4.3K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa
MỤC LỤC
“Nội soi đại tràng bằng đường nào?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi đi thăm khám các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Phương pháp nội soi đại tràng là kỹ thuật xâm lấn đơn giản giúp phát hiện chính xác những dấu hiệu bệnh bên trong đường ruột. Nội soi đại tràng được thực hiện qua đường hậu môn của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS.
Xem thêm:
Nội soi đại tràng được thực hiện thông qua đường hậu môn bằng một ống nội soi mềm. Ống dây được đưa qua hậu môn lên hết đại tràng, có thể vào 1 đoạn hồi tràng.
Nội soi đại tràng bằng đường hậu môn
Nội soi đại tràng không được thực hiện qua đường miệng hoặc đường mũi. Chỉ nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mới được thực hiện qua đường miệng hoặc đường mũi. Xem thêm:
Nội soi đại tràng không quá đau như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi căng tức bụng, khó chịu và cảm giác mắc cầu khi ống dây luồn qua đường hậu môn vào sâu trong đại tràng, phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau của người bệnh, kỹ thuật của bác sĩ, độ đàn hồi của dây soi…
Bên cạnh đó, ống nội soi mềm được bôi trơn giúp giảm ma sát trên đường đi giúp hạn chế đau tối đa cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân không chịu được khi nội soi có thể chọn phương pháp tiền mê sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu và bệnh nhân sẽ hoàn toàn tỉnh táo khi nội soi xong.
Nội soi đại tràng có đau không?
Để quá trình nội soi đại tràng bớt đau và khó chịu, bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, hít thở nhịp nhàng, thả lỏng cơ thể.
Quy trình nội soi đại tràng chuẩn được tiến hành theo 4 bước chính để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe giúp quá trình nội soi được diễn ra suôn sẻ.
Khi có dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý về đại tràng, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định có cần thiết nội soi không.
Nếu thuộc những đối tượng chống chỉ định nội soi, bệnh nhân sẽ chỉ định những phương pháp khác an toàn và hiệu quả khác như: siêu âm đại tràng, chụp X-quang khung đại tràng, chụp CT hoặc MRI,…
Đại tràng cần được làm sạch trước khi nội soi. Bởi vậy, bệnh nhân cần chuẩn chuẩn bị chế độ ăn uống nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa để tạo thuận lợi và hiệu quả cao cho quá trình làm sạch đại tràng: cơm, bánh mì, trái cây không hạt, trứng, thịt nạc. Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm nhiều chất xơ thô khó tiêu, chất béo như: hạt, măng, dưa muối, ngô, trái cây có hạt,…
Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Vào ngày nội soi, cụ thể là 8 tiếng trước khi nội soi (thường là nhịn ăn sáng), bệnh nhân tuyệt đối không ăn và chỉ được uống nước lọc hoặc nước dừa để không bị đói.
Đồng thời, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc đã và đang sử dụng: thuốc huyết áp, tim mạch, gan, thận, thuốc chứa sắt, thuốc tiểu đường,… để ngưng một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm trong quá trình nội soi đại tràng.
Trước khi nội soi 3-4 tiếng, bệnh nhân được uống thuốc làm sạch ruột giúp đại tràng hoàn toàn sạch sẽ để kết quả chẩn đoán tổn thương chính xác nhất.
Nếu thực hiện phương pháp nội soi tiền mê, bác sĩ sẽ tiến hành tiền mê cho bệnh nhân giúp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu khi nội soi. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về thể trạng sức khỏe, tiền sử bênh tật, các thuốc hoặc thức ăn bị dị ứng để quá trình gây mê được suôn sẻ.
Bệnh nhân được đưa vào phòng nội soi có trang thiết bị chuyên biệt để thực hiện thủ thuật, tiến hành thay quần áo chuyên dụng và được yêu cầu nằm trên giường theo hướng dẫn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám hậu môn để đảm bảo không có tắc nghẽn hoặc tổn thương nào. Sau đó, sử dụng một ống nội soi mềm được bôi trơn đi vào đại tràng thông qua hậu môn.
Thông qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ chẩn đoán và xác định những tổn thương bên trong. Nếu có chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết lấy mẫu mô bệnh để xét nghiệm.
Câu hỏi 1: Nội soi đại tràng có biến chứng không?
MEDIPLUS trả lời: Nội soi đại tràng có thể gặp biến chứng, nhưng tỷ lệ hiếm khoảng 2-4% và chỉ xuất hiện khi nội soi ở các cơ sở kém uy tín. Bệnh nhân nên chọn những cơ sở y tế khám uy tín và được đánh giá cao như: bệnh viện 108, bệnh viện K, Medi+,…
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín nội soi đại tràng
Câu hỏi 2: Nội soi đại tràng có cần nhịn ăn không?
MEDIPLUS trả lời: Nội soi đại tràng chỉ cần nhịn ăn khoảng 6 – 8 tiếng trước khi nội soi ( thường là nhịn ăn sáng ). Thời điểm nội soi tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy để tránh dẫn đến tình trạng đói quá mức. Trước thời điểm uống thuốc để làm sạch đại tràng vẫn có thể ăn đồ ăn dễ tiêu hóa ( cháo, soup) và uống nước không màu.
Câu hỏi 3: Bao lâu phải nội soi lại một lần?
MEDIPLUS trả lời: Nếu kết quả nội soi bình thường, thời điểm nội soi lại vào khoảng 3 – 5 năm. Nếu bác sĩ chẩn đoán có những dấu hiệu mắc các bệnh lý về đại tràng như: ung thư, polyp,… thì cần theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời điều trị.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về câu hỏi “Nội soi đại tràng bằng đường nào?” Quy trình cũng như những lưu ý khi thực hiện. Hy vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn có thêm thông tin về phương pháp nội soi đại tràng. Nếu có bất cứ thắc mắc và khó khăn nào, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐĂNG KÝ NỘI SOI
Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.