Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không? – Chuyên gia giải đáp

Cập nhật 09/08/2023

3.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không là mối quan tâm của nhiều người bệnh vì họ lo ngại việc dùng chung ống nội soi mềm với nhiều bệnh nhân khác. Nỗi lo ngại này sẽ được chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay trong bài viết dưới đây cùng những lời khuyên hữu ích khác.

1. Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không?” là có thể xảy ra. Mặc dù, nội soi dạ dày là phương pháp kiểm tra được khuyến nghị sử dụng trên thế giới vì độ an toàn và chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có rủi ro lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác.

Các đối tượng liên quan tới nội soi dạ dày gồm bệnh nhân và nhân viên y tế đều có nguy cơ bị lây nhiễm chéo một số bệnh

Các đối tượng liên quan tới nội soi dạ dày gồm bệnh nhân và nhân viên y tế đều có nguy cơ bị lây nhiễm chéo một số bệnh

Lây bệnh trong nội soi dạ dày có thể xảy ra từ 3 nguyên nhân, đó là: thiết bị y tế, nhân viên y tế và ngay chính từ bệnh nhân. Điều này sẽ dẫn tới 3 trường hợp lây nhiễm chéo từ người sang người với mức độ xảy ra giảm dần như sau:

  • Lây nhiễm từ bệnh nhân sang bệnh nhân
  • Lây nhiễm từ bệnh nhân sang nhân viên y tế
  • Lây nhiễm từ nhân viên y tế cho bệnh nhân

Vậy lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày cụ thể như thế nào, câu trả lời cụ thể sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Nguyên nhân gây ra lây nhiễm chéo khi nội soi dạ dày

Người bệnh và cả nhân viên y tế có thể lây nhiễm khi thực hiện nội soi dạ dày như sau:

2.1 Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa nhiều bệnh nhân là do các thiết bị nội soi (như ống nội soi, kìm sinh thiết, hoặc các vật dụng trong phòng nội soi,…) chưa được khử khuẩn/tiệt khuẩn hoàn toàn.

Do vậy, các loại vi khuẩn, virus vẫn còn bám lại trên các thiết bị và đi vào cơ thể của một hoặc nhiều bệnh nhân khác và gây ra các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, xoắn khuẩn HP,…

Ống nội soi mềm không được khử khuẩn, vô trùng hoàn toàn sẽ là vật trung gian lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân

Ống nội soi mềm không được khử khuẩn, vô trùng hoàn toàn sẽ là vật trung gian lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân

Tình trạng người bệnh bị lây nhiễm bệnh qua các các thiết bị và vật dụng trong phòng nội soi xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Giảm thời gian vệ sinh ống nội soi

Số lượng dây nội soi và máy rửa tự động còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thăm khám cao của bệnh viện, cơ sở y tế. Do vậy, họ không thực hiện đúng về thời gian vệ sinh thiết bị nội soi để khử khuẩn 100% đã mang đi sử dụng dẫn tới tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân nội soi dạ dày.

Thiếu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Ở những bệnh viện không có thiết bị tiệt khuẩn chuyên dụng như máy rửa tự động, thì sẽ sử dụng phương pháp rửa ống nội soi thủ công, sẽ có nguy cơ không đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nhân viên xử lý dụng cụ cũng có thể bị lây bệnh trong quá trình xử lý dụng cụ nội soi, đặc biệt ở những cơ sở khám sử dụng cách thức vệ sinh thủ công, chưa có máy vệ sinh tự động.

Không sử dụng các thiết bị sử dụng 1 lần

Việc sử dụng lại những thiết bị như kìm sinh thiết, snare, cốc nước, ga trải giường,… cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế nếu chạm vào.

Ngáng miệng (bite block) dùng một lần cho bệnh nhân nội soi tại Mediplus

Ngáng miệng (bite block) dùng một lần cho bệnh nhân nội soi tại Mediplus

Nhân viên điều dưỡng thiếu kiến thức chuyên môn trong công tác khử khuẩn: Điều này sẽ dẫn tới các hệ quả như không thực hiện đúng hướng dẫn khử khuẩn, không làm sạch đầy đủ các bộ phận của ống nội soi mềm, không sử dụng đúng hóa chất khử khuẩn, không làm khô đúng tiêu chuẩn và dụng cụ bị khiếm khuyết,…

Ga trải giường, tấm lót kê gối sử dụng 1 lần cho bệnh nhân nội soi tại Mediplus

Ga trải giường, tấm lót kê gối sử dụng 1 lần cho bệnh nhân nội soi tại Mediplus

Vì vậy, bệnh nhân nên tới những địa chỉ khám nội soi dạ dày có thiết bị nội soi hiện đại, sử dụng công nghệ khử khuẩn tiên tiến và hạn chế tối các vật dụng dùng chung cho nhiều người. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm chéo cho bản thân mình.

2.2 Lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang nhân viên y tế

Nhân viên y tế cũng có thể bị lây nhiễm bệnh trong quá trình làm việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của bệnh nhân có chứa vi khuẩn, virus như virus viêm gan A, gan B, xoắn khuẩn HP,…

Nhân viên y tế không sử dụng đồ bảo hộ (gang tay, khẩu trang,...) có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với chất dịch nhầy của bệnh nhân có mầm bệnh truyền nhiễm

Nhân viên y tế không sử dụng đồ bảo hộ (gang tay, khẩu trang,…) có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với chất dịch nhầy của bệnh nhân có mầm bệnh truyền nhiễm

2.3 Lây nhiễm chéo từ nhân viên y tế sang bệnh nhân

Trường hợp này thường hiếm xảy ra nhưng vẫn là một nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho bệnh nhân khi đi nội soi dạ dày. Cụ thể là:

Nhân viên y tế đang mang mầm bệnh như lao, virus cúm,… trong quá trình nội soi nhân viên y tế không sử dụng bảo hộ có thể đưa vi khuẩn, virus qua dụng cụ vào người bệnh nhân hoặc giao tiếp với bệnh nhân nhưng không đeo khẩu trang. Khi đó, nước bọt sẽ có thể bắn lên người bệnh nhân, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bệnh nhân.

Lây nhiễm chéo từ nhân viên y tế qua bệnh nhân hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra

Lây nhiễm chéo từ nhân viên y tế qua bệnh nhân hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra

Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra, do vậy, bệnh nhân có thể yêu cầu nhân viên y tế đeo khẩu trang và sử dụng găng tay y tế để bảo vệ cho bản thân mình.

3. Mức độ nguy hiểm khi bị lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày

Lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày nguy hiểm ở chỗ rất khó phát hiện ra và điều trị kịp thời. Thậm chí người bị lây nhiễm không biết rằng nguồn lây tới từ việc nội soi dạ dày. Quá trình lây nhiễm diễn ra âm thầm, bệnh nhân và các bác sĩ nội soi cũng không phát hiện ra ngay lúc nội soi. Nhiều người chỉ phát hiện ra sau nhiều tháng, nhiều năm khi vi khuẩn, virus gây bệnh và xuất hiện các triệu chứng.

Có khoảng 50 loại vi sinh vật có khả năng lây bệnh qua đường trung gian là ống nội soi, điển hình là: viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, xoắn khuẩn HP,virus HIV,… Người bệnh hoặc nhân viên y tế đều có nguy cơ mắc nhiều bệnh lây nhiễm nếu không thực hiện đúng quy định về nội soi.

Xem thêm: 

Nội soi dạ dày mất bao lâu?

Bao lâu nên đi nội soi dạ dày một lần?

Nội soi dạ dày giúp phát hiện ra những bệnh gì?

4. Cách hạn chế tối đa nguy cơ bị lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày

Bệnh nhân và nhân viên y tế có thể bị lây bệnh khi nội soi dạ dày, vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thiết bị nội soi dạ dày như sau:

4.1 Đối với bệnh nhân nội soi dạ dày

Bệnh nhân cũng có thể bảo vệ bản thân khỏi rủi ro lây nhiễm thực hiện 2 điều sau đây:

Lựa chọn địa chỉ khám uy tín

  • Đội ngũ y bác sĩ: Những địa chỉ khám nội soi dạ dày uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ thực hiện đúng các quy định trong nội soi như cách thực hiện, trang phục, đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ,… để giảm thiểu tối đa con đường con trung gian lây bệnh cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • Cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại: Bệnh nhân nên chọn địa chỉ khám nội soi có hệ thống máy móc hiện đại, có hệ thống khử khuẩn – tiệt khuẩn ống nội soi khép kín, sử dụng dụng cụ 1 lần cho các thủ thuật như kìm sinh thiết, snare cắt polyp, gạc lau, giấy trải giường, cốc nước,…
Mediplus là một trong những địa chỉ nội soi uy tín có máy móc hiện đại, phòng ốc sạch sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

Mediplus là một trong những địa chỉ nội soi uy tín có máy móc hiện đại, phòng ốc sạch sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

Không thực hiện nội soi nhiều lần nếu không cần thiết

Bệnh nhân không nên đi nội soi nhiều lần nếu không cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các thiết bị nội soi – con đường trung gian đưa vi khuẩn, virus vào cơ thể.

Bệnh nhân cần khai báo tình trạng bệnh cho bác sĩ

Những bệnh nhân mắc các bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan A, viêm gan B,… cần báo với bác sĩ để có phương pháp thăm khám phù hợp, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bệnh nhân cần thông báo về tình trạng sức khỏe của mình trước khi thực hiện nội soi dạ dày

Bệnh nhân cần thông báo về tình trạng sức khỏe của mình trước khi thực hiện nội soi dạ dày

4.2 Đối với nhân viên y tế

Nhóm nhân viên y tế làm công việc liên quan tới nội soi bao gồm: bác sĩ và điều dưỡng trong phòng nội soi, nhân viên xử lý dụng cụ. Cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong nội soi dạ dày cụ thể như sau:

  • Đối với bác sĩ và nhân viên điều dưỡng: Cần được đào tạo và nghiêm chỉnh chấp hành những khuyến cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Đối với nhân viên phụ trách việc xử lý dụng cụ: Cần thực hiện theo hướng dẫn và quy định làm vệ sinh dụng cụ bao gồm: sử dụng hóa chất để khử khuẩn và tiệt khuẩn, bảo quản thiết bị.
Bệnh nhân nên chọn địa chỉ khám có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi nội soi

Bệnh nhân nên chọn địa chỉ khám có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi nội soi

4.3 Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế

Các bệnh viện, trung tâm y tế cần đặt sự an toàn cho bệnh nhân lên hàng đầu, vì vậy, cần quan tâm tới chất lượng của đội ngũ y bác sĩ và cơ sở hạ tầng. Cụ thể như sau:

  • Có một đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn, thực hiện nghiêm chỉnh quá trình khử khuẩn/tiệt khuẩn cho thiết bị nội soi dạ dày.
  • Đầu tư hệ thống máy móc công nghệ cao đáp ứng số lượng và chất lượng phục vụ bệnh nhân.
  • Phòng nội soi cần tách biệt với phòng xử lý ống nội soi mềm, phòng ốc sạch sẽ thông thoáng.
  • Phòng xử lý dụng cụ cần có đủ các phương tiện như nguồn nước, bồn, súng làm khô, tủ bảo quản vật dụng,… đảm bảo công tác khử khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng các dụng cụ sử dụng nhiều lần, đồng thời cung cấp các thiết bị dùng 1 lần cho mỗi lần nội soi như gạc lau, dây hút, cốc uống nước, giấy trải giường, kìm sinh thiết, dụng cụ cho thủ thuật cắt polyp,…
Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ khám nội soi có phòng ốc vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vi khuẩn

Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ khám nội soi có phòng ốc vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vi khuẩn

Như vậy, người bệnh và nhân viên y tế thực hiện nội soi dạ dày đều có nguy cơ bị lây nhiễm chéo chủ yếu qua thiết bị nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn hoàn toàn. Chuyên gia của MEDIPLUS khuyên người bệnh nên tới những địa chỉ khám nội soi có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về nội soi dạ dày, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

 *** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám