Viêm bàng quang cấp là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở phái nữ. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 40-60% phụ nữ mắc viêm bàng quang cấp ít nhất một lần trong đời. Vậy viêm bàng quang cấp có thực sự nguy hiểm? Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Cùng chuyên gia y tế MEDIPLUS tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Bệnh viêm bàng quang thường gặp ở nữ giới hơn nam giới với tỷ lệ 9/1. Sở dĩ phụ nữ dễ mắc bệnh viêm bàng quang cấp hơn là vì niệu đạo của phụ nữ ngắn cộng thêm “vùng kín” luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở vùng xung quanh miệng niệu đạo – âm hộ xâm nhập vào bàng quang. Còn nam giới mắc các bệnh này thường là do một số yếu tố nguy cơ đi kèm như nằm bất động lâu ngày, sỏi đường tiểu hoặc phì đại tuyến tiền liệt,…
Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp thường khá đặc trưng ở vùng tiết niệu và để lại nhiều cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các triệu chứng co thể chẩn đoán ngay tại nhà:
Triệu chứng cận lâm sàng để chấn đoán bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, siêu âm và cần thiết có thể cấy nước tiểu để định danh vi khuẩn.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang là do vi khuẩn từ bên ngoài vào đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo tấn công niêm mạc gây nhiều triệu chứng. Dưới đây là một số tác nhân bác sĩ chuyên khoa đưa ra:
Vi khuẩn gây nhiễm trùng niệu đạo bằng cách xâm nhập vào đường tiểu rồi đi lên bàng quang và bám vào thành bàng quang gây viêm niêm mạc bàng quang. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn là do nhiễm các loại vi khuẩn gram âm, đặc biệt là Escheria coli với con số lên đến 90% trường hợp viêm nhiễm. Một số loại vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm bàng quang cấp như: Proteus mirabilis, Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Staphylococcus aureus,…
Ngoài ra, cũng có một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tình trạng viêm bàng quang cấp như:
Thông thường, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bàng quang cấp, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số xét nghiệm hoặc siêu âm nhằm đưa ra hướng điều trị tiếp theo chính xác nhất:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này thường được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn cấp. Dựa vào những thay đổi của các chỉ số, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được bệnh lý viêm bàng quang cấp.
Cấy nước tiểu
Nếu kết quả cấy nước tiểu cho thấy vi khuẩn niệu >105/ml có thể kết luận viêm bàng quang cấp do nhiễm khuẩn. Xét nghiệm này thường tiến hành khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị, viêm bàng quang cấp tái phát, hoặc người bệnh là nam giới.
Siêu âm
Hình ảnh siêu âm với thành bàng quang dày hơn so với bình thường cho thấy dấu hiệu của tình trạng viêm bàng quang cấp.
Bệnh viêm bàng quang cấp nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hoặc không tuân thủ điều trị, bệnh lý có thể tiến triển với một số biến chứng nghiêm trọng như:
Kháng sinh kháng viêm là phương pháp được áp dụng trong điều trị viêm bàng quang. Việc điều trị viêm cần dựa trên các nguyên tắc chính sau đây:
Dùng kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ là phương pháp ưu tiên hàng đầu để điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh viêm bàng quang cấp. Đối với các thể viêm bàng quang cấp thông thường, bệnh nhân có thể khỏi hẳn sau 1 liệu trình kháng sinh ngắn ngày (5-7 ngày). Trong trường hợp không tuân thủ theo phác đồ điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng thận, bể thận do vi khuẩn đi ngược lên niệu quản, bể thận.
Khi viêm bàng quang cấp kèm theo các yếu tố thuận lợi, bên cạnh việc dùng liệu pháp kháng sinh dài ngày hơn, cần loại bỏ các nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng diễn tiến bệnh.
*Lưu ý: Đối với viêm bàng quang cấp, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc để tránh tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bàng quang cấp như phì đại tiền liệt tuyến, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang,…có thể khiến căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nếu không điều trị triệt để.
Do đó, ngoài việc sử dụng liệu pháp kháng sinh theo chỉ định, các chuyên gia y tế cần thực hiện thêm các biện pháp ngoại khoa ví dụ như phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi trong bàng quang, niệu quản hay liệu pháp CRS.
CRS là liệu pháp kết hợp giữa sóng âm và thuốc thẩm thấu để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm…. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn thúc đẩy sự hình thành niêm mạc mới, phục hồi lại chức năng của bàng quang.
Viêm bàng quang cấp thường đi kèm với nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn tại vùng tiết niệu. Do đó, để giảm bớt các cơn đau, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng dưới đây:
Viêm bàng quang cấp tính sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán, phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời… Chính vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát triển bệnh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tại Hotline: 1900 3366 để được nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy…
Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn…
Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ…
Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người…
Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng,…
Chi phí bơm xi măng cột sống hiện nay là bao nhiêu luôn được nhiều…