Đổ mồ hôi trộm là tình trạng gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh nếu không may mắc phải. Để thăm khám và điều trị kịp thời, mỗi người cần trang bị kiến thức về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó chịu này thông qua bài viết dưới đây.
Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng có thể mắc ở tất cả các đối tượng, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Theo thống kê cho thấy, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn cả.
Cơ thể bị ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không quá nóng, hoặc kể cả khi không mặc nhiều quần áo lúc ngủ. Mồ hôi có thể tiết ra nhiều đến mức làm ướt cả quần áo và ga giường. Đổ mồ hôi vào ban đêm là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mất ngủ, kể cả đang ngủ cũng phải thức giấc. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, lâu dần theo thời gian sẽ đe dọa đến sức khỏe.
Đổ mồ hôi trộm gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ban đêm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Theo ThS. BS Trần Thị Thúy Mùi – Bác sĩ Nội tổng hợp MEDIPLUS, có 10 tác nhân gây bệnh, điển hình nhất dưới đây:
Khi cơ thể bị mắc các bệnh lý nội tiết như cường giáp, u tuyến thượng thận, tiểu đường hoặc hormone sinh dục bất thường thì có thể dẫn đến hiện tượng đổ mồ trộm. Bởi vì hệ nội tiết không hoạt động một cách bình thường khiến việc điều tiết mồ hôi cũng không được kiểm soát.
Đây là một tình trạng bệnh lý, gây đổ mồ hôi ban đêm và có đặc điểm là kéo dài theo thời gian, bệnh không thể tự khỏi nhờ cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm có thể xảy ra do sự bất thường trong hoạt động của hệ thần kinh thực vật , đây chính là nơi điều khiển hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể vô căn, do di truyền, hoặc trong giai đoạn sau chấn thương, đột quỵ… Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như: Bệnh nhân phải trải qua các loại phẫu thuật, hoá trị, xạ trị; hay chỉ đơn giản là uống quá nhiều rượu hoặc thức uống chứa caffeine đều gây ra đổ mồ hôi trộm.
Nhiễm trùng do bệnh lý sẽ gây sốt và khi đó cơ thể sẽ bị tăng nhiệt. Có rất nhiều bệnh lý nhiễm trùng có triệu chứng điển hình là bệnh nhân bị đổ mồ hôi ban đêm như bệnh lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn như viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc, áp-xe… Một căn đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm là HIV cũng gây cho người bệnh hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm.
Mãn kinh là giai đoạn ngừng hẳn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Chính vì thế, ở thời kỳ này, cơ thể của người phụ nữ sẽ có những thay đổi đáng kể về lượng hormone estrogen và progesterone. Đây là nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa rất khó chịu.
Cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào ban đêm và khiến cho cơ thể nóng lên, thân nhiệt tăng cao nên cơ thể bắt buộc phải bài tiết mồ hôi để thoát nhiệt, dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Tuy đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây khó ngủ ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh nhưng đổ mồ hôi trộm cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, nhất là khi hiện tượng này trở nên nặng hơn.
Hạ đường huyết chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong cơ thể ở mức thấp hơn 70mg/dL, khiến cho hệ thống điều hòa nhiệt bị suy giảm, từ đó không thể tự chủ được việc tiết mồ hôi. Đối tượng dễ bị hạ đường huyết nhất là những người đang sử dụng insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường như tolbutamid, glipizid, glibenclamid, clorpropamid, glimepirid… Đối tượng bị hạ đường huyết do tiểu đường thường có biểu hiện chóng mặt, run kèm theo. Biện pháp duy nhất để cải thiện tình trạng này chính là bổ sung thêm đường cho cơ thể, nhưng đối với người bị tiểu đường cần nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Trên thực tế, tình trạng đổ mồ hôi thường xảy ra khi ngủ vào ban đêm. Nếu bệnh xảy ra khi cơ thể đang tham gia hoạt động các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch. Chẳng hạn như khi bị bệnh động mạch vành việc lưu thông máu đến các cơ quan bị cản trở, gây nên hiện tượng đau thắt ngực, tim đập nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao và tiết rất nhiều mồ hôi. Vì thế, nếu cơ thể xảy ra các dấu hiệu bất thường như đổ mồ hôi khi đang sinh hoạt nhẹ nhàng và thời tiết không nóng thì người bệnh cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Canxi là nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành xương. Nếu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, hoạt động trao đổi chất ở thần kinh trung ương khiến cơ thể bị chuột rút, tê buồn hoặc đau nhức chân tay, kể cả đổ mồ hôi trộm do tuyến mồ hôi bài tiết quá mức.
Một số loại thuốc khi sử dụng thì có thể mắc các tác dụng phụ như đổ mồ hôi đêm, nhất là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Bên cạnh đó, các loại thuốc thường gặp như thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh hay các thuốc chứa thành phần giảm đau đều có tác dụng phụ là đổ mồ hôi trộm.
Đổ mồ hôi có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra
Đổ mồ hôi trộm chính là một dấu hiệu sớm cho thấy người bệnh có thể mắc phải một số bệnh ung thư. Loại ung thư phổ biến gây đổ mồ hôi trộm ở người lớn chính là ung thư bạch cầu ác tính. Dấu hiệu điển hình ở các bệnh nhân ung thư này là cơ thể bị sốt, sưng hạch kèm theo sụt cân, và rõ nét nhất là hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm.
Đây là hội chứng gây tăng tiết tuyến mồ hôi, hay còn được gọi với tên khác là Hyperhidrosis tự phát – bệnh lý mạn tính làm cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Hội chứng này khá đặc biệt vì nó không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn cả ban ngày, chỉ cần cơ thể có các cảm xúc kích động thì sẽ đổ mồ hôi. Ban đêm nếu gặp ác mộng gây ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc dữ dội cũng có thể gây ra đổ mồ hôi trộm.
Để chẩn đoán chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị hợp lý thì người bệnh cần được khám lâm sàng kỹ càng. Ở bước này, các bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách khai thác biểu hiện, triệu chứng bệnh cũng như các tiền sử bệnh (nếu có).
Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện thêm các phương pháp cận lâm sàng khác như:
Đổ mồ hôi trộm nếu chỉ diễn ra thỉnh thoảng khi mệt mỏi hoặc hoạt động mạnh là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu và triệu chứng đổ mồ hôi trộm xảy ra thường xuyên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán kịp thời, không nên để tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Việc điều trị thì như thế nào? Theo ThS. BSTrần Thị Thúy Mùi cho biết, việc điều trị dứt điểm chứng đổ mồ hôi trộm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thông thường giúp giảm tình trạng trên:
Dưới đây là tổng hợp một số mẹo dân gian khá hay trong việc điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ngay tại nhà một cách hiệu quả, mọi người có thể tham khảo và áp dụng.
Được biết đến với những đặc tính ấm, vị cay và có mùi thơm công dụng thải độc, ôn trung tán hàn hiệu quả. Lá lốt chữa đổ mồ hôi trộm cũng rất tốt, ngoài ra cũng có thể dùng để trị được chứng đau bụng, viêm khớp, viêm xoang,… khá hay.
Điều trị tình trạng đổ mồ hôi trọm với lá lốt, có thể áp dụng linh hoạt như sau: dùng lá lốt xay nhuyễn, hòa với nước lọc uống, dùng lá lốt đun nóng với lước để xông cũng tốt hoặc có thể dùng lá lốt làm các món cháo dinh dưỡng cũng mang lại hiệu quả tích cực.
Đậu đen hay đỗ đen có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Trong đậu đen còn có nhiều chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, vitamin A, beta carotene,… Đỗ đen là sự lựa chọn tốt vừa bổ sung dinh dưỡng vừa có công dụng giảm các tình trạng ra mồ hôi trộm, nhất là ở trẻ nhỏ.
Cách áp dụng cũng vô cùng đơn giản, đậu đen rang chín, cho thêm long nhãn, táo tàu, nước lọc vào đun. Chia nhỏ phần nước sau khi đun xong uống trong ngày. Ap dụng trong vài ngày để có kết quả tốt.
Trong y học, đinh lăng chứa nhiều chất quan trọng và tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1,… Lá đinh lăng có tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, tinh thông huyết mạch, thanh nhiệt giải độc.
Trong việc chữa tình trạng đổ mồ hôi trộm, mọi người có thể dụng lá cây đinh lăng rửa sạch đun sôi với nước rồi dùng để lau rửa người và tắm để có công dụng tốt nhất, vừa hạn chế tình trạng ra mồ hôi, vừa giúp kháng khuẩn hạn chế nấm ngứa.
Theo Đông y, dâu tằm có vị ngọt đắng, tính hàn, tất cả các bộ phận đều có thể sử cụng làm thuốc khá hay, điều trị chứng đau nhức xương khớp, ho, tiêu đờm, bổ gan thận, hay như chứng đổ mồ hôi trộm… một cách hiệu quả
Mọi người có thể tham khảo sử dụng lá dâu tằm trong điều trị ra mồ hôi bằng cách dùng lá đun sôi với nước lọc, dùng nước uống liên tục trong 1 tuần để có hiệu quả. Cũng có thể dùng để đun nước tắm hàng ngày cũng khá tốt, hoặc có thể chế biến món ăn từ lá dâu tằm cũng mang lại hiệu quả tích cực.
Tình trạng đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu vô cùng bình thường, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu cơ thể bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc mong muốn được tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ đến hotline 19003366.
*Lưu ý: Những mẹo dân gian mang tính tham khảo thêm, chưa có kiểm chứng khoa học về tính hiệu quả trong việc điều trị!
Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy…
Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn…
Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ…
Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người…
Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng,…
Chi phí bơm xi măng cột sống hiện nay là bao nhiêu luôn được nhiều…