Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh đen là bị làm sao?

Cập nhật 10/07/2023

29.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Màu sắc phân của trẻ là một trong những dấu hiệu theo dõi tình trạng hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi trẻ đi ngoài màu đen khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Vậy trẻ đi ngoài phân như thế nào là bình thường, nếu đi ngoài phân đen thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của MEDIPLUS nhé.

Mẹ cần biết phân của trẻ như thế nào là bình thường

Trẻ sau khi sinh ra đời từ ngày đầu và ngày thứ hai sẽ phải thải phân su có màu đen hoặc màu xanh lá cây, có dạng kết dính. Phân su có thành phần là dịch màng ối, chất dịch nhầy và những chất dinh dưỡng mà trẻ hấp thụ trong bụng mẹ. Khi trẻ thải hết phân su, phân trẻ sẽ trở lại bình thường là những chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ uống hàng ngày.

Việc theo dõi hình thái, màu sắc và mùi phân của trẻ là một trong những cách giúp xác định tình trạng sức khỏe về tiêu hóa và bệnh lý khác mà trẻ có thể mắc phải. Vậy đặc điểm màu sắc phân của trẻ em như thế nào là bình thường?

Khi trẻ lớn và biết ăn dặm thì phân sẽ có màu sẫm, có mùi nồng hơn

Khi trẻ lớn và biết ăn dặm thì phân sẽ có màu sẫm, có mùi nồng hơn

Khi trẻ còn bú

Sữa mẹ bình thường rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, đủ năng lượng để trẻ phát triển trong giai đoạn bú mẹ. Sau khi thải hết phân su ra ngoài, phân trẻ sẽ có những đặc điểm bình thường như sau:

  • Phân có màu vàng sáng hoặc vàng tươi
  • Kết cấu phân lỏng, mềm, một số trẻ phân hơi sần hoặc vón cục
  • Khi mới sinh, hầu hết trẻ đi đại tiện khá nhiều nhưng sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa quen với nguồn sữa mẹ, nếu trẻ đi nhiều thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Khi trẻ bú sữa công thức

Khác với nguồn sữa mẹ tự nhiên, thành phần của sữa công thức có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không thể bằng sữa mẹ nên phân trẻ thải ra cũng khác với những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Phân có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ít sáng hơn so với trẻ bú sữa mẹ
  • Kết cấu của phần lớn do sữa công thức sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.
  • Phân có mùi hơi nồng đặc trưng
  • Trẻ có thể bị táo bón trong giai đoạn đầu.

Khi trẻ đã biết ăn dặm

Khi trẻ phát triển đến tháng thứ 4, 5 trở đi, sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nên trẻ cần bổ sung những thực phẩm ăn dặm. Thành phần của thức ăn dặm khác hoàn toàn với sữa mẹ, chính vì vậy đặc điểm phân cũng khác hơn, phân thường đặc, có mùi và sẫm màu.

Hơn nữa, tùy vào thực phẩm mà cha mẹ cho bé ăn, phân cũng có màu sắc hoặc kết cấu khác nhau. Nếu trẻ ăn dặm quá nhiều chất xơ, phân sẽ thường bị cứng hoặc thậm chí bị táo bón nhưng không có màu đen giống như bị xuất huyết tiêu hóa.

Vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ đi ngoài phân xanh đen, cứng, có khi ngoài hoặc phân lỏng dạng nước, có máu trong phân là dấu hiệu bất thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Phân trẻ có màu vàng và mềm khi bú sữa mẹ

Phân trẻ có màu vàng và mềm khi bú sữa mẹ

Trẻ đi ngoài phân màu xanh đen nguyên nhân do đâu?

Trẻ đi ngoài phân màu xanh đen thường do một số nguyên nhân như sau:

Do thuốc hoặc thực phẩm

Màu sắc của phân sẽ thay đổi khi trẻ hấp thụ những chất dinh dưỡng khác nhau. Với từng trường hợp thì trẻ đi ngoài phân xanh đen rất có thể là do ăn thực phẩm màu đen. Ngoài ra, khi sử dụng những loại thuốc có chứa sắt cũng khiến cho trẻ đi đại tiện phân đen.

Tuy nhiên, nếu không phải nguyên nhân do thực phẩm hoặc thuốc có chứa sắt mà trẻ vẫn đi ngoài phân màu đen thì có thể là con đang gặp phải những bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa.

Trẻ đi ngoài phân xanh có thể là do thực phẩm ăn dặm

Trẻ đi ngoài phân xanh có thể là do thực phẩm ăn dặm

Do xuất huyết tiêu hóa

Khi bị chảy máu ở đường tiêu hóa cao như miệng, răng, mũi, dạ dày, ruột non thì sẽ khiến trẻ đi ngoài phân xanh đen. Nếu như chú ý hơn, cha mẹ sẽ thấy phân sệt và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nếu trẻ bị tổn thương đường tiêu hóa dưới như ruột già, hậu môn trực tràng thì có thể phân sẽ dính máu màu đỏ tươi hoặc kèm theo cục máu đông.

Viêm ruột non

Một số trường hợp trẻ bị viêm ruột non hay có u ở ruột non cũng sẽ có hiện tượng đi ngoài phân đen do những vết loét ở ruột bị chảy máu.

Trẻ đi ngoài phân xanh đen có thể do những bệnh lý đường ruột

Trẻ đi ngoài phân xanh đen có thể do những bệnh lý đường ruột

Ung thư trực tràng hoặc dạ dày

Trường hợp này gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống màu đen hoặc xanh đen. Vì tại khối ung thư sẽ chảy máu rỉ rả làm cho phân tối màu, nhưng cũng cần loại trừ với một số trường hợp ăn thực phẩm tối màu. Nếu như không phải do thực phẩm mà tình trạng này vẫn kéo dài thì nên đi khám và phát hiện nguyên nhân, tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

Bé đi ngoài phân màu đen mẹ cần làm gì?

Khi trẻ đi ngoài phân xanh đen và kèm theo một số dấu hiệu như bỏ bú, bụng chướng, đau bụng, thay đổi thói quen và số lần đi đại tiện. Một số trường hợp có thể bị sốt, tiêu chảy, sụt cân… Vậy cha mẹ nên làm gì?

Điều chỉnh dinh dưỡng hàng ngày hợp lý

Việc đầu tiên cần làm là cha mẹ hãy xác định được trẻ đi ngoài phân xanh đen bắt nguồn từ loại thực phẩm nào? Nếu chính xác là từ thực phẩm, chế độ dinh dưỡng thì cần khắc phục như sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, những loại trái cây tốt cho cơ thể
  • Cho trẻ hạn chế ăn nhiều những loại thực phẩm có thể đổi màu nhu động ruột như củ cải trắng, socola đen, việt quất…
  • Thay đổi loại sữa công thức sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Cho bé uống nước đầy đủ để hệ tiêu hóa hoạt động và đào thải được tốt hơn
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi đúng giờ giấc khoa học.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, hậu môn để tránh bị nhiễm khuẩn.

Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế

Nếu trẻ đi ngoài phân xanh đen kéo dài hơn 2 ngày sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống  thì có thể đã có tổn thương tại đường tiêu hóa. Như vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám càng và phát hiện, điều trị sớm. Việc này không nên chậm trễ vì xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây sốc mất máu, nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi trẻ đi ngoài phân xanh đen kèm theo quấy khóc, bỏ bú thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay

Khi trẻ đi ngoài phân xanh đen kèm theo quấy khóc, bỏ bú thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay

Phòng ngừa bé đi phân xanh

Bé đi phân xanh đen lâu ngày không tìm được nguyên nhân, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng rất nặng. Để giúp trẻ tránh những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này, cha mẹ cần chú ý một số cách phòng ngừa như sau:

  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày như rau củ quả giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa như cà rốt, chuối, bơ, dâu tây, lê…
  • Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước hàng ngày, vì nước có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa tốt hơn.
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C.
  • Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa magie như đu đủ, khoai lang
  • Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, theo chu kỳ hàng ngày, không nhịn đại tiện.

Trên đây là một số những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài phân xanh đen mà chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS muốn gửi đến các bậc phụ huynh. Mong rằng, qua bài viết này cha mẹ có thể áp dụng những kiến thức đó vào thực tế đảm bảo con luôn có sức khỏe toàn diện nhất. Nếu còn có điều gì thắc mắc, bố mẹ vui lòng liên hệ ngay MEDIPLUS qua Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất.

4.2/5 - (9 votes)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Tiêu chảy cấp ở trẻ em Bác sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc bé tại nhà

      Tiêu chảy cấp là rối loạn tiêu hóa thường gặp…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

      Tiêu chảy kéo dài rất dễ khiến trẻ sơ sinh…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì để nhanh lại sức?

      Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, tăng…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám