoài phân có mùi chua, nhầy
2.6. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài có mùi chua và nhầy ở trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế, bố mẹ cần xác định chính xác được căn nguyên thì mới có phác đồ điều trị và chăm sóc hiệu quả.
3.1 Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì nguồn sữa mẹ là thức ăn chính. Bởi vậy để tránh tình trạng đi ngoài có mùi chua và nhầy (do hệ thống tiêu hóa nhạy cảm, tiếp nhận sữa chứa các chất không hợp), mẹ cần đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân thật tốt, bổ sung thực phẩm tốt như sữa chua, cháo, bánh mì, rau củ quả,…. Nên hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường trong các bữa ăn hàng ngày.
Một số trường hợp mẹ không đủ sữa phải bổ sung thêm sữa công thức, bố mẹ cần lựa chọn loại sữa tốt, phù hợp với hệ tiêu hóa của con.
Trẻ uống sữa công thức có thể dễ bị tiêu chảy và đi ngoài do có chứa nhiều chất mà cơ thể chưa hấp thu được. Tuy nhiên, khi thấy trẻ đi ngoài phân có mùi chua và nhầy kéo dài, cha mẹ cần cân nhắc đổi sữa khác tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại sữa phù hợp cho con.
3.2 Trẻ trên 6 tháng tuổi
Đây là độ tuổi bước vào giai đoạn ăn dặm của bé. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên, bởi vậy ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
Trẻ trong quá trình ăn dặm mà đi ngoài có mùi chua và nhầy cần xem xét lại thực đơn ăn uống. Cần hạn chế dầu mỡ, kiểm tra kỹ lưỡng độ an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho con. Cha mẹ xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh đủ chất, bổ sung cả rau xanh, hoa quả.
Mẹ cho con bú cần bổ sung các thực phẩm tốt cho đường ruột trẻ
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung oresol nếu trẻ có tình trạng mất nước; trẻ tiêu hóa kém có thể bổ sung men tiêu hóa theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi thấy con đi ngoài phân có mùi chua, nhầy kèm theo các dấu hiệu khác như mất nước, mệt mỏi, nôn, quấy khóc,… bố mẹ cần đưa trẻ gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để con được thăm khám và tư vấn chữa trị phù hợp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy để bố mẹ có thể nắm bắt được và theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.