[Giải đáp] Nội soi đại tràng có được uống sữa không?

Cập nhật 24/06/2023

3.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Sữa là loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất trong chế độ ăn hằng ngày, rất có lợi với cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân luôn thắc mắc “Nội soi đại tràng có được uống sữa không?”. Để giải đáp băn khoăn này, hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay sau đây!

Xem thêm:

1. Nội soi đại tràng có được uống sữa?

Với thắc mắc “Nội soi đại tràng có được uống sữa không?” thì chúng tôi có thể khẳng định rằng: Nội soi đại tràng có thể uống sữa nhưng cũng tùy thời điểm nội soi.

Trước thời điểm nội soi đại tràng, người bệnh KHÔNG ĐƯỢC uống sữa vì sữa thuộc vào dạng nước màu cần kiêng theo khuyến cáo của bác sĩ. Cụ thể:

  • Trước khi nội soi đại tràng, người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn tối thiểu 6 – 8 tiếng trước khi nội soi (nhịn ăn sáng) để bác sĩ có thể quan sát rõ lớp niêm mạc đại tràng, tránh bị trào ngược hay sặc thức ăn. 
  • Bệnh nhân được khuyến cáo chỉ được uống các loại nước trắng như nước lọc và hạn chế các loại nước màu (sữa, nước hoa quả, cà phê, trà…) vì có thể ảnh hưởng tới khả năng quan sát của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đói, có thể uống một chút nước đường.

Sau khi nội soi đại tràng khoảng 1 – 2 tiếng, có thể uống sữa để giảm cơn đói. 

Tuy nhiên trong sữa chứa khá nhiều lactose (một loại đường tự nhiên), sau khi uống, lactose tồn tại trong ruột không được phân giải hoặc tiêu hóa sẽ gây ra:

  • Phản ứng đầy hơi, đau bụng, ấm ách, tiêu chảy.
  • Kèm theo biểu hiện khó chịu, mệt mỏi. 
  • Những triệu chứng này gặp ở những người kém dung nạp lactose sau khi uống sữa.

Các nghiên cứu cho thấy có khoảng trên 60% dân số bị chứng kém hấp thu lactose. Chứng kém hấp thu phổ biến ở Châu Phi và Châu Á. 

Người Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ latinh có tỷ lệ cao mắc chứng không dung nạp lactose.

Người Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ latinh có tỷ lệ cao mắc chứng không dung nạp lactose.

Lưu ý: Chứng kém hấp thu lactose có thể dẫn tới chứng không dung nạp lactose. Nhưng những người có chứng không dung nạp lactose vẫn có thể dung nạp được những lượng lactose khác nhau mà không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu bạn không dung nạp lactose thì không nên uống sữa tươi sau khi nội soi mà nên thay thế bằng cháo, sup, sinh tố,… Sau đó, bạn vẫn có thể dung nạp lactose và uống được sữa tươi cũng như sử dụng các sản phẩm từ sữa sau 2-3 ngày bằng cách:

  • Uống sữa từng ít một và uống kèm trong bữa ăn.
  • Bổ sung từng ít một sữa và các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống và xem mức độ phản ứng thế nào.
  • Thử ăn sữa chua (1-2 hũ mỗi ngày) và phô mai cứng, như là phô mai cheddar hoặc phô mai Thụy Sĩ, những loại này có ít lactose hơn các loại sản phẩm khác từ sữa.
  • Dùng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa lactose và các sản phẩm từ sữa không chứa lactose.
Nếu không dung nạp lactose, bạn vẫn có thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa sau 2-3 ngày nội soi.

Nếu không dung nạp lactose, bạn vẫn có thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa sau 2-3 ngày nội soi.

2. Cần lưu ý gì khác trước khi tiến hành nội soi

Để cuộc nội soi được thuận lợi và tối ưu, hiệu quả, người bệnh trước khi nội soi cần chuẩn bị trước các lưu ý dưới đây:

  • Bệnh nhân cần có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên môn để đánh giá xem tình trạng sức khỏe có nên nội soi không và thời điểm nào là phù hợp trước khi lựa chọn nội soi đại tràng.
  • Trước ngày nội soi nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp; tránh các thức ăn giàu chất xơ và khó tiêu. Nên uống nhiều nước (nước lọc) và tránh các thứ nước có màu (nước hoa quả, cà phê, trà) vì có thể gây nhầm lẫn khi bác sĩ quan sát. Đặc biệt lưu ý cần nhịn ăn 6 tiếng (nhịn ăn sáng) trước khi thực hiện nội soi.
  • Nếu thấy cơ thể có bất thường, không thể tiến hành nội soi (người thiếu máu, suy tim, suy hô hấp…) thì cần thông báo lại với bác sĩ để bác sĩ có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, chuẩn bị tinh thần và sức khỏe , tránh căng thẳng, tâm lý để cuộc nội soi được diễn ra suôn sẻ.
Như vậy, để đảm bảo cho cuộc nội soi đại tràng cho kết quả chính xác, trước cuộc nội soi bệnh nhân tuyệt đối không uống sữa để tránh nhầm lẫn khi bác sĩ quan sát. Có thể dùng sữa sau cuộc nội soi nếu có thể dung nạp được lactose; cũng có thể cần thay đổi chế độ ăn hay dùng các chế phẩm sữa ít lactose trong trường hợp không dung nạp được.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “Nội soi đại tràng có được uống sữa không?”. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và chuẩn bị tốt cho quá trình nội soi sắp tới.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng !

***Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám