Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

Cập nhật 22/02/2025

24

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì là các vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sau phẫu thuật giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tuy nhiên cần chọn lọc kỹ các thực phẩm trước khi sử dụng. Bài viết sau đây của MEDIPLUS sẽ giúp bạn đọc nắm được thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp, sau mổ tuyến giáp không nên ăn gì và nên ăn gì. 

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng sau mổ u tuyến giáp

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là người cao tuổi, ăn uống kém, bị giảm khối cơ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị, từ trước, trong đến sau khi phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Lợi ích khi bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm có: 

  • Hỗ trợ phục hồi thể chất: Tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Chế độ ăn cần cân đối đủ tinh bột, protein, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế nguy cơ tái phát ung thư: Bổ sung vitamin A, C, E, D và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tối ưu hoạt động tuyến giáp: Kiểm soát lượng i-ốt phù hợp giúp duy trì hiệu quả điều trị sau cắt tuyến giáp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Hạn chế sụt cân hoặc thừa cân để giảm biến chứng và nguy cơ tái phát ung thư.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi mổ u tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi mổ u tuyến giáp

2. Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì để sớm hồi phục?

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì để cơ thể hồi phục nhanh chóng? Người bệnh sau phẫu thuật nên bổ sung thêm các thực phẩm như sau: 

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, bệnh nhân thường bị đau rát cổ họng, nuốt khó, kéo dài vài tuần. Vì vậy, thực phẩm mềm, xay nhuyễn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

  • Dễ tiêu hóa, giàu nước và chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau củ, nước ép trái cây, sữa…
  • Chế biến mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, canh, hầm…
  • Các món nước: Bún, phở, miến, hủ tiếu… giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn.

Thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ dinh dưỡng

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sau phẫu thuật ung thư và giảm nguy cơ tái phát. Ngoài ra, vitamin C giúp hình thành collagen, thúc đẩy liền da và nhanh lành vết thương. Thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung sau phẫu thuật u tuyến giáp gồm có: 

  • Trái cây: Cam, bưởi, kiwi, dứa, lê, ổi, quả mọng…
  • Rau củ: Rau dền, cải bó xôi, ớt chuông…
Bổ sung thêm vitamin C

Bổ sung thêm vitamin C

Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Ngoài vitamin C, các thực phẩm giàu vitamin chống oxy hóa như rau xanh, thịt gia cầm, hải sản, hạnh nhân, đậu và hạt cũng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục, ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật.

Thực phẩm giàu protein và omega-3

Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Protein là nhóm thực phẩm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật. Protein giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và cung cấp năng lượng cho bệnh nhân sau điều trị u tuyến giáp. Omega-3 là chất béo tốt, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, chống khuẩn và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.

Thực phẩm giàu kẽm, nhiều khoáng chất

Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp tăng đề kháng, hỗ trợ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau mổ:

  • Thịt: Thịt bò (dùng vừa phải, không ăn quá nhiều thịt bò sau khi mổ u tuyến giáp), thịt gia cầm.
  • Hải sản: Hàu, tôm, cua…
  • Các loại hạt, đậu: Hạt điều, hạnh nhân, đậu lăng…
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Phô mai, sữa chua, sữa bò…

Thực phẩm giàu canxi, selen

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì để bệnh nhân sớm hồi phục? Bệnh nhân cần tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, trứng, hải sản giáp xác, các loại đậu, hạt và rau lá xanh để duy trì nồng độ canxi ổn định trong máu.

Các thực phẩm giàu Selenium giúp kháng khuẩn, giảm nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp phục hồi nhanh hơn. Các thực phẩm giàu selen bao gồm thịt nạc, trứng, nấm, cá hồi, cá ngừ, sò điệp và các loại hạt.

Thêm các thực phẩm có chứa selen vào khẩu phần ăn

Thêm các thực phẩm có chứa selen vào khẩu phần ăn

Hoa quả và rau xanh 

Bệnh nhân nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, trái cây tươi. Những thực phẩm này giúp tăng cường nhu động ruột, hạn chế táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Uống ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám giàu magie, kẽm, vitamin E và B, hỗ trợ tuyến giáp hoạt động tốt hơn, đặc biệt có lợi cho bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp. Ngũ cốc cần được bổ sung vào thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp

3. Sau mổ tuyến giáp không nên ăn gì?

Ngoài các thực phẩm nên ăn vậy người bệnh sau mổ tuyến giáp không nên ăn gì? Dưới đây là nhóm các thực phẩm cần tránh sau khi mổ u tuyến giáp. 

Hạn chế muối i-ốt và các thực phẩm giàu i-ốt

Iốt giúp ngăn ngừa bướu cổ nhưng không phù hợp cho bệnh nhân vừa phẫu thuật bướu cổ. Nếu tiêu thụ muối iot nhiều, tuyến giáp có thể tăng kích thước, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cần kiểm soát lượng i-ốt tiêu thụ để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

  • Sau cắt một phần tuyến giáp: Việc tiêu thụ quá nhiều i-ốt có thể kích thích phần tuyến giáp còn lại sản xuất hormone quá mức, làm tăng nguy cơ tái phát ung thư. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế muối i-ốt và thực phẩm giàu i-ốt.
  • Sau cắt toàn bộ tuyến giáp: Tuyến giáp không còn hoạt động, nên cơ thể không cần i-ốt để sản xuất hormone. Việc bổ sung i-ốt lúc này là không cần thiết.
Hạn chế tiêu thục các thực phẩm có nhiều iot

Hạn chế tiêu thục các thực phẩm có nhiều iot

Bệnh nhân cần tránh các thực phẩm như rong biển, tảo bẹ, muối i-ốt và thực phẩm chế biến có hàm lượng i-ốt cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, đặc biệt là khi bệnh nhân cần xạ trị với i-ốt phóng xạ.

Đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng

Tránh thức ăn cay, nóng để tránh gây đau rát cổ họng và ảnh hưởng đến vết thương sau khi mổ u tuyến giáp. 

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, dai, cứng, dính

Hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ vì chứa nhiều calo, chất béo xấu và hợp chất gây hại, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp nên tránh thực phẩm dai, cứng, dính để giảm đau rát và sưng, ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai nuốt và hấp thu.

Không ăn đồ chiên có nhiều dầu mỡ

Không ăn đồ chiên có nhiều dầu mỡ

Hạn chế thực phẩm có chứa cafein, các loại đồ uống có cồn

Sau mổ u tuyến giáp không nên ăn gì? Bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm chứa cafein vì có thể gây ợ chua, trào ngược, đau rát vùng họng và rối loạn nhịp tim. Cafein cũng có thể làm giảm hiệu quả thuốc điều trị, đặc biệt là i-ốt phóng xạ.

Giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều gluten

Bệnh nhân đang bị ung thư tuyến giáp, đặc biệt người chỉ cắt một thùy, nên hạn chế thực phẩm giàu gluten như lúa mì, đại mạch, yến mạch vì nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn ở người bất dung nạp gluten.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, dễ gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng có thể chứa độc tố tự nhiên, nếu chế biến không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc gan hoặc nhiễm trùng máu. Vì vậy, bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp nên tránh tiêu thụ nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục.

Không ăn nội tạng động vật sau mổ u tuyến giáp

Không ăn nội tạng động vật sau mổ u tuyến giáp

Thức ăn nhanh, thực phẩm chứa chất bảo quản

Thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp thường chứa chất bảo quản, chất béo no, muối và đường, dễ gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Chúng cũng có giá trị dinh dưỡng thấp, trong khi bệnh nhân sau phẫu thuật cần nhiều dưỡng chất để phục hồi và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, nghiên cứu của IARC cho thấy ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh tiêu thụ thực phẩm này để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ và chất béo

Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, đường và chất béo no có thể cản trở quá trình hồi phục, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn mỡ máu. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng ung thư, vì vậy bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm này để hỗ trợ sức khỏe và phục hồi tốt hơn.

Kiểm soát đường và kiêng đồ uống có gas, nhiều đường hóa học

Sau mổ tuyến giáp không nên ăn gì? Không nên tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều đường hóa học, các loại nước uống có gas. 

Tránh thực phẩm chứa goitrogens (rau họ cải)

Tránh sử dụng các thực phẩm họ cải, đậu nành, dâu tây, đào, đậu phộng và củ cải vì chứa goitrogens – chất có thể ức chế hoạt động tuyến giáp và giảm sản xuất hormone.  

Hạn chế các nhóm rau họ cải

Hạn chế các nhóm rau họ cải

4. Gợi ý thực đơn 7 ngày sau mổ u tuyến giáp

Sau đây là thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp trong 1 tuần, giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng: 

Thời gian Bữa sáng Bữa phụ sáng Bữa trưa Bữa tối Cơ cấu phần ăn
Thứ hai Phở gà (80g thịt gà, 140g bánh phở), 100g chuối 200ml sữa tươi tách béo 1,5 bát cơm, ức gà xào sả ớt chuông (80g thịt, 100g rau), canh rau ngót nấu thịt bằm (10g thịt, 100g rau), 70g dâu tây 1,5 bát cơm, cá lóc hấp bầu (100g cá), canh sườn nấu bí xanh (150g), 100g cam 1585 kcal, 60g đạm, 280g đường bột, 25g béo
Thứ ba Bún cá (50g cá rô phi, 140g bún, 50g rau), 100g sữa chua không đường 100g nho, 200ml sữa đậu nành 1,5 bát cơm, thịt lợn xào đậu cove (80g thịt, 80g đậu), canh bí đỏ (150g), 80g bưởi 1,5 bát cơm, thịt bò xào hành tây (70g thịt, 50g hành), rau củ dền (150g) 1640 kcal, 70g đạm, 295g đường bột, 20g béo
Thứ tư Cháo cá hồi (50g cá hồi, 50g gạo), 100g táo 150g việt quất, 100g sữa chua không đường 1,5 bát cơm, đậu hũ nhồi thịt sốt cà (⅔ bìa đậu, 50g thịt, 1 quả cà), canh cải xanh thịt băm (100g rau, 10g thịt) 1,5 bát cơm, cá thu sốt cà (70g cá, 1 quả cà), canh rau cải thịt băm (100g rau, 10g thịt), 100g súp lơ xanh luộc 1663 kcal, 65g đạm, 290g đường bột, 27g béo
Thứ năm Miến bò (60g thịt bò, 50g miến khô), 100g dứa 200ml sữa hạt sen hạnh nhân 1,5 bát cơm, cá hấp sả (100g cá), mướp đắng nhồi thịt (100g mướp, 20g thịt), 100g rau khoai luộc 1,5 bát cơm, cá hồi áp chảo (70g cá, ½ quả cam), 100g rau muống luộc, 100g đu đủ chín 1538 kcal, 50g đạm, 285g đường bột, 20g béo
Thứ sáu Cháo cá (50g thịt cá, 45g gạo), 100g quả mâm xôi 100g sữa chua không đường, 100g bơ 1,5 bát cơm, thịt lợn luộc (100g), 100g rau củ hấp (cà rốt, bí đỏ, súp lơ), 150g kiwi 1,5 bát cơm, cá lóc kho nghệ (80g cá), canh rong biển thịt bằm (20g rong biển, 20g thịt), 100g nho đỏ 1598 kcal, 70g đạm, 280g đường bột, 22g béo
Thứ bảy Bún bò Huế (60g thịt bò, 140g bún), 100g đào 100g salad hoa quả với sữa chua 1,5 bát cơm, cá hấp xì dầu (100g), canh bí nấu sườn (150g bí, 100g sườn), 100g dưa hấu 1,5 bát cơm, thịt viên sốt cà (70g thịt, 1 quả cà), canh cua rau đay (150g rau, 30g riêu cua), 100g nam việt quất 1612 kcal, 65g đạm, 275g đường bột, 28g béo
Chủ nhật Miến xào chay (60g đậu phụ chiên, 60g miến dong, 100g rau cải), 150ml sữa hạt điều macca 1,5 bát cơm, 100g đậu cove luộc, 100g thịt lợn luộc, 100g dưa lưới 1,5 bát cơm, 150g gỏi gà hoa chuối, canh bầu nấu ngao (100g bầu, 30g ngao), 100g thanh long đỏ 1635 kcal, 70g đạm, 287g đường bột, 23g béo

5. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau mổ u tuyến giáp

Ngoài việc nắm rõ sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, không nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý thêm vài điều sau đây: 

Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ

Theo dõi sức khỏe của bản thân, thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh của mình. Nếu có dấu hiệu bất thường các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay lập tức. 

Vệ sinh vết mổ

Chăm sóc đúng cách giúp vết thương mau lành, giảm nhiễm khuẩn và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Giữ vùng da quanh vết thương sạch bằng cách sát trùng, thay băng hàng ngày. Tránh tiếp xúc với nước, khói bụi trong 7 ngày đầu.

Chăm sóc và vệ sinh kỹ vết mổ

Chăm sóc và vệ sinh kỹ vết mổ

Không chạm vào vết mổ khi tay chưa khử trùng. Trong 4 tuần đầu, tránh ngửa cổ quá mức khi ho, hắt hơi hoặc tắm. Kiểm tra hàng ngày để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, đau, rát, chảy máu) thì đi khám ngay. 

Chế độ ăn uống

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ calo, khoảng 25 – 40 kcal/kg cơ thể mỗi ngày, để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Việc chia nhỏ khẩu phần thành 8 – 10 bữa ăn/ngày giúp duy trì năng lượng ổn định và giảm đau rát cổ họng khi ăn.

Thể dục, sinh hoạt hàng ngày

Sau phẫu thuật tuyến giáp, việc điều chỉnh lối sống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần đảm bảo ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi tốt nhất. Bên cạnh đó, vận động nhẹ nhàng như đi dạo ngắn giúp kích thích tuần hoàn và hỗ trợ lành vết thương.  

Thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe

Thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe

6. Giải đáp thắc mắc khi sau mổ u tuyến giáp

Một số vấn đề sau khi mổ u tuyến giáp được nhiều người quan tâm. 

  • Vết mổ tuyến giáp bao lâu thì sẽ bắt đầu lành?

Vết mổ sẽ lành từ 1 – 2 tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người. 

  • Kiêng nói sau khi mổ tuyến u giáp trong bao lâu?

Nên kiêng từ 2 – 4 tuần để giúp dây thanh quản không bị tổn thương. 

  • Mổ u tuyến giáp tầm bao lâu thì có thể nói được?

Sau 2 – 4 tuần bạn có thể nói chuyện bình thường. 

  • Mổ tuyến giáp bao lâu thì bắt đầu ăn được?

Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo loãng, sữa, sinh tố và nước ép. Sau 1 – 2 tuần, khi hồi phục ổn định, có thể dần trở lại chế độ ăn bình thường.

  • Sau mổ tuyến giáp trong bao lâu thì có thể uống phóng xạ?

Bệnh nhân nên uống I-131 sau phẫu thuật tuyến giáp khoảng 6-8 tuần.

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì để cơ thể sớm hồi phục đã được MEDIPLUS giải đáp chi tiết trên bài. Người bệnh có thể tham khảo thêm thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.

Mong rằng những chia sẻ này của Mediplus hữu ích với bạn. Nếu muốn đặt lịch khám tuyến giáp với bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành tuyến giáp, ung bướu tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất.
**Lưu ý: bài viết là các kiến thức được tổng hợp, không thay thế cho khám với bác sĩ và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu?

    Ở giai đoạn ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 khối u đã phát triển lớn hơn và có thể đã lan rộng ra các…

    25 Th12, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? [Gợi ý] 5 món nên ăn

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục ung thư tuyến giáp. Trong bài viết này,…

    25 Th12, 2024
    295

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú: 3 Nguyên nhân và 5 cách điều trị

    Trong bốn loại ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng phổ biến nhất và có tỷ lệ điều trị thành…

    24 Th12, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 có chữa được không?

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 là một trong các dạng ung thư tuyến giáp phổ biến, và câu hỏi đặt ra…

    20 Th11, 2024
    552

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám