Quy trình nội soi dạ dày 6 bước theo quy định Bộ Y tế

Cập nhật 03/10/2024

7.5K

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi là phương pháp kiểm có độ chính xác cao, giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về quy trình nội soi dạ dày theo quy định cần thực hiện những gì. Chuyên gia Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp thông tin cho các bạn qua bài viết này.

1. Quy trình nội soi dạ dày theo quy định

Quy trình gồm 6 bước nội soi dạ dày theo quy định được thực hiện như sau

1.1 Tiến hành thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày

Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình nội soi dạ dày. Trước khi chỉ định nội soi dạ dày bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử nội khoa, ngoại khoa của người bệnh và các loại thuốc đang sử dụng (nếu có), nếu cần thiết và đủ điều kiện bác sĩ sẽ chỉ định nội soi.

Quy trình nội soi dạ dày 6 bước theo quy định Bộ Y tế

Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và tư vấn cho người bệnh

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày cho những trường hợp có triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Buồn nôn, đau bụng, khó nuốt
  • Phân đen hoặc có máu trong phân
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
  • Nghi ngờ ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiểm tra lại

>>>Xem thêm: 4 cách nội soi dạ dày phổ biến sử dụng nhiều nhất hiện nay

1.2 Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký vào giấy chấp thuận nội soi dạ dày

Sau khi được chỉ định nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký giấy chấp thuận để xác nhận rằng mình đã hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra khi nội doi dạ dày cũng như đồng ý thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân khi có bất cứ vấn đề gì liên quan đến thủ thuật nội soi: cách thực hiện, các rủi ro, khó chịu có thể gặp phải,… thì nên hỏi lại bác sĩ để được giải thích cụ thể.

Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ thông báo về quy trình và các biến chứng có thể xảy ra

Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ thông báo về quy trình nội soi dạ dày và các biến chứng có thể xảy ra

1.3 Chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi nội soi dạ dày

Khi các thủ tục nội soi dạ dày đã hoàn tất, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể bệnh nhân cần chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày. Để quá trình nội soi được chẩn đoán chính xác thì đây cũng là bước rất quan trọng trong quy trình nội soi dạ dày. Cụ thể:

Điều chỉnh chế độ ăn uống trước ngày nội soi

  • Trước ngày nội soi: Cần nhịn ăn tối thiểu 6 – 8 tiếng để tránh bị sặc, trào ngược hoặc nôn trong quá trình nội soi.
  • Thực phẩm không nên sử dụng: Không nên uống sữa, các loại nước có màu như: cà phê, nước cam, nước ép dưa hấu,… để không làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát.
  • Thực phẩm nên ăn: Trước 6 – 8 tiếng nội soi dạ dày, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Sau quá trình nội soi, người bệnh có thể ăn uống bình thường mà không cần kiêng khem quá nhiều.

>>>Xem thêm: Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? Chế độ ăn phục hồi nhanh chóng

Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm chức năng đông cầm máu, tổng phân tích tb máu ngoại vị: Nhằm đảm bảo chức năng đông cầm máu tốt khi thực hiện test HP hoặc sinh thiết, cắt polyp nếu có.
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm: Nhằm kiểm tra xem bệnh nhân có mắc các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, bệnh HIV,… để tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo thực hiện quy trình khử khuẩn đúng loại sau nội soi.
  • Xét nghiệm chức năng gan thận: Nhằm đảm bảo chức năng gan thận đạt tiêu chuẩn trong nội soi không đau.
  • Đo điện tim, chụp X-quang tim phổi: Nhằm đảm bảo chức năng tim phổi, tránh 1 số chống chỉ định trong nội soi.
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán sớm ung thư dạ dày để có biện pháp điều trị kịp thời

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán sớm ung thư dạ dày để có biện pháp điều trị kịp thời

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán khác.

Ngưng sử dụng thuốc trước khi nội soi dạ dày: Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem xét loại nào nên ngừng để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra thuận lợi.

Đặt lịch khám, nội soi dạ dày với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


    1.4 Tiến hành truyền thuốc (áp dụng khi nội soi không đau)

    Đối với những bệnh nhân lựa chọn nội soi dạ dày không đau các bác sĩ sẽ truyền một lượng vừa đủ thuốc ngủ qua đường tĩnh mạch người bệnh.

    Phương pháp này giúp cho bệnh nhân không lo âu, sợ hãi trước khi tiến hành nội soi. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp hạn chế được các hành động nguy hiểm từ người bệnh như: giãy giụa, giật dây soi,… gây ra tổn thương đường tiêu hóa.

    1.5 Tiến hành nội soi và chẩn đoán

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hết các bước trong quy trình nội soi dạ dày thì bước tiếp theo chính là tiến hành nội soi. Dưới đây là các bước tiến hành thực hiện nội soi:

    • Bệnh nhân được nằm nghiêng sang bên trái theo đúng tư thế nội soi. Nằm nghiêng về bên trái khi nội soi dạ dày sẽ giúp hạn chế được tình trạng trào ngược, vì thế góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình nội soi.
    • Các thiết bị hỗ trợ khi nội soi không đau như: theo dõi huyết áp, huyết áp, nhịp tim được gắn lên người bệnh để đảm bảo an toàn trong quá trình tiến hành nội soi dạ dày.
    • Bắt đầu nội soi, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi qua thực quản, xuống dạ dày và tá tràng. Hình ảnh trong đường tiêu hóa của người bệnh sẽ được camera thu lại và hiển thị trên màn hình tivi. Khi thấy có những bất thường bác sĩ sẽ chụp lại và kiểm tra. Từ những hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định chính xác các vùng tổn thương và đưa ra chẩn đoán bệnh.
    • Trong quá trình nội soi dạ dày, nếu cần thiết bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học hoặc tiến hành thủ thuật cắt polyp, lấy dị vật hoặc nong hẹp,…
    Quá trình nội soi dạ dày có gây mê

    Quá trình nội soi dạ dày không đau

    1.6 Nghỉ ngơi và chăm sóc sau nội soi dạ dày

    Đây là bước cuối cùng trong quy trình nội soi dạ dày. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan. Bởi bước này sẽ giúp người bệnh phục hồi sau nội soi.

    Sau nội soi có không đau, bệnh nhân sẽ được đưa ra phòng để nghỉ ngơi. Đối với bệnh nhân thực hiện nội soi không đau, thì cần có thời gian để để hồi tỉnh nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút cho thuốc ngủ hết tác dụng. Vì thế, người bệnh không nên tự ý điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên đi cùng người thân khi đi nội soi dạ dày.

    Kết quả nội soi sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để xác định và chẩn đoán nguyên nhân hoặc mức độ bệnh lý liên quan. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị (nếu cần) dựa trên kết quả nội soi. Trường hợp bệnh nghiêm trọng bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhập viện và thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để có biện pháp can thiệp phù hợp.

    Lưu ý:

    • Sau nội soi dạ dày bệnh nhân sẽ có một số cảm giác khó chịu như: buồn nôn, đau nhẹ ở cổ họng, khó nuốt tạm thời. Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và sẽ dần biến mất mà không cần tiến hành điều trị.
    • Ngoài ra, sau 72 giờ thực hiện thủ thuật nội doi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt, đau tức ngực, ớn lạnh,… thì cần đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ chuyên môn để không gặp phải rủi ro không mong muốn.

    Sau nội soi dạ dày 72h nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau bụng dữ dội cần báo ngay cho bác sĩ để ngăn chặn rủi ro không đáng có.

    2. Quá trình nội soi dạ dày mất bao lâu?

    Quá trình nội soi dạ dày thường kéo dài khoảng 10 – 20 phút, hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Một số trường hợp bác sĩ cần bấm test vi khuẩn HP, cắt polyp, nong thực quản hoặc gắp dị vật thì thời gian này sẽ lâu hơn.

    Xem thêm:

    3. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày

    Trước khi nội soi dạ dày các bạn cần ghi nhớ và thực hiện một số việc như sau:

    • Cần cân nhắc về tình trạng sức khỏe: Người bệnh cần nắm rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân xem có đủ điều kiện để nội soi dạ dày hay không. Những người bị suy tim, suy hô hấp, thiếu máu hoặc những người mắc chứng tâm thần thì không nên sử dụng thủ thuật nội soi dạ dày.
    • Thông báo cho bác sĩ biết về loại thuốc đang sử dụng: Trong quá trình nội soi dạ dày có thể phải thực hiện các thủ thuật như sinh thiết, cắt polyp… gây chảy máu, vì thế, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường cần thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý phù hợp.
    • Đặt lịch và ký vào tờ xác nhận nội soi dạ dày: Sau khi thăm khám và xác định thời gian tiến hành nội soi phù hợp, người bệnh cần tiến hành đặt lịch nội soi với bác sĩ. Đồng thời ký vào giấy xác nhận đồng ý thực hiện thủ thuật.
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: Trong khoảng 6 – 8 tiếng trước khi tiến hành nội soi, người bệnh không nên ăn uống bất cứ thứ gì, đặc biệt là những thực phẩm, đồ uống có màu: sữa, cà phê, nước cam,… để không gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán hình ảnh.
    Không nên uống đồ uống có màu trước khi thực hiện nội soi dạ dày

    Không nên uống đồ uống có màu trước khi thực hiện nội soi dạ dày

    Như vậy, các bạn đã biết quy trình nội soi dạ dày theo quy định cần làm những gì và cần làm gì trước khi nội soi dạ dày. Mong rằng bài viết này sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang chuẩn bị tiến hành nội soi dạ dày giúp quá trình chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

    Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

    *Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    5/5 - (1 vote)

      ĐĂNG KÝ NỘI SOI

      Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



      Bài viết liên quan

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám