Categories: Nội tiết

Ăn gì bổ thận và tốt cho sức khỏe?

Trong cơ thể người, chức năng chính của thận là lọc máu và đào thải các cặn bã ra bên ngoài thông qua đường tiểu. Bên cạnh đó, thận cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết nước tiểu, duy trì chức năng nội tiết và điều hòa thể tích máu. Vậy ăn gì bổ thận và làm thế nào để duy trì chức năng của thận? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng giúp bổ thận

Chế độ dinh dưỡng bổ thận là một phương pháp cụ thể để bảo vệ thận khỏi những tổn hại có thể xảy đến. Theo đuổi chế độ này đồng nghĩa với việc bạn cần phải hạn chế những thực phẩm và đồ uống gây suy giảm chức năng và sức khỏe của thận. Đồng thời, chế độ này cần phải đảm bảo được sự cân bằng giữa protein, vitamin, năng lượng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thận để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nếu bạn không xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng bổ thận phù hợp thì cơ thể rất dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát được mà để lượng đường trong máu và huyết áp quá cao thì các mạch máu ở thận sẽ dễ bị tổn thương, vì thế thận không thể hoạt động một cách tối ưu như khi khỏe mạnh.

Khi thận bị suy giảm chức năng đồng nghĩa với việc những chất thải và cặn bã sẽ tích tụ lại trong máu, không ngoại trừ cả những chất thải từ thực phẩm. Khi những chất này tích tụ đủ lâu với một lượng lớn, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Chính vì thế, nếu bạn mắc bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường thì nguy cơ rất cao cơ thể sẽ bị bệnh thận nếu những bệnh này không được kiểm soát ổn định.

Để đề phòng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận đối với cơ thể, một chế độ dinh dưỡng trả lời cho câu hỏi ăn gì bổ thận là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, nhất là những người bị thận hư, thận yếu.

Nhóm dinh dưỡng cho người bị suy thận

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương của thận mà bạn cần kiêng khem và có chế độ ăn phù hợp. Tốt nhất để hiểu về tình trạng sức khỏe của thận, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám tổng quát và nghe theo chỉ định của bác sĩ nếu phát hiện bất thường. Dù chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào mức độ khỏe mạnh của thận nhưng vẫn có điểm chung về những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế đối với người gặp vấn đề về thận như dưới đây:

Natri

Natri là một chất không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, bởi nó được biết đến là thành phần chính của muối ăn, loại gia vị mà mỗi người đều nạp vào cơ thể mỗi ngày. Natri đóng vai trò rất lớn đối với việc điều hòa huyết áp và là mấu chốt quan trọng trong quá trình duy trì sự cân bằng nước của cơ thể. Để có một quả thận khỏe mạnh, lượng natri trong máu cần được kiểm soát ở một mức độ nhất định.

Đối với nhóm đối tượng mắc các bệnh mạn tính về thận, việc bổ sung quá nhiều natri và các chất lỏng dễ làm cơ thể xuất hiện tình trạng khó thở, huyết áp cao hoặc sưng mắt cá chân, thậm chí dịch sẽ bị tích tụ xung quanh tim và phổi.

Để kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể, người bệnh cần hạn chế dùng những gia vị chứa nhiều natri như muối biển hay nước tương thay vào đó hãy thay bằng thảo mộc tự nhiên.

Người bị thận nên dùng các loại gia vị thảo mộc thay vì muối biển và nước tương

Kali

Kali là chất có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho hệ thống các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động ổn định. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính liên quan đến thận, cơ thể người bệnh sẽ không lọc được hết lượng kali dư thừa. Một khi kali trong máu có nồng độ tăng cao sẽ có nguy cơ gây ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan đến tim. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chỉ nên dung nạp ít hơn 2g kali.

Người mắc các bệnh về thận như thận yếu, suy thận nên hạn chế ăn những loại trái cây giàu kali như dưa, chuối và bơ. Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn sử dụng những thực phẩm chứa ít kali như việt quất, mận, dứa, dâu tây hoặc các loại rau như mâm xôi, súp lơ,…

Người mắc các bệnh về thận như thận yếu, suy thận nên ăn những loại thực phẩm ít kali

Photpho và canxi

Hai khoáng chất là photpho và canxi rất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh lý về thận thì bộ phận này không thể hoạt động một cách tối ưu. Khi thận yếu và suy giảm chức năng thì không thể nào loại bỏ được hết dư lượng phốt pho có trong máu. Khi hàm lượng phốt pho trong máu quá cao, người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Canxi là một khoáng chất không thể thiếu với cơ thể. Một khi lượng canxi trong máu bị thiếu hụt, cơ thể sẽ tự phát động cơ chế rút lấy canxi từ trong xương, điều này làm cho xương bị yếu đi, độ cứng của xương giảm lại và rất dễ bị nứt, gãy.

Protein

Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận cần phải hạn chế việc dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể. Tương tự như kali hay phốt pho, khi thận bị suy giảm chức năng cũng sẽ không thể loại bỏ được tất cả lượng chất thải tạo ra trong quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang phải lọc máu lại có nhu cầu protein cao hơn.

Ăn gì bổ thận?

Sau khi có thông tin về chế độ dinh dưỡng và các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, ngay sau đây bạn sẽ có thể tìm được đáp án cho câu hỏi ăn gì bổ thận:

  • Cá béo: những loại cá béo như cá hồi, cá thu có nhiều vitamin nhóm A và E, canxi, sắt và protein. Bên cạnh đó, cá béo còn có vị ngọt, tính bình nên được xem là thần dược trong việc tráng dương, bổ thận.
  • Thịt gà không da: Sở dĩ đây là thực phẩm mà người bị thận rất hay cho vào thực đơn là vì thịt gà không da so với những phần khác của gà thì chứa rất ít hàm lượng natri, phốt pho và kali.
  • Lòng trắng trứng: Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận nhưng đang trong quá trình lọc máu thì đây là loại thực phẩm vô cùng tuyệt vời. Bởi vì những đối tượng này không thể ăn nhiều lòng đỏ do hàm lượng phốt pho cao thì lòng trắng lại chứa rất nhiều protein nhưng lại có rất ít phốt pho.
  • Tỏi: Tỏi là thực phẩm vô cùng quen thuộc và dễ tìm. tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất lớn với những người mắc bệnh lý về thận vì chứa nhiều vitamin C, vitamin B, giúp bổ sung một lượng lớn vitamin cho người bệnh.
  • Kiều mạch: Với những ai đang mắc bệnh lý liên quan đến thận thì kiều mạch được xem như một vị cứu tinh. Trong kiều mạch có nhiều vitamin B, sắt và chất xơ nhưng lại chứa rất ít phốt pho, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Súp lơ: Súp lơ xanh được biết đến là một loại rau rất bổ dưỡng, là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như vitamin C, B và K. Bên cạnh đó, đây cũng được xem như là một thực phẩm ít kali có thể thay thế khoai tây.
  • Ớt chuông: Ớt chuông được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, giàu vitamin A và vitamin C, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở những đối tượng mắc bệnh liên quan đến thận.
  • Củ cải: rất tốt cho người bị thận bởi củ cải không những chứa rất ít hàm lượng kali và phốt pho mà còn rất giàu vitamin C.
  • Quả việt quất: đây chính là loại trái cây cung cấp chất chống oxy hóa nhiều nhất. Trong quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, ăn nhiều việt quất giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư thận.
  • Nho đỏ: Trong nho đỏ có hàm lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa. Việc ăn nhiều nho đỏ rất có lợi cho thận, bên cạnh đó còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức.

Một số loại thực phẩm mà người bị thận yếu nên cung cấp trong bữa ăn

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết và giải đáp được câu hỏi câu hỏi ăn gì bổ thận. Bên cạnh đó có thể hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe thận, từ đó có thể chủ động lên kế hoạch thiết lập cho mình một chế độ phù hợp.

Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp tới Fanpage Facebook của tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia một cách nhanh nhất.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết
MEDIPLUS

Tổ hợp ý tế Mediplus kết nối các nguồn lực y tế nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội để giúp hàng triệu người có sức khỏe tốt hơn và trải nghiệm dịch vụ y tế khác biệt.

Share
Published by
MEDIPLUS

Recent Posts

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy…

1 tuần ago

9 Bài tập cột sống lưng cải thiện thoái hóa, đau lưng tại nhà

Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn…

1 tuần ago

9 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả tại nhà

Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ…

1 tuần ago

Trào ngược dạ dày nên uống gì? 3 Lưu ý

Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người…

1 tuần ago

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng,…

2 tuần ago

Bơm xi măng cột sống giá bao nhiêu năm 2025?

Chi phí bơm xi măng cột sống hiện nay là bao nhiêu luôn được nhiều…

2 tuần ago