3.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa
MỤC LỤC
Theo thống kê, có khoảng 70% dân số nước ta mang trong mình vi khuẩn HP – yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày hàng đầu cho người bệnh. Thông qua các xét nghiệm HP sẽ là căn cứ để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Vậy các xét nghiệm đó là gì thì hãy tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay thường gọi tắt là vi khuẩn HP, là một loại vi khuẩn gây nên 90% các bệnh lý đường tiêu hóa. Mặc dù số người mắc vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ cao nhưng không phải ai bị bệnh lý dạ dày – tá tràng cũng có vi khuẩn HP.
Xét nghiệm HP là một phương pháp giúp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) bên trong đường tiêu hóa. Xét nghiệm sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Làm xét nghiệm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa
Có rất nhiều phương pháp tìm vi khuẩn HP tại đường tiêu hóa. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà được chỉ định phương pháp phù hợp, có thể là:
Liệu pháp này sẽ giúp phát hiện xem người bệnh có mang vi khuẩn HP trong dạ dày không. Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh, đơn giản, cho kết quả có độ chính xác cao nên thường được chỉ định áp dụng cho mọi đối tượng.
Để tiến hành test thì ban đầu người bệnh sẽ được uống một chất lỏng hoặc thuốc để máy phân tích dễ phát hiện vi khuẩn HP trong hơi thở. Sau khi thổi hơi vào thiết bị test thì hơi thở của bệnh nhân sẽ được cho vào máy để kiểm tra, phân tích. Dựa vào các chỉ số thu được để kết luận người bệnh có mang vi khuẩn HP hay không.
Ưu điểm:
Nhược điểm: Không phát hiện được các tổn thương bên trong hệ tiêu hóa.
Phương pháp này sử dụng một ống nội soi có gắn một camera nhỏ ở trên đầu ống rồi luồn trực tiếp vào bên trong dạ dày. Ống nội soi sẽ đi từ miệng, qua thực quản rồi xuống dạ dày. Dựa vào hình ảnh phản ánh trên máy nội soi mà bác sĩ có thể tìm được chính xác vị trí vết loét. Sau đó lấy ra một mảnh sinh khiết ở vị trí tổn thương đem đi nuôi cấy.
Trong quá trình tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ viêm nhiễm của người bệnh để đưa ra hướng điều trị cho phù hợp.
Nhược điểm: Đau khi nội soi và không phải ai cũng tiến hành nội soi được.
Khi bị nhiễm HP, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra kháng thể kháng vi khuẩn HP vào máu. Do đó, có thể tìm được sự có mặt của vi khuẩn này thông qua xét nghiệm máu. Đây là xét nghiệm khá phổ biến, có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào.
Xét nghiệm HP bằng máu khá phổ biến
Nếu có vi khuẩn HP trong dạ dày thì nó sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài theo phân. Dựa vào cơ chế này mà xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân cũng là phương pháp thường xuyên được chỉ định.
Mẫu phân của người bệnh sẽ được xử lý bằng hóa chất rồi dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP.
Nhược điểm:
Test HP trong phân tìm vi khuẩn
Người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm HP trong các trường hợp sau:
Dù là xét nghiệm phổ biến hay được thực hiện để tìm nguyên nhân gây tổn thương dạ dày nhưng chi phí thực hiện lại khá cao nên bác sĩ sẽ chỉ chỉ định tiến hành xét nghiệm này khi thực sự cần thiết.
❓ Nguy cơ ung thư dạ dày nếu phát hiện có vi khuẩn HP? Có đến 70% số người Việt mang trong mình vi khuẩn HP, tuy nhiên chỉ có 1% trong số đó gặp phải biến chứng ung thư dạ dày.
Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan, việc làm xét nghiệm HP cũng nên thực hiện, chủ động đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.