Chia sẻ kinh nghiệm nội soi dạ dày cho người mới đi lần đầu 

Cập nhật 24/06/2023

3.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

MỤC LỤC

Đối với lần đầu tiên nội soi dạ dày, nhiều người muốn nắm rõ quy trình để chuẩn bị tâm lý thoải mái. Vì thế MEDIPLUS sẽ chia sẻ các “kinh nghiệm nội soi dạ dày” để đưa ra lời khuyên thực tế, giúp người bệnh tránh lo lắng, tránh bị đau, khó chịu khi nội soi.

1. Kinh nghiệm trước khi đi nội soi dạ dày

Trong lần đầu nội soi, người bệnh sẽ cảm thấy lạ lẫm và sợ hãi với việc ống mềm xâm nhập vào trong cơ thể. Để an tâm và thoải mái hơn thì người bệnh cần nắm rõ một số kinh nghiệm dưới đây.

1.1. Đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về nội soi dạ dày

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vã hoãn nội soi khi nghi ngờ người bệnh đang mang thai, có bệnh tim mạch,… Nếu bác sĩ đã chỉ định nội soi thì chứng tỏ bác sĩ đã cân nhắc qua tình trạng người bệnh, người bệnh chỉ cần yên tâm và làm chỉ dẫn để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Khi trao đổi với bác sĩ, người bệnh cần nêu rõ bản thân có dị ứng với các loại thuốc tê, thuốc gây mê hay dụng cụ y tế không. Nhờ đó bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc mê, chuẩn bị thêm thiết bị ứng phó biểu hiện dị ứng hoặc chuyển sang phương pháp chẩn đoán khác.

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ngừng một số loại thuốc để tăng hiệu quả nội soi

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ngừng một số loại thuốc để tăng hiệu quả nội soi

Người bệnh nên thông báo tất cả thông tin về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ biết

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thông báo các loại thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh. Bởi vì một số thuốc sẽ gây cản trở quá trình quan sát hay làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng các loại thuốc như thuốc tráng dạ dày Phosphalugel (thuốc chữ P), Gastropulgite hay các thuốc viên than hoạt. Các loại thuốc này thường sẽ bị ngừng từ 3 – 5 ngày trước khi nội soi.

1.2. Cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi đi nội soi dạ dày

Một kinh nghiệm nội soi dạ dày không thể bỏ qua là trước khi thực hiện nội soi người bệnh không được uống bất cứ loại nước nào tối thiểu 2 tiếng để tránh bị sặc.

Bên cạnh đó, trước khi nội soi người bệnh cần uống khoảng 20ml nước tan bọt. Nếu người bệnh uống nước trước đó sẽ làm loãng nước tan bọt, khiến bọt còn đọng lại gây ảnh hưởng xấu khi nội soi.

Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 3 tiếng trước khi nội soi.

Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 3 tiếng trước khi nội soi.

Trong trường hợp người bệnh bị mất nước ảnh hưởng tới dòng chảy của máu thì sẽ được bác sĩ truyền dịch để ổn định cân bằng điện giải cho đến khi nội soi xong.

Xem thêm:

1.3. Những điều cần tránh trước nội soi dạ dày

Người bệnh không uống các loại nước có màu như: cà phê, sữa, nước cam, nước uống có gas,… Bởi vì chúng sẽ để lại một lớp màu phủ lên bề mặt niêm mạc, ảnh hưởng đến bác sĩ quan sát và chẩn đoán bệnh là kinh nghiệm nội soi dạ dày của những người đã thực hiện truyền lại.

Người bệnh không uống nước cam trước khi nội soi vì nước cam sẽ để lại một lớp màu trên niêm mạc cản trở quan sát

Người bệnh không uống nước cam trước khi nội soi vì nước cam sẽ để lại một lớp màu trên niêm mạc cản trở quan sát

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh ăn các quả có nhiều hạt nhỏ vì các hạt này dễ ứ đọng trong dạ dày gây cản trở quá trình nội soi.

1.4. Giữ tinh thần thoải mái trước khi nội soi

Người bệnh không cần lo lắng bởi khi chỉ định nội soi, bác sĩ đã đảm bảo sức khỏe người bệnh đủ điều kiện và nội soi an toàn cho người bệnh. Bên cạnh đó, nội soi được cho là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài một số khó chịu như buồn nôn khi nội soi thì người bệnh rất ít gặp các tác dụng phụ khác.

Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái trước khi nội soi và trao đổi với bác sĩ để nắm rõ các lưu ý khi nội soi.

Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái trước khi nội soi và trao đổi với bác sĩ để nắm rõ các lưu ý khi nội soi.

Vì vậy, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái trước khi nội soi, trao đổi kỹ lướng với bác sĩ phụ trách và làm theo chỉ dẫn để quá trình nội soi thuận lợi hơn. Để hiểu chi tiết hơn bạn nên tìm hiểu thêm tại bài chia sẻ các bước chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày này

Trên đây là một số kinh nghiệm nội soi dạ dày người bệnh cần chú ý trước khi thực hiện. Tiếp theo là một số kinh nghiệm chia sẻ đến người bệnh trong khi thực hiện nội soi.

2. Kinh nghiệm cần biết khi thực hiện nội soi dạ dày

Khi thực hiện nội soi, người bệnh thường gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, khó chịu, đau họng, chảy máu miệng hay mũi. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất khoảng 20 – 30 phút sau khi nội soi. Tuy nhiên nếu người bệnh muốn tránh cảm giác khó chịu thì có thể tham khảo các kinh nghiệm sau.

2.1. Nên đi nội soi vào buổi sáng khi chưa ăn sáng

Thời gian từ khi ngủ đến khi nội soi của người bệnh có thể đáp ứng đủ yêu cầu nhịn ăn uống khi nội soi, đây là khoảng thời gian thuận tiện nhất cho người bệnh.

Người bệnh nên chọn thời gian nội soi vào buổi sáng để thuận tiện đáp ứng yêu cầu nhịn ăn uống của nội soi dạ dày

Người bệnh nên chọn thời gian nội soi vào buổi sáng để thuận tiện đáp ứng yêu cầu nhịn ăn uống của nội soi dạ dày

2.2. Nên thả lỏng người trong khi nội soi dạ dày

Trong quá trình nội soi, nếu người bệnh cựa quậy hay căng cứng người sẽ khiến thiết bị dễ đi lệnh, gây khó khăn cho nội soi.

2.3. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng để giảm bớt đau đớn khi nội soi dạ dày

Nếu người bệnh quá lo lắng và nhạy cảm khi nội soi, người bệnh nên đề nghị bác sĩ sử dụng thuốc gây tê là một trong những kinh nghiệm nội soi dạ dày. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng người bệnh để sử dụng thuốc xịt gây tê vùng hầu họng hoặc chuyển soi tiền mê.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ lựa chọn phương pháp nội soi không đau hoặc ít đau như:

  • Nội soi dạ dày gây mê: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc mê trước khi nội soi, vì vậy sẽ không dẫn tới kích thích vùng hầu họng gây khó chịu.
  • Nội soi dạ dày qua đường mũi: Bác sĩ sẽ dẫn ống nội soi đi qua đường mũi vào thẳng thực quản và xuống dạ dày người bệnh. Phương pháp này không tác động tới vùng hầu họng do đó không gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Nội soi dạ dày qua viên nang: Phương pháp này sử dụng một viên nang kích thước nhỏ có gắn camera, người bệnh sẽ nuốt vào như mẫu thực phẩm và hình ảnh dạ dày sẽ được viên nang gửi về. Nhờ đó hoàn toàn không gây đau hay khó chịu.
Người bệnh khi nội soi viên nang chỉ cần nuốt vào một viên nang kích thước nhỏ có gắn camera, không gây đau hay khó chịu

Người bệnh khi nội soi viên nang chỉ cần nuốt vào một viên nang kích thước nhỏ có gắn camera, không gây đau hay khó chịu

Các kinh nghiệm nội soi dạ dày trên sẽ giúp người bệnh an tâm hơn khi thực hiện nội soi. Sau khi nội soi, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, vậy người bệnh nên làm gì? Đáp án sẽ được đưa ra ở phần tiếp theo.

3. Kinh nghiệm sau nội soi dạ dày

Người bệnh sau khi nội soi dạ dày sẽ được bác sĩ kiểm tra và đưa ra một số lưu ý trước khi ra về. Người bệnh cần làm theo lời dặn của bác sĩ cho trường hợp bệnh của bản thân, đồng thời nắm một số kinh nghiệm dưới đây.

Nghỉ ngơi trước khi ra về: Khi vừa nội soi xong, người bệnh cần thời gian hồi phục và để bác sĩ kiểm tra người bệnh có xuất hiện tác dụng phụ hay không.

3.1. Với nội soi gây mê, sẽ cần một khoảng thời gian để tỉnh táo trở lại

Khi người bệnh tỉnh lại vẫn sẽ không tỉnh táo do tác dụng kéo dài của thuốc mê. Vì vậy người bệnh cần ở lại bệnh viện một khoảng thời gian để nhân viên y tế kiểm tra và chờ thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn.

Người bệnh nên nghỉ ngơi đến khi tỉnh táo hoàn toàn rồi mới ra về

Người bệnh nên nghỉ ngơi đến khi tỉnh táo hoàn toàn rồi mới ra về

3.2. Không được tự ý điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong vòng 24h

Trong vòng 24h sau khi nội soi người bệnh có thể gặp một số biến chứng như chóng mặt, buồn nôn, chảy máu,… Vì vậy có thể xảy ra tai nạn nếu không phản ứng kịp thời, tốt nhất người bệnh nên có người thân đưa về.

3.3. Không ăn uống trong 1 – 2 giờ sau khi nội soi gây mê

Sau khi tỉnh lại, các cơ quan cơ thể và tinh thần người bệnh còn trì trệ do tác dụng của thuốc mê. Vì vậy ăn uống trong khoảng thời gian này khiến thức ăn ứ đọng, gây khó tiêu, sặc thức ăn do không tỉnh táo,… là một trong những kinh nghiệm nội soi dạ dày bạn cần lưu ý.

3.4. Các tác dụng phụ như buồn nôn, đau rát cổ họng, ho,… sẽ tự hết trong ngày

Trong một số trường hợp nội soi, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ do cơ địa nhạy cảm hay trầy xước trong khi nội soi. Các biểu hiện này sẽ giảm dần và biến mất trong tối đa 5 tiếng sau khi nội soi.

3.5. Các tác dụng phụ không thuyên giảm thì nên đến cơ sở y tế

Nếu tác dụng phụ kéo dài và có xu hướng trầm trọng hơn, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để tiến hành kiểm tra. Đây có thể là biểu hiện của một số biến chứng ít gặp như thủng dạ dày, xung huyết dạ dày, nhiễm trùng thực quản,…

Khi các triệu chứng đau bụng không thuyên giảm, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Khi các triệu chứng đau bụng không thuyên giảm, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

3.6. Sau khoảng 2 giờ nội soi nên bổ sung những thực phẩm có lợi, có khả năng làm dịu cổ họng

Lúc này người bệnh có thể bổ sung thức ăn để giảm đói bụng, làm dịu cổ họng sau thời gian dài nhịn ăn uống. Đây là một số thực phẩm có lợi được khuyến khích ăn: canh, súp lỏng, cháo loãng, sữa tươi,…

3.7. Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất huyết, đi ngoài phân đen, nôn ra máu

Các biểu hiện này có thể là kết quả của nhiễm trùng, thủng dạ dày, thực quản,… hoặc chứng tỏ bệnh dạ dày của người bệnh đang chuyển biến nặng. Do đó người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

3.8. Hạn chế ăn đồ cay, nóng, có tính axit cao, đồ uống chứa chất kích thích

Các thực phẩm này có thể kích thích dạ dày tiết acid dịch vị nhanh chóng, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản dẫn tới ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau rát ngực,…

Người bệnh nên hạn chế rượu bia vì chúng chứa nhiều chất kích thích, có thể gây trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến hại dạ dày

Người bệnh nên hạn chế rượu bia vì chúng chứa nhiều chất kích thích, có thể gây trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến hại dạ dày

Các kinh nghiệm nội soi dạ dày trên sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý đúng sau khi thực hiện nội soi dạ dày. Bên cạnh đó, còn một số kinh nghiệm khác về nội soi mà người bệnh cần chú ý.

4. Một số kinh nghiệm nội soi dạ dày khác

Để giúp quá trình nội soi thuận lợi và đảm bảo an toàn cho bản thân, ngoài những kinh nghiệm đã được nêu, người bệnh cũng cần chú ý một số kinh nghiệm khác dưới đây.

  • Nên đi cùng người nhà khi nội soi dạ dày thay vì đi một mình: Đi cùng người nhà sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác lo lắng, đồng thời có thể giúp đỡ khi người bệnh gặp phải tác dụng phụ sau nội soi.
  • Lựa chọn địa chỉ nội soi uy tín, ưu tiên các bệnh viện, phòng khám uy tín: Cơ sở y tế uy tín sẽ có đầy đủ trang thiết bị nội soi, bác sĩ thành thục kỹ thuật khám và chẩn đoán, giúp tăng hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng sau nội soi.
  • Người bệnh nên ở lại bệnh viện để chờ kết quả: Thông thường nội soi sẽ có kết quả trong 1 – 2 giờ sau đó. Vì vậy người bệnh nên chờ ở bệnh viện để tiện theo dõi sức khỏe sau nội soi và nhanh chóng nhận kết quả.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau khi nội soi dạ dày: Mỗi trường hợp bệnh sẽ có một số lưu ý quan trọng khác nhau, vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho bản thân.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho bản thân.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho bản thân.

Bài viết xoay quanh các “kinh nghiệm nội soi dạ dày”, giúp người bệnh nắm rõ thông tin để thảo luận với bác sĩ và tránh lo lắng trước khi nội soi. Bên cạnh đó, lời khuyên dành cho người bệnh là nên nhanh chóng đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh dạ dày, tránh bệnh diễn biến trầm trọng thêm.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về nội soi dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám