Mổ ung thư tuyến giáp giá bao nhiêu? với 4 phương pháp

Cập nhật 24/12/2024

295

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Mổ ung thư tuyến giáp là một phương pháp điều trị quan trọng cho các bệnh lý tuyến giáp, bao gồm ung thư tuyến giáp, cường giáp và các rối loạn khác. Vậy mổ ung thư tuyến giáp mất bao lâu? Thời điểm nào là cần tiến hành phẫu thuật ? Và mổ ung thư tuyến giáp giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây từ Tổ hợp Y tế Mediplus sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này.

1. Mổ ung thư tuyến giáp có tiềm ẩn rủi ro không? 

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường không quá phức tạp và ít để lại hậu quả nghiêm trọng, nên bệnh nhân không cần quá lo lắng trước khi tiến hành. Trước khi bước vào ca mổ, điều quan trọng là bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, ăn uống đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật.

Mổ ung thư tuyến giáp có tiềm ẩn rủi ro không? 

Mổ ung thư tuyến giáp có tiềm ẩn rủi ro không?

Dù quá trình cắt bỏ ung thư tuyến giáp không quá phức tạp, mọi phẫu thuật đều có thể tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng nhất định. Một số biến chứng sau phẫu thuật tuyến giáp có thể gặp gồm:

  • Chảy máu: Hiếm xảy ra nhờ các thiết bị mổ hiện đại.
  • Nhiễm trùng: Được kiểm soát chặt chẽ bằng việc sử dụng kháng sinh và chăm sóc vết thương đúng cách.
  • Liệt dây thanh âm: Do tổn thương dây thần kinh thanh quản, ảnh hưởng tạm thời đến giọng nói, nhưng thường sẽ hồi phục hoàn toàn.
  • Sẹo: Sau mổ, bệnh nhân có thể để lại sẹo trên cổ, vết sẹo này sẽ mờ dần theo thời gian.
  • Tổn thương tuyến cận giáp: Có thể gây giảm nồng độ canxi trong máu, gây co cơ và cảm giác tê bì, nhưng thường được điều trị bằng thuốc.
  • Chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông: Có nguy cơ hình thành khối máu tụ hoặc huyết khối lớn ở cổ.

Sau phẫu thuật, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ biến chứng, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ và đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.

2. Khi nào thì cần tiến hành phẫu thuật ung thư tuyến giáp?

Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) đã ban hành các hướng dẫn chi tiết dựa trên những bằng chứng y khoa mới nhất về mổ ung thư tuyến giáp  dựa theo kích thước, giai đoạn phát triển và mức độ xâm lấn của khối u. Những hướng dẫn này cung cấp thông tin quan trọng về các chỉ định và phương pháp phẫu thuật, bao gồm cắt thùy hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp, và hiện được các chuyên gia trên toàn cầu áp dụng rộng rãi.

Khi nào thì cần tiến hành phẫu thuật ung thư tuyến giáp?

Khi nào thì cần tiến hành phẫu thuật ung thư tuyến giáp?

Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, các xét nghiệm hình ảnh và đánh giá chức năng tuyến giáp sẽ giúp xác định liệu bệnh nhân có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật ung thư tuyến giáp hay không. Siêu âm tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu được khuyến nghị để tầm soát ung thư tuyến giáp và kiểm tra di căn hạch cổ hai bên. Ngoài ra, các hình ảnh bổ sung từ chụp CT-scan và MRI có sử dụng thuốc cản quang cũng được khuyến cáo nếu nghi ngờ ung thư xâm lấn hoặc có di căn.

Theo hướng dẫn của ATA, bệnh nhân ung thư tuyến giáp được phân chia thành ba nhóm điều trị:

  • Nhóm 1: Khối u lớn hơn 4 cm, có xâm lấn hoặc di căn xa – khuyến nghị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Nhóm 2: Khối u từ 1 đến 4 cm, không xâm lấn hoặc di căn – có thể lựa chọn cắt một thùy hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Nhóm 3: Khối u nhỏ hơn 1 cm, không xâm lấn hoặc di căn – theo dõi sát sao hoặc cân nhắc cắt một thùy tuyến giáp.

Đặt lịch khám Tuyến giáp với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


     

    3. Trước khi mổ ung thư tuyến giáp cần chuẩn bị gì?

    Trước khi mổ ung thư tuyến giáp bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

    • Ngưng sử dụng một số loại thảo dược, thực phẩm chức năng và thuốc có khả năng gây loãng máu, bao gồm cả aspirin.
    • Nhịn ăn từ đêm trước ngày phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho quá trình gây mê.
    • Tập các bài tập vận động nhẹ nhàng để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và nhiễm trùng vùng ngực.
    • Bỏ thuốc lá để cải thiện khả năng hồi phục và giảm các biến chứng hậu phẫu.
    • Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều i-ốt như hải sản, muối, và các sản phẩm từ sữa trong khoảng 2 tuần trước khi mổ.
    • Giữ vững tinh thần lạc quan và thư giãn.
    • Đi ngủ sớm và đảm bảo đủ giấc để cơ thể có sức khỏe tốt trước khi phẫu thuật.
    Trước khi mổ ung thư tuyến giáp cần chuẩn bị gì?

    Trước khi mổ ung thư tuyến giáp cần chuẩn bị gì?

    Bên cạnh đó nhiều người quan tâm mổ ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Tùy thuộc vào giai đoạn, loại ung thư và phương pháp điều trị được áp dụng, bệnh nhân có thể có khả năng sống từ vài năm đến hơn 10 năm kể từ khi được chẩn đoán.

    4. 4  phương pháp điều trị được áp dụng cho ung thư tuyến giáp

    Phẫu thuật tuyến giáp thường được áp dụng cho các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Tùy theo mức độ phát triển của khối u, bác sĩ có thể quyết định cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc chỉ loại bỏ một phần.

    Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp

    Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Ca phẫu thuật được tiến hành qua một đường rạch dài khoảng 5-7cm ở phần trước cổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có một vết sẹo nhỏ ở cổ, và theo thời gian vết sẹo sẽ dần mờ đi. Bác sĩ thường thực hiện đường mổ dọc theo nếp lằn cổ để giảm thiểu vết sẹo.

    Sau khi tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hormone tuyến giáp (levothyroxine) hàng ngày suốt đời. Ngoài ra, sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định i-ốt phóng xạ và xét nghiệm máu để theo dõi nguy cơ tái phát ung thư.

    Phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy của tuyến giáp

    Phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy của tuyến giáp là phương pháp loại bỏ phần thùy có chứa tế bào ung thư, thường đi kèm với eo giáp. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư tuyến giáp có kích thước nhỏ (<4cm), chưa lan ra ngoài tuyến giáp, và thuộc nhóm có nguy cơ di căn thấp. Ngoài ra, cắt thùy tuyến giáp cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán ung thư tuyến giáp trong các trường hợp nhân giáp có nguy cơ cao nhưng kết quả sinh thiết bằng kim nhỏ FNA chưa rõ ràng.

    Phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy của tuyến giáp

    Phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy của tuyến giáp

    Một lợi thế của cắt bỏ thùy giáp là bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc hormone tuyến giáp sau phẫu thuật, vì phần tuyến giáp còn lại vẫn có thể hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ ung thư tuyến giáp có thể phát triển ở phần còn lại sau này.

    Phẫu thuật cắt tuyến giáp và loại bỏ hạch bạch huyết vùng cổ

    Phẫu thuật cắt tuyến giáp kèm nạo vét hạch bạch huyết vùng cổ bao gồm việc cắt bỏ tuyến giáp và sau đó loại bỏ các hạch bạch huyết nghi ngờ có tế bào ung thư di căn. Mục đích của việc nạo vét hạch là giảm thiểu nguy cơ tồn tại tế bào ung thư, đồng thời giúp chẩn đoán tình trạng di căn và ngăn ngừa các biến chứng về sau.

    Quá trình nạo vét hạch là bước cần thiết trong điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa . Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ di căn hạch thấp và kết quả điều trị sau phẫu thuật thường rất khả quan.

    Phẫu thuật cắt tuyến giáp bằng phương pháp nội soi hoặc sử dụng robot

    Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp thường được áp dụng cho những bệnh nhân có khối u tuyến giáp nhỏ, không có dấu hiệu di căn hoặc xâm lấn. Tuy nhiên, phương pháp này phổ biến hơn trong điều trị các nhân tuyến giáp lành tính.

    Ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp bao gồm:

    • Đau ít hơn so với phẫu thuật truyền thống.
    • Sẹo nhỏ hơn.
    • Thời gian hồi phục nhanh hơn.
    • Giảm thiểu khả năng gặp biến chứng.
    Phẫu thuật cắt tuyến giáp bằng phương pháp nội soi 

    Phẫu thuật cắt tuyến giáp bằng phương pháp nội soi

    Nhược điểm của phương pháp này:

    • Thời gian phẫu thuật có thể kéo dài hơn so với mổ mở.
    • Khả năng phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở nếu gặp khó khăn.
    • Một số biến chứng, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh thanh quản, có nguy cơ cao hơn.

    5. Mổ ung thư tuyến giáp giá bao nhiêu? Nằm viện bao lâu

    Thực tế chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường dao động trong khoảng 10-30 triệu đồng, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, độ phức tạp của ca mổ, loại vật tư tiêu hao, thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật, và chính sách bảo hiểm y tế. Phẫu thuật nội soi ung thư tuyến giáp thường có chi phí cao hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống. Bên cạnh đó, tại các bệnh viện lớn, cơ sở tư nhân, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc trước, sau mổ chất lượng, chi phí sẽ thường cao hơn.

    Thời gian nằm viện sau mổ ung thư tuyến giáp là bao lâu?

    Thời gian lưu trú tại bệnh viện sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường dao động từ 2 đến 7 ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, loại ung thư tuyến giáp, và giai đoạn bệnh. Dựa trên những yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra thời gian theo dõi và nằm viện phù hợp:

    • Giai đoạn sớm (0,1): Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu và khối u chưa di căn, bệnh nhân có thể chỉ cần ở lại bệnh viện từ 2 đến 3 ngày để bác sĩ theo dõi sức khỏe.
    • Giai đoạn muộn: Khi tình trạng bệnh nặng hơn, có thể cần kết hợp các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hay liệu pháp nội tiết, do đó thời gian nằm viện có thể kéo dài khoảng 1 tuần.
    • Trường hợp bệnh nhân yếu hoặc có biến chứng: Những bệnh nhân này thường cần lưu lại bệnh viện khoảng 1 tuần để đảm bảo sức khỏe ổn định.
    • Xạ trị sau phẫu thuật: Thời gian nằm viện sẽ kéo dài hơn nếu bệnh nhân phải xạ trị, với lịch trình như sau:
    • Xạ trị với I-131: Bắt đầu sau 6 tuần kể từ ngày phẫu thuật.
    • Xạ trị ngoài: Thực hiện theo đợt từ 3 đến 4 lần, mỗi lần kéo dài vài giờ.
    Thời gian nằm viện sau mổ ung thư tuyến giáp là bao lâu?

    Thời gian nằm viện sau mổ ung thư tuyến giáp là bao lâu?

    6. Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp cần theo dõi và chăm sóc thế nào?

    Để bảo vệ sức khỏe và hạn chế các biến chứng có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian lưu trú tại bệnh viện, bệnh nhân nên chú ý đến những điều sau đây:

    Phục hồi sức khỏe

    • Sau bất kỳ ca phẫu thuật nào, bệnh nhân cần thời gian để hồi phục sức khỏe và giúp vết thương mau lành.
    • Bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế vận động trong vài tuần để cơ thể sớm trở lại trạng thái ổn định.
    • Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng.
    • Nên uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ cơ thể trong việc thanh lọc và loại bỏ độc tố.
    • Ngoài ra, cần tránh hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia.
    • Bệnh nhân cũng nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Triệu chứng đau và cứng khớp

    • Bệnh nhân có thể cảm thấy vùng cổ cứng và khó chịu do vết mổ, thậm chí có thể xuất hiện cảm giác tê.
    • Nếu cảm giác đau kéo dài, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ điều trị để được kê đơn thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng và kích ứng (nếu có).
    • Sau một vài tuần, tình trạng đau ở khớp cổ và vai sẽ dần cải thiện.
    • Lúc này, bệnh nhân có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng nhằm mục đích hạn chế tình trạng cứng khớp.
    • Vì vậy bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để nhận tư vấn và lựa chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp.
    Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp có thể cảm thấy vùng cổ cứng 

    Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp có thể cảm thấy vùng cổ cứng

    Chăm sóc vết mổ

    Sau khi vết thương đã lành, sẹo có thể trở nên cứng và có màu tối hơn so với da xung quanh. Theo thời gian, vết sẹo sẽ trở nên mềm và nhạt màu dần, quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến 1-2 năm.

    Nếu xuất hiện tình trạng sưng, rỉ dịch, mủ, hoặc cảm giác nóng và đỏ tại vết mổ, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.

    Để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

    • Tránh để nước dính vào vết thương, đảm bảo vùng cổ luôn khô ráo bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn sạch cho đến khi vết thương hoàn toàn lành.
    • Không đi bơi cho đến khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn.
    • Tránh gõ, chà xát hoặc chạm vào vết thương mà không cần thiết.
    • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương và thay băng mỗi ngày.

    Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho bệnh nhân sau phẫu thuật

    Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Việc lựa chọn thực phẩm thích hợp không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp:

    • Lựa chọn thực phẩm dễ nuốt: Trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nuốt do cảm giác khó chịu ở vùng cổ và vết mổ. Do đó, nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh, sữa, yogurt, và sinh tố trái cây. Nên nấu chín kỹ và cắt nhỏ thực phẩm thành từng miếng vừa ăn.
    • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, và sữa. Ngoài ra, hãy tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, đồng thời uống đủ nước hàng ngày.
    • Tránh một số loại thực phẩm: Bệnh nhân nên hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc thức ăn cứng, dai và khó nuốt. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm kích thích như cà phê, bia, rượu và thuốc lá, cùng với những món có khả năng gây dị ứng hoặc khó tiêu.
    • Theo dõi sức khỏe: Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe cá nhân và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong việc ăn uống, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời.
    Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho bệnh nhân sau phẫu thuật

    Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho bệnh nhân sau phẫu thuật

    Hy vọng thông tin từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mổ ung thư tuyến giáp. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết!

    *Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

    5/5 - (1 bình chọn)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì? 5 Gợi ý

      Khi bị u tuyến giáp, người bệnh cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình, nên bổ sung các thực phẩm có lợi…

      26 Th12, 2024
      89

      Chuyên mục: Nội ung bướu

      Ung thư tuyến giáp chữa được không? 5 địa chỉ uy tín

      Ung thư tuyến giáp chữa được không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. K tuyến giáp là bệnh lý khá nguy hiểm…

      25 Th12, 2024
      180

      Chuyên mục: Nội ung bướu

      Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? 4 thực phẩm nên ăn

      Để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiệu quả, bên cạnh các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng cần chú ý đến…

      24 Th12, 2024
      466

      Chuyên mục: Nội ung bướu

      Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu?

      Ở giai đoạn ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 khối u đã phát triển lớn hơn và có thể đã lan rộng ra các…

      25 Th12, 2024
      742

      Chuyên mục: Nội ung bướu

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám