Tầm soát ung thư vú: Phương pháp và quy trình sàng lọc

Cập nhật 08/10/2024

744

TS. BS Đàm Trọng Nghĩa

Tham vấn y khoa:TS. BS Đàm Trọng Nghĩa

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nội ung bướu

Tầm soát ung thư vú là phương pháp cần thực hiện định kỳ để giúp phái nữ giảm thiểu rủi ro và những ảnh hưởng xấu từ do ung thư vú loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới!

Tầm soát thư vú là gì

Tầm soát ung thư vú là quá trình thực hiện các bước kiểm tra tuyến vú nhờ khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, xét nghiệm, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư ở những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư vú nhưng chưa xuất hiện triệu chứng. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, người bình thường nên tiến hành kiểm tra ung thư vú định kỳ ở độ tuổi từ 45 – 54 tuổi. Ở những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú cần thực hiện tầm soát bắt đầu từ năm 20 tuổi. 

Cụ thể, các yếu tố nguy cơ cao có thể kể đến:

  • Có người thân trong gia đình được chẩn đoán mắc ung thư vú trước tuổi 50
  • Có đột biến gen BRCA2 hoặc gen BRCA1
  • Đã tiến hành điều trị bức xạ vùng ngực hoặc vú trước tuổi 30
  • Nội tiết tố không không ổn định, kinh nguyệt bắt đầu sớm, dùng thuốc tránh thai hoặc bị vô sinh
  • Có kết quả bất thường khi sinh thiết vú trước đó
  • Sử dụng nhiều rượu, các chất kích thích
Tầm soát thư vú là gì

Tầm soát thư vú là gì

Vì sao nên khám tầm soát ung thư vú sớm

Theo số liệu thống kê năm 2022 từ Globocan, Việt Nam có 21 555 người mắc ung thư vú, chiếm tỷ lệ 11.8%. Đây là một con số đáng lo ngại, nhắc nhở chị em cần chủ động phòng ngừa để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu rủi ro nếu chẳng may gặp phải. 

Hiện tại, ung thư vú đang là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở phái nữ. Nguyên nhân căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tác động của biến đổi gen, tia phóng xạ, thói quen hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, chất lượng thực phẩm,… làm tăng rủi ro mắc căn bệnh ung thư vú. 

Mặc dù ung thư vú là căn bệnh ác tính với tốc độ phát triển, di căn nhanh nhưng ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ngứa, đau vú, dịch tiết xuất hiện ở núm vú,… cũng là lúc căn bệnh đã tiến triển nặng. Tuy nhiên ung thư vú hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp. Chính vì vậy, phụ nữ không nên chờ đến khi cơ thể xuất hiện triệu chứng mới đi khám, tầm soát. Việc sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư vú là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị, giúp giảm nguy cơ tử vong vì ung thư vú. 

Vì sao nên khám tầm soát ung thư vú sớm

Vì sao nên khám tầm soát ung thư vú sớm

Quy trình tầm soát ung thư vú

Quy trình tầm soát ung thư vú tiêu chuẩn thường được tiến hành qua các bước:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản hoặc Ung bướu. Ở bước này, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ về nguy cơ mắc bệnh.
  • Bước 2: Siêu âm vú. Sau khi siêu âm và khám lâm sàng, nếu bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số bước như:
  • Bước 3: Chụp nhũ ảnh. Kết quả của quá trình chụp nhũ ảnh giúp bác sĩ xác định chính xác hơn tình trạng tuyến vú hiện tại.
  • Bước 4: Xét nghiệm CA 15-3 nhằm xác định nồng độ chất chỉ điểm khối u trong máu.
  • Bước 5: Nếu nồng độ CA 15-3 cao và nhận thấy các yếu tố nguy cơ, bất thường ở tuyến vú, bệnh nhân sẽ tiến hành thêm các bước chụp MRI, sinh thiết.

Trên đây là quy trình chung. Để đảm bảo xác định chính xác tình trạng sức khoẻ của bản thân, bạn nên đến thăm khám bác sĩ định kỳ để được chỉ định thực hiện các danh mục phù hợp.

Các phương pháp tầm soát ung thư vú

Các phương pháp tầm soát ung thư vú thường được khuyến cáo thực hiện định kỳ 1-2 năm/lần khi chưa xuất hiện triệu chứng ung thư, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao. 

Hiện nay, các phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư vú có thể kể đến:

1. Khám vú

Khám vú là phương pháp kiểm tra phần ngực, dưới cánh tay của phái nữ để phát hiện những khối u bất thường nếu có. Quá trình kiểm tra thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Ung bướu hoặc sản. Tuy nhiên, chị em cũng có thể tự kiểm tra để phát hiện bất thường tại nhà hàng ngày

2. Siêu âm vú

Siêu âm vú là phương pháp dùng sóng siêu âm tần số thấp để khảo sát tuyến vú, là bước quan trọng để tái tạo hình ảnh, cấu trúc tuyến vú. Qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong hình thái của tuyến vú, xác định tình trạng ung thư và bệnh lý vú khác. 

So với các phương pháp khác, siêu âm vú sở hữu nhiều ưu điểm như chi phí vừa phải, an toàn, đơn giản, không dùng tia phóng xạ, không đau, không xâm lấn, trả kết quả nhanh chóng và có thể sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi. 

Chính vì vậy, siêu âm vú được ứng dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm và theo dõi các bất thường ở vùng tuyến vú, đặc biệt hữu ích trong quá trình thăm khám và sàng lọc ung thư vú. 

Siêu âm vú

Siêu âm vú

3. Chụp nhũ ảnh 

Chụp nhũ ảnh (X-quang tuyến vú) giúp tìm thấy những khối u khi mới hình thành ở kích thước cực nhỏ hoặc ung thư biểu mô ống dẫn tại chỗ – loại ung thư có tế bào bất thường xuất hiện trên đường ống dẫn sữa, có thể tiến triển thành ung thư xâm lấn ở một số phụ nữ. 

Tuy vậy, khả năng tìm thấy khối u vú khi chụp nhũ ảnh khá thấp ở những người có mô vú dày. Nguyên nhân do mô vú dày đặc và khối u đều hiển thị màu trắng khi chụp X-quang tuyến vú dẫn đến khó khăn trong việc xác định khối u. Thông thường, phụ nữ trẻ sẽ có mô vú dày đặc. 

Hiện tại, 3 kỹ thuật chụp X-quang tuyến vú thường được sử dụng có thể kể đến:

  • Chụp X-quang vú
  • Chụp nhũ ảnh 2D
  • Chụp nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp: Bằng cách sử dụng tia X, hình ảnh vú từ nhiều góc độ khác nhau tạo thành ảnh 3 chiều sẽ được trả về. Kỹ thuật này khắc phục được nhược điểm của phương pháp truyền thống nhờ làm rõ nét được đường bờ của tổn thương. Qua đó, bác sĩ cũng dễ dàng xác định được bản chất của tổn thương. 

Từ sau 40 tuổi, thay vì siêu âm hoặc thăm khám lâm sàng, phụ nữ nên thực hiện khám sàng lọc, tầm soát ung thư vú bằng cách chụp nhũ ảnh. 

4. Xét nghiệm CA 15-3

Xét nghiệm CA 15-3 (định lượng nồng độ CA 15-3 có trong máu) là chất chỉ điểm khối u, đặc biệt quan trọng và hữu ích trong quá trình theo dõi tiến triển của ung thư vú. Nồng độ CA 15-3 trong máu càng cao thể hiện nguy cơ người bệnh mắc ung thư vú càng lớn. Xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp xác định di căn ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú. 

Xét nghiệm CA 15-3

Xét nghiệm CA 15-3

5. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng trong việc sàng lọc với đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư vú. MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để thu về hình ảnh chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể. 

Với ưu điểm không sử dụng tia X, chụp MRI không gây bức xạ lên cơ thể phụ nữ. Bên cạnh đó, chụp MRI cũng giúp xác định khối u là lành tính hay ác tính chính xác hơn

Tầm soát ung thư vú giá bao nhiêu

Tầm soát ung thư vú giá bao nhiêu không chỉ phụ thuộc vào địa chỉ khám, đội ngũ bác sĩ hay công nghệ máy móc,… mà còn phụ thuộc vào danh mục khám khi khách hàng thực hiện tầm soát. Đó là lý do có sự chênh lệch về chi phí. Thông thường, mức giá tầm soát ung thư vú có thể dao động từ 

Cụ thể chi phí một số dịch vụ khi thực hiện tầm soát:

STT Dịch vụ  Chi phí (đồng)
1 Khám vú 200.000 – 400.000
2 Chụp X-quang tuyến vú 300.000 – 600.000
3 Siêu âm tuyến vú 200.000 – 500.000
4 Xét nghiệm CA 15-3 400.000 – 600.000
5 Chụp MRI ngực (có tiêm thuốc đối quang từ)  4.000.000 – 5.000.000

Để đảm bảo nhận được kết quả chính xác sau quá trình tầm soát ung thư vú, bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, tránh việc “tiền mất tật mang”.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vú

Khi thực hiện tầm soát ung thư vú, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

  1. Quá trình nội tiết tố thay đổi quanh chu kỳ kinh nguyệt khiến hình ảnh có thể bị mờ đục, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và phát hiện khối u khi đọc kết quả. Chính vì vậy, chị em nên chú ý đến thời điểm thực hiện khám tầm soát ung thư vú, nên khám sau khi sạch kinh khoảng 1 – 2 tuần. 
  2. Nên mang theo kết quả khám, xét nghiệm, chụp X-quang tuyến vú hay bất cứ thủ thuật vú nào mà bạn đã từng thực hiện ở những lần thăm khám trước để bác sĩ có thể so sánh.
  3. Không thực hiện chụp X-quang tuyến vú nếu vú có hiện tượng căng cứng, tránh những sai lệch kết quả không đáng có
  4. Không sử dụng các sản phẩm như kem, phấn, chất khử mùi, nước hoa,… vùng ngực, dưới cánh tay khi đi khám. Những sản phẩm này chứa hóa chất cũng có thể khiến kết quả hình ảnh trả về xuất hiện những đốm trắng dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán bệnh.
  5. Cần sử dụng trang phục của bệnh viện, không đeo trang sức hay mặc đồ lót khi chụp X-quang.
  6. Chia sẻ cụ thể về tiền sử ung thư cổ tử cung, ung thư vú của gia đình bạn (nếu có) hoặc các phương pháp từng sử dụng để điều trị nếu bạn đã từng mắc ung thư vú trước đó.
  7. Nên thăm khám và thực hiện tầm soát ung thư vú ở cùng một Cơ sở Y tế để nhận được sự theo dõi và đánh giá từ bác sĩ chính xác nhất có thể

Những điều cần lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vú

    Những điều cần lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vú

Nhờ việc áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình thăm khám, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS trở thành một trong những địa chỉ khám “không giấy tờ” đầu tiên! Không lo thất lạc hình ảnh, kết quả khám trước đó, không còn chờ đợi trả kết quả, không lỉnh kỉnh nhiều giấy tờ thủ tục, khách hàng yên tâm, thảnh thơi thăm khám.

Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản,…; quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm đã giúp MEDIPLUS trở thành địa chỉ tầm soát ung thư vú được nhiều khách hàng tin chọn. 

Tầm soát ung thư vú định kỳ 1-2 năm/lần là biện pháp được bác sĩ khuyến cáo thực hiện để giảm thiểu tỷ lệ tử vong và những ảnh hưởng tiêu cực từ ung thư vú tới cơ thể phụ nữ. 

Liên hệ ngay hotline 1900 3366 nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của bản thân và gia đình!

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp: 2 Dấu hiệu và 7 Cách điều trị  

    Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ di…

    24 Th12, 2024
    960

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu?

    Ở giai đoạn ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 khối u đã phát triển lớn hơn và có thể đã lan rộng ra các…

    25 Th12, 2024
    809

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 có chữa được không?

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 là một trong các dạng ung thư tuyến giáp phổ biến, và câu hỏi đặt ra…

    20 Th11, 2024
    424

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nang: 2 Nguyên nhân và 3 Cách điều trị

    Ung thư tuyến giáp dạng nang là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ hai sau ung thư tuyến giáp dạng nhú. Vậy bệnh…

    24 Th12, 2024
    262

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám