Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì, ăn gì? 3 Nguyên tắc

Cập nhật 18/02/2025

48

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bướu đa nhân tuyến giáp. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vậy bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Hãy tham khảo 3 nguyên tắc dinh dưỡng Tổ hợp y tế Mediplus tổng hợp dưới đây.

1. Bướu đa nhân tuyến giáp là gì? Nguyên tắc ăn uống cho bệnh bướu đa nhân tuyến giáp 

Cùng tìm hiểu định nghĩa bướu đa nhân tuyến giáp và các nguyên tắc ăn uống trong nội dung dưới đây:

Bướu đa nhân tuyến giáp là gì? 

Bướu đa nhân tuyến giáp là sự xuất hiện của nhiều khối nhỏ có dạng tròn hoặc bầu dục bên trong tuyến giáp. Những khối này có thể hình thành do tình trạng viêm mãn tính hoặc sự xơ hóa của mô tuyến giáp. Phần lớn các nhân giáp không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone và thường lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển lớn dần và gây ra các triệu chứng khó chịu.

Người mắc bướu đa nhân tuyến giáp có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy lo âu, dễ xúc động hoặc buồn bã không rõ nguyên nhân
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc hay thức dậy giữa đêm.
  • Cơ thể suy nhược, luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Sụt cân nhanh chóng mà không liên quan đến chế độ ăn uống hay luyện tập
  • Tim đập nhanh hơn so với mức bình thường.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng đi ngoài thường xuyên trong ngày.
Bướu đa nhân tuyến giáp là gì? là sự xuất hiện của nhiều khối nhỏ có dạng tròn hoặc bầu dục bên trong tuyến giáp

Bướu đa nhân tuyến giáp là gì? là sự xuất hiện của nhiều khối nhỏ có dạng tròn hoặc bầu dục bên trong tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bướu đa nhân tuyến giáp có thể bao gồm thiếu i-ốt, rối loạn miễn dịch, yếu tố di truyền hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể. Dù lành tính hay ác tính, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ tiến triển và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Một số người bệnh chỉ cảm thấy có cảm giác vướng ở cổ khi nuốt, nhưng không để ý cho đến khi đi khám sức khỏe tổng quát và được chẩn đoán mắc bệnh.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh bướu đa nhân tuyến giáp

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị bướu cổ. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh nên lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ i-ốt: I-ốt là vi chất thiết yếu giúp tuyến giáp hoạt động ổn định. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, tảo biển, sò, nghêu và đặc biệt là sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày.
  • Tránh thực phẩm cản trở hấp thu i-ốt: Một số loại rau thuộc họ cải như bắp cải, súp lơ, củ cải trắng có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể. Do đó, người mắc bướu cổ nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này, đặc biệt là ở dạng sống.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Thực đơn hàng ngày nên bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu và các loại hạt. Đồng thời, tránh đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm quá nhiều đường hoặc dầu mỡ để giảm áp lực lên tuyến giáp.
Nguyên tắc ăn uống cho bệnh bướu đa nhân tuyến giáp cần đảm bảo chế độ ăn uống cân đối

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh bướu đa nhân tuyến giáp cần đảm bảo chế độ ăn uống cân đối

Tham khảo: Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 3 Cách điều trị

2. Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa tình trạng phát triển xấu hơn. Vậy bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị? Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh nên giảm ăn lại.

Đậu nành và thực phẩm chế biến từ đậu nành

Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không phù hợp với người mắc u tuyến giáp. Các chuyên gia cho biết, hợp chất isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone. Vì vậy, những người mắc bệnh lý về tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương để tránh tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.

Các thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp thường có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại chứa nhiều chất bảo quản và chất béo không lành mạnh. Hơn nữa, người tiêu dùng khó kiểm soát được thành phần và quy trình chế biến của những sản phẩm này. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp, gây cản trở cho việc điều trị. Vì vậy, người mắc u tuyến giáp nên ưu tiên thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị.

Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì? Các thực phẩm chế biến sẵn

Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì? Các thực phẩm chế biến sẵn

Nội tạng động vật

Người mắc u tuyến giáp lành tính nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật như gan, tim, lòng… vì đây là những thực phẩm giàu axit lipoic. Chất này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tuyến giáp và làm suy giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Việc tiêu thụ nội tạng thường xuyên có thể khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Do đó, người bệnh nên ưu tiên thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.

Thực phẩm nhiều đường và thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có đường hay đồ ăn vặt đóng gói thường chứa nhiều đường tinh luyện. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây rối loạn đường huyết, dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp. Không chỉ vậy, gan và tuyến tụy cũng có nguy cơ bị tổn thương khi lượng đường trong cơ thể quá cao.

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng có thể cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị u tuyến giáp. Người mắc bệnh, đặc biệt là u tuyến giáp ác tính, cần kiểm soát lượng chất xơ nạp vào hàng ngày thay vì loại bỏ hoàn toàn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mức độ chất xơ phù hợp trong chế độ ăn.

Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một số loại ngũ cốc khác, có thể tác động đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Những thực phẩm chứa gluten phổ biến bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh ngọt… Một số người có cơ địa nhạy cảm với gluten có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc đau bụng khi tiêu thụ các sản phẩm này.

Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều Gluten

Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều Gluten

Ngoài ra, gluten có thể kích hoạt phản ứng tự miễn trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn không chứa gluten có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và hạn chế nguy cơ rối loạn chức năng tuyến này.

Hạn chế đồ uống có cồn và các chất kích thích

Dù với người khỏe mạnh, việc tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích cũng không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với người mắc u tuyến giáp, việc tránh xa những loại đồ uống như bia, rượu, nước ngọt có gas hay các chất kích thích là vô cùng cần thiết. Chúng có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone và làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc điều trị, gây cản trở quá trình hồi phục.

Xem thêm: Người bị u tuyến giáp có uống được Collagen không? 5 Lưu ý

3. Bướu đa nhân tuyến giáp nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần quan tâm đến các thực phẩm có lợi giúp duy trì chức năng tuyến giáp và hỗ trợ kiểm soát bệnh. Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho người bệnh bị bướu đa nhân tuyến giáp:

Thực phẩm chứa nhiều I-ốt

I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, hỗ trợ sản xuất hormone và hạn chế sự phát triển của các khối u tuyến giáp. Những thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản rất có lợi cho người bị bướu giáp nhưng không phù hợp với bệnh nhân cường giáp.

Dù i-ốt cần thiết cho tuyến giáp, việc bổ sung phải được kiểm soát chặt chẽ. Đối với những người đang điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc các phương pháp đặc biệt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng i-ốt phù hợp. Việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến viêm tuyến giáp và làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần cân đối lượng i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Nhóm rau lá xanh

Người mắc ung thư tuyến giáp nên tăng cường bổ sung rau lá xanh vào chế độ ăn uống, bởi đây là nguồn thực phẩm dồi dào magie và khoáng chất quan trọng. Những dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bướu đa nhân tuyến giáp ăn gì? Một số loại rau xanh đậm 

Bướu đa nhân tuyến giáp ăn gì? Một số loại rau xanh đậm

Một số loại rau xanh đậm như rau mồng tơi, rau muống, rau diếp cá có thể giúp cung cấp lượng magie cần thiết, góp phần giảm bớt tình trạng mệt mỏi, đau cơ và hỗ trợ điều hòa nhịp tim. Việc duy trì thói quen ăn rau xanh hàng ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng và góp phần hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp.

Hải sản, cá béo

Cá và hải sản không chỉ cung cấp nguồn chất béo lành mạnh mà còn chứa nhiều vitamin quan trọng hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Đặc biệt, các loại cá béo giàu đạm, omega-3 và nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, duy trì hoạt động của cơ thể. Người bệnh nên ưu tiên bổ sung protein từ thịt trắng như cá béo thay vì thịt đỏ để giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

Tuy nhiên, khi lựa chọn cá béo, người mắc bệnh tuyến giáp cần thận trọng vì một số loại cá biển và hải sản có vỏ có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Việc tiêu thụ quá mức thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp tự miễn, suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Trái cây và quả mọng

Trái cây họ quả mọng là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do gây ra. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều vitamin B và E, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe cho người mắc bướu đa nhân tuyến giáp.

Tại Việt Nam, một số loại quả mọng phổ biến như dâu tây và nho có thể dễ dàng tìm thấy. Ngoài ra, nam việt quất và mâm xôi cũng là những lựa chọn tuyệt vời với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, do hai loại quả này không được trồng phổ biến trong nước, chúng thường có mặt chủ yếu tại các siêu thị và đi kèm mức giá cao hơn so với các loại trái cây nội địa.

Bướu đa nhân tuyến nên ăn trái cây và quả mọng

Bướu đa nhân tuyến nên ăn trái cây và quả mọng

Sữa ít béo và sữa chua

Sữa ít béo và sữa chua là nguồn cung cấp canxi, vitamin D và protein giúp duy trì chức năng tuyến giáp ổn định. Những lợi ích của sữa và các sản phẩm từ sữa gồm:

  • Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
  • Chứa lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm viêm.
  • Giàu canxi giúp bảo vệ xương, đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương do rối loạn tuyến giáp.

Đón đọc: U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì? 5 Gợi ý

4. Phương pháp điều trị bướu đa nhân tuyến giáp ra sao?

Phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bao gồm cường giáp, suy giáp hoặc thiếu i-ốt. Hiện chưa có một phác đồ điều trị cố định cho tất cả các trường hợp, mà cần căn cứ vào tình trạng hoạt động của tuyến giáp, kết quả sinh thiết mô cũng như yếu tố dịch tễ tại từng khu vực.

Điều trị bướu đa nhân tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nếu bướu giáp phát triển nhanh, tiếp tục gia tăng kích thước theo thời gian, có nguy cơ ung thư, gây chèn ép lên các cơ quan lân cận, lan xuống xương ức hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sau phẫu thuật, tùy vào phạm vi tuyến giáp bị cắt bỏ, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều Levothyroxine phù hợp để duy trì chức năng tuyến giáp lâu dài.
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ: Phương pháp này được áp dụng khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Iốt phóng xạ sẽ tập trung tại tuyến giáp, tiêu diệt các tế bào tuyến giáp và làm kích thước tuyến giáp thu nhỏ dần. Sau khi điều trị, người bệnh có thể cần sử dụng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp lâu dài để duy trì chức năng cơ thể ổn định.
  • Điều trị bảo tồn: Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ khác nhằm kiểm soát kích thước bướu, duy trì chức năng tuyến giáp ổn định. Levothyroxine là một loại thuốc giúp bổ sung hormone tuyến giáp, thường được chỉ định khi bướu giáp xuất phát từ tình trạng suy giáp. Trong trường hợp bướu giáp do cường giáp, bác sĩ có thể kê các thuốc như Propylthiouracil hoặc Methimazole để kiểm soát hoạt động tuyến giáp.

Xem thêm: Bị K tuyến giáp có kiêng đám ma không? 2 Lưu ý

Mong rằng những thông tin trên từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì. Nếu cần tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ tới hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ tận tình!

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám chẩn đoán, và điều trị y khoa với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 có chữa được không? Giá bao nhiêu?

    Ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 là một trong những dạng ung thư có tiên lượng khả quan nhất, thường được phát hiện sớm…

    25 Th12, 2024
    432

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không? 3 Lời khuyên

    U tuyến giáp là các khối u phát triển trên tuyến giáp. Các khối u này có 2 dạng là khối u lành tính và…

    23 Th12, 2024
    168

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì là các vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm…

    22 Th2, 2025
    20

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú: 3 Nguyên nhân và 5 cách điều trị

    Trong bốn loại ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng phổ biến nhất và có tỷ lệ điều trị thành…

    24 Th12, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám