Nội tiết

Cơn đau quặn thận do sỏi nhận biết và điều trị đúng cách

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau quặn thận không thể xem nhẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ mắc phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về tình trạng đau thận do sỏi và đề xuất cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hợp lý.

1. Đau sỏi thận là như thế nào?

Các cơn đau thận do sỏi hay còn gọi là cơn đau quặn thận. Những cơn đau này được mô tả ở mức độ đau dữ dội, vị trí đau lan từ trong ra ngoài, thường xuất hiện một cách đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước. Đây được coi như một tín hiệu cảnh báo có sỏi trong hệ tiết niệu, bởi những cơn đau quặn đó chính là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận.

Các cơn đau quặn do sỏi thường diễn ra rất đột ngột.

2. Đau thận ở vị trí nào?

Cơn đau thận do sỏi thường xuất hiện trong thận, khiến đường tiết niệu bị tắc hoặc co thắt. Có trường hợp do sỏi thận quá rắn và nhiều góc cạnh, nên khi cọ xát gây ra những tổn thương cho niêm mạc niệu quản và bàng quang, từ đó hình thành nên các cơn đau.

Cơn đau thận bắt đầu từ khu vực thắt lưng, vùng hạ sườn sau đó dần lan xuống đùi, hố chậu và thậm chí gây đau ở cả cơ quan sinh dục. Các cơn đau sẽ xuất hiện với cường độ rất dữ dội, khiến người bệnh khó chịu và nằm quằn quại để chống chọi. Đau thận do sỏi kéo dài trong khoảng 20 – 60 phút rồi lắng xuống, hoặc cũng có thể tiếp tục tái phát.

Vị trí đau quặn thận do sỏi

Theo các chuyên gia MEDIPLUS, nếu bệnh nhân bị đau do tắc nghẽn bể và đài thận thì những cơn đau này thường xuất hiện ở hố thắt lưng, phía dưới xương sườn số 12, sau đó dần đau lan về phía trước, kéo dài đến vùng rốn và hố chậu.

3. Nhận biết các cơn đau quặn thận do sỏi

Các cơn đau do sỏi thận thường không liên quan đến số lượng sỏi trong cơ thể, mà phụ thuộc vào vị trí sỏi bị tắc nghẽn cũng như tính chất của sỏi. Các cơn đau nếu không được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của cơn đau sỏi thận mà mọi người có thể dễ dàng nhận biết.

3.1 Đau âm ỉ mạn tính

Đa số các trường hợp mắc sỏi thận thì cơ thể sẽ bị đau âm ỉ vùng thắt lưng. Giải thích điều này, các chuyên gia thận tiết niệu MEDIPLUS cho rằng nguyên nhân là do viêm không đặc hiệu hoặc bởi vì nước tiểu bị ứ nghẹn ở thận và niệu quản. Vì thế, ngoài cơn đau âm ỉ ở mạng sườn và thắt lưng thì vùng hố chậu cũng sẽ có cảm giác căng tức.

3.2 Các cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận bắt đầu khởi phát từ vùng mạn sườn gần thắt lưng, sau đó lan dần ra phía trước rồi lan xuống bẹn và vùng sinh dục ngoài. Khi những cơn đau quặn thận xuất hiện, người bệnh sẽ phải chịu cảm giác đau đớn dữ dội. Những cơn đau thường kéo dài khoảng 20 phút, nhưng cũng có thể là vài giờ.

Trong một vài trường hợp, các cơn đau sẽ được báo trước nhờ vào các dấu hiệu như đau vùng thắt lưng, tiểu khó hoặc tiểu ra máu, nước tiểu chuyển màu hồng và có những lợn cợn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ hoặc buồn nôn.

3.3 Đau vùng hạ vị

Cơn đau thận do sỏi bàng quang gây ra thường xuất hiện ở vùng hạ vị – vị trí của bàng quang. Cơn đau này xảy đến trong trường hợp bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo hoặc bị sỏi ở cổ bàng quang, khiến bàng quang tắc nghẽn và căng to. Vì thế, bệnh nhân có thể bị bí tiểu cấp tính và xuất hiện cảm giác đau ở hạ vị.

4. Đau thận do sỏi có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia nội tiết MEDIPLUS, đau do sỏi thận không thể xem nhẹ bởi sỏi được hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất nên qua thời gian, chúng sẽ gia tăng kích thước và người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng nếu tình trạng đau thận không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến bao gồm:

4.1 Viêm đường tiết niệu

Những viên sỏi thận với đặc điểm có cạnh sắc nhọn nên khi di chuyển trong cơ thể dễ làm trầy xước, tổn thương thận, niệu quản,… Hơn nữa, sỏi thận cũng chính là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây viêm thận và các vị trí khác trong đường tiết niệu, có thể gây ra chứng viêm. Đây được xem là một biến chứng rất phổ biến do sỏi gây ra.

4.2 Tắc nghẽn đường tiểu

Sỏi thận có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí từ đài thận cho đến bể thận và khi viên sỏi rơi xuống niệu quản hoặc niệu đạo có thể gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến cho nước tiểu bị ứ đọng. Tình trạng này nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây giãn đài thận, bể thận, và thậm chí là bí tiểu.

4.3 Nhiễm trùng máu

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do sỏi thận, căn bệnh biểu hiện cụ thể qua những cơn đau. Sỏi thận có thể gây viêm đài thận hoặc bể thận, vi khuẩn từ ổ viêm có thể xâm nhập vào máu, và nhiễm trùng huyết chính là hệ quả xấu nhất.

Các cơn đau thận do sỏi là dấu hiệu mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Nếu nhận thấy cơ thể có bất cứ thay đổi nào theo chiều hướng xấu thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Phương pháp chẩn đoán các cơn đau do sỏi thận

Sỏi thận xảy đến kèm theo các cơn đau dữ dội, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì thế, việc thăm khám và chẩn đoán bệnh là vô cùng cần thiết. Các phương pháp giúp chẩn đoán cơn đau thận bao gồm:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện sỏi và thường được chỉ định với những bệnh nhân đã có tiền sử sỏi cản quang. Phương pháp này được khuyến cáo không nên thực hiện ở phụ nữ mang thai, nếu cần thiết thì phải làm các xét nghiệm thai kỳ trước khi tiến hành chụp. Đối với đối tượng này thì siêu âm tiết niệu chính là lựa chọn an toàn và tối ưu nhất.
  • Siêu âm tiết niệu: Đây là kĩ thuật được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và cả niệu đạo. Phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến bởi có thể đưa ra các hình ảnh trực quan giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
  • Chụp CT sỏi tiết niệu không có cản quang: Đây là phương pháp vô cùng tối ưu giúp bác sĩ xác định được kích thước cũng như vị trí của sỏi, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý để giảm nhẹ các cơn đau thận do sỏi. Kỹ thuật này có thể thay cho cả 2 phương pháp kể trên.

Phim chụp x quang nhận thấy sỏi thận

6. Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách

Đau thận do sỏi nếu không được phát hiện và can thiệp sớm thì sẽ để lại rất nhiều biến chứng. Theo các chuyên gia MEDIPLUS, việc điều trị cơn đau do sỏi thận dựa trên nguyên tắc giảm đau và xử lý điểm tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là dùng thuốc.

Đối với những trường hợp đau ở mức độ nhẹ, nếu sỏi có kích thước khá nhỏ thì người bệnh có thể được kê thuốc lợi tiểu giúp bài tiết sỏi dần dần thông qua đường niệu.

Với những trường hợp mức độ đau nghiêm trọng hơn thì các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống co thắt và giãn cơ để hạn chế các cơn đau với cường độ mạnh. Nếu sử dụng đúng theo chỉ dẫn nhưng vẫn không thuyên giảm các cơn đau thì có thể sẽ được tiêm morphin tĩnh mạch giúp xoa dịu cơn đau.

Đối với trường hợp bệnh tiến triển nặng, những cơn đau diễn ra thường xuyên hơn với mức độ đau ngày càng tăng thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Đây được xem như biện pháp điều trị cuối cùng giúp xoa dịu những cơn đau do sỏi thận.

7. Phòng ngừa bệnh sỏi thận hạn chế biến chứng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là phương châm rất có giá trị, từ xưa đến nay điều đó vẫn luôn đúng. Vậy đâu là cách giúp phòng ngừa các cơn đau do sỏi thận?

7.1 Khám sức khỏe định kỳ

Theo các khuyến cáo của Bộ y tế, mọi người nên chủ động đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm tra toàn bộ cơ thể, từ đó có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý, nhất là các vấn đề về sỏi thận, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

7.2 Uống đủ nước

Uống đủ nước thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận, khi sỏi không xuất hiện thì các cơn đau do sỏi cũng không tồn tại. Cơ thể nếu được cung cấp đủ nước thì chức năng lọc những chất độc của thận sẽ diễn ra tốt hơn, giảm thiểu sự tích tụ của các khoáng chất dư thừa và ngăn ngừa sỏi thận.

Theo các nghiên cứu hiện nay cho thấy trung bình một người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh. Một cách đơn giản để nhận biết mình có uống đủ nước hay không chính là dựa vào màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đậm thì bạn nên uống nhiều hơn, nếu nước tiểu trong thì đồng nghĩa cơ thể đã đủ nước.

>>> Bạn cần biết: 1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

7.3 Hạn chế tiêu thụ muối

Việc giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn giúp giảm bớt lượng oxalate có trong nước tiểu. Từ đó giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi, ngăn ngừa các cơn đau có thể xảy đến. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng muối cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày là khoảng 2.500 miligam, nhưng trên thực tế thì mọi người tiêu thụ muối cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của chuyên gia.

7.4 Ăn ít các thực phẩm chứa nhiều oxalat

Axit oxalic có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận, vì thế nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm giàu oxalat như nho, đậu nành, đậu bắp, socola và trà,… Nếu nồng độ oxalat trong nước tiểu quá cao thì chúng rất dễ kết hợp với canxi, tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận, lâu dần sẽ dẫn đến sỏi.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đau thận do sỏi, từ đó có thể chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 19003366 để nhận được tư vấn sớm nhất.

Đánh giá bài viết
MEDIPLUS

Tổ hợp ý tế Mediplus kết nối các nguồn lực y tế nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội để giúp hàng triệu người có sức khỏe tốt hơn và trải nghiệm dịch vụ y tế khác biệt.

Share
Published by
MEDIPLUS

Recent Posts

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy…

1 tuần ago

9 Bài tập cột sống lưng cải thiện thoái hóa, đau lưng tại nhà

Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn…

1 tuần ago

9 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả tại nhà

Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ…

1 tuần ago

Trào ngược dạ dày nên uống gì? 3 Lưu ý

Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người…

1 tuần ago

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng,…

2 tuần ago

Bơm xi măng cột sống giá bao nhiêu năm 2025?

Chi phí bơm xi măng cột sống hiện nay là bao nhiêu luôn được nhiều…

2 tuần ago