U tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì? 5 Lưu ý, 4 Lời khuyên

Cập nhật 19/02/2025

57

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

U tuyến giáp là căn bệnh lành tính thường gặp ở nữ giới và thường có thể điều trị khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Và để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ cần kiêng một số loại thực phẩm. Trong bài viết dưới đây, Mediplus sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì. 

1. U tuyến giáp kiêng ăn gì? 

Nhiều người bệnh thường thắc mắc bị u tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Một số loại thực phẩm có tác động đáng kể đến người bệnh bị mắc u tuyến giáp. Chính vì vậy, để quá trình điều trị được hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm sau: 

Rau họ cải

Rau họ cải là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi u tuyến giáp kiêng rau gì. Mặc dù các loại rau màu xanh được biết tới nhờ những lợi ích đối với sức khỏe cho người mắc bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên người bệnh lại cần tránh một số loại rau họ cải như củ cải, súp lơ xanh, cải xoăn. 

Do trong các loại rau này chứa nhiều isothiocyanates, khi ăn quá nhiều sẽ cản trở hoạt động của tuyến yên, hạn chế hấp thu iod, đặc biệt khi ăn sống. Do đó, nếu muốn ăn các loại rau này thì bạn sẽ cần nấu chín kĩ để loại bỏ hoạt chất này. 

Rau họ cải chứa nhiều isothiocyanates, khi ăn quá nhiều sẽ cản trở hoạt động của tuyến yên

Rau họ cải chứa nhiều isothiocyanates, khi ăn quá nhiều sẽ cản trở hoạt động của tuyến yên

Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành

Khi bị u tuyến giáp hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, đậu nành khô, nước tương hoặc sữa đậu nành. Do trong đậu nành chứa lượng lớn isoflavones, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của tuyến giáp. Hoạt chất này sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ iod của tuyến giáp, đồng thời giảm sản xuất hormone của tuyến giáp. 

Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản

Nhóm thực phẩm đóng hộp, thực ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất bảo quản và phụ gia, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá và sức khoẻ tổng thể của bạn. Đặc biệt các loại thực phẩm này cũng chứa nhiều calo xấu gây tác động xấu đến u tuyến giáp và có thể làm u phát triển nhanh hơn. 

Thực phẩm chứa Gluten

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Basedow hoặc Hashimoto khi ăn các loại thực phẩm chứa gluten như bánh mì, bánh ngọt, lúa mạch, lúa mì,…sẽ làm tăng thêm phản ứng tự miễn và có thể dẫn tới tổn thương thêm ở tuyến giáp. 

Các loại thực phẩm chứa gluten như bánh mì, ngô, lúa mì,...

Các loại thực phẩm chứa gluten như bánh mì, ngô, lúa mì,…

Đồ ăn nhiều đường và thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hoá nhưng cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải, đặc biệt khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Khi tiêu thụ quá nhiều chất xơ sẽ cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc điều trị tuyến giáp. 

Ngoài ra, đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh kẹo chứa nhiều đường tinh luyện, sẽ khiến bạn bị tăng cân cũng như ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp. 

Món ăn chua, cay nóng, nhiều gia vị

Các món ăn quá chua, quá cay hay chứa nhiều gia vị không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của tuyến giáp mà còn gây áp lực lên hệ tiêu hoá, gây khó tiêu, đau dạ dày và từ đó làm sức khoẻ tổng thể bị suy giảm. 

Nội tạng động vật

Nội tạng từ động vật như thận, gan, lòng đều là những loại thực phẩm mà người bị u tuyến giáp cần tránh và không nên nạp vào cơ thể. Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và chất béo, có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp và sẽ làm quá trình điều trị bệnh kéo dài hơn. 

Chế phẩm giàu canxi

Một số chế phẩm giàu canxi sẽ cản trở quá trình hấp thu levothyroxine, một dạng của hormon tuyến giáp, Điều này cần đặc biệt lưu ý ở một số bệnh nhân u tuyến giáp đang giảm cân bằng việc tiêu thụ sữa ít béo, cũng là loại sữa chứa hàm lượng canxi cao. 

Chế phẩm giàu canxi sẽ cản trở quá trình hấp thu levothyroxine

Chế phẩm giàu canxi sẽ cản trở quá trình hấp thu levothyroxine

Các chất kích thích (rượu, bia, cafein, thuốc lá, chất gây nghiện..)

Thực tế, các chất kích thích như rượu, bia, cafein, thuốc lá không tốt cho sức khỏe. Nên khi bị u tuyến giáp hay bất kỳ căn bệnh nào khác thì bạn cũng cần tránh xa các chất này. Vì chúng có thể ảnh hưởng tới sự tương tác của tuyến giáp và các hormon khác cũng như gây mất cân bằng trong cơ thể. 

2. U tuyến giáp nên ăn gì?

Sau khi đã tìm hiểu về việc u tuyến giáp kiêng ăn gì thì bạn cũng cần tìm ra một số loại thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. 

Rau xanh

Các loại rau lá xanh như rau muống, mồng tơi, rau diếp cá,…đều là những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị u tuyến giáp. Chất xơ trong rau xanh đóng vai trò cần thiết cho việc tăng cường sức khoẻ nói chung. 

Ngoài ra, rau xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi như magie, có vai trò hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Đặc biệt, rau mồng tơi cũng chứa hàm lượng vitamin C lớn, giúp hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. 

Quả mọng

Quả mọng là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng iod lớn. Và có thể bạn đã biết, iod là một chất quan trọng với sức khoẻ tuyến giáp vì nó thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Ngoài ra, quả mọng còn chứa chất oxy hoá tuyệt vời có công dụng bảo vệ tuyến giáp là polyphenol. 

Dâu tây là một loại quả mọng, tốt cho sức khoẻ tuyến giáp

Dâu tây là một loại quả mọng, tốt cho sức khoẻ tuyến giáp

Quả hạch (giàu vitamin E, vitamin B, magie)

Quả hạch hay còn gọi là các loại hạt, như hạt chia, hạt hướng dương, hạt điều hay hạt lanh là nguồn cung cấp dinh dưỡng lớn cho cơ thể. Các loại hạt này chứa nhiều magie, vitamin E và vitamin B giúp cho hoạt động của tuyến giáp hiệu quả hơn. 

Hải sản, cá (giàu selen, iod, kẽm)

Người bị u tuyến giáp nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại hải sản như tôm, cua và đặc biệt là cá. Vì đây là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng và giàu khoáng chất như iod, selen và kẽm, tốt cho việc tăng cường chức năng của tuyến giáp. 

Thịt hữu cơ

Thịt hữu cơ là thịt được lấy từ các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi và sản xuất đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy mà chúng sẽ là nguồn cung cấp protein tốt cho người bị u tuyến giáp. 

Trứng

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cũng là loại thực phẩm có lợi cho người bị tuyến giáp. Trong lòng trắng trứng chứa nhiều calo và chất béo có lợi, còn trong lòng đỏ lại chứa selen và iod hàm lượng cao, giúp bảo vệ tuyến giáp và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh. 

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

3. 4 Lời khuyên trong dinh dưỡng cho người mắc u tuyến giáp

Việc nắm rõ các nguyên tắc bị u tuyến giáp kiêng ăn gì là rất quan trọng trong quá trình điều trị hiệu quả. Ngoài các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau: 

Bổ sung vừa đủ lượng Iod cần thiết

Iod giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp. Tuyến giáp sẽ sản xuất hormone điều chỉnh quá trình chuyển hoá và phát triển cho cơ thể. Và iod đặc biệt cần thiết cho quá trình này. Với người lớn, lượng iod khuyến cáo cần bổ sung 1 ngày là 150mcg. 

Nếu không bổ sung đủ iod sẽ có thể dẫn tới các bệnh liên quan tới tuyến giáp như bướu cổ vì không sản xuất đủ hormon tuyến giáp. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều thì có thể gây ra tình trạng cường giáp. Do đó, điều quan trọng là bạn cần bổ sung một lượng iod vừa đủ trong ngày. 

Bổ sung probiotic, men vi sinh

Một lời khuyên về dinh dưỡng với người bị u tuyến giáp khác đó là cần bổ sung probiotic hay men vi sinh. Do nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các triệu chứng của bệnh về tuyến giáp có liên quan lớn tới sức khỏe đường ruột. Và cải thiện chức năng đường ruột cũng là một biện pháp để cải thiện bệnh về tuyến giáp. 

Bổ sung probiotic để cải thiện chức năng đường ruột

Bổ sung probiotic để cải thiện chức năng đường ruột

Ăn thực phẩm giàu selen, kẽm và vitamin B

Các loại thực phẩm giàu vitamin B, kẽm, selen đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho việc hỗ trợ sức khoẻ của tuyến giáp. Selen và kẽm cần thiết cho việc sản xuất nên hormon tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi các tổn hại do oxy hoá. Còn vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 sẽ giúp duy trì hệ thần kinh khoẻ mạnh và đóng vai trò bảo vệ tuyến giáp. 

Tránh thực phẩm gây viêm

Quá trình viêm sẽ ảnh hưởng lớn tới tuyến giáp cũng như các vấn đề của tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp. Và một số thực phẩm có thể gây viêm cho cơ thể mà bạn cần tránh bao gồm: 

  • Các loại bánh mì, mì ống, bánh ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy phản ứng viêm
  • Các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến
  • Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Các chế phẩm từ sữa giàu chất béo. 

4. 5 Lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt với người u tuyến giáp để cải thiện bệnh

Ngoài việc chú trọng đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng thì người bị u tuyến giáp cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để có thể cải thiện bệnh tốt hơn. 

Ăn uống 

Người bị u tuyến giáp cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên các nguyên tắc về dinh dưỡng. Và các nguyên tắc này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, giai đoạn điều trị cũng như u lành tính hay u ác tính. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần cân bằng các nhóm chất trong chế độ ăn uống và đa dạng các loại thực phẩm để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. 

Nghỉ ngơi, sinh hoạt

Người bệnh cần ngủ đủ giấc, từ 7-8 tiếng một đêm để cơ thể được phục hồi và nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc sẽ giúp duy trì được sức khoẻ tổng thể đồng thời cân bằng các hormone, hạn chế việc làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. 

Người bệnh cần ngủ đủ giấc, từ 7-8 tiếng một đêm để cơ thể được phục hồi và nghỉ ngơi

Người bệnh cần ngủ đủ giấc, từ 7-8 tiếng một đêm để cơ thể được phục hồi và nghỉ ngơi

Tập thể dục, thể thao

Để tăng cường sức khoẻ và hạn chế căng thẳng, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khoẻ và sở thích như chạy bộ, yoga, thiền, bơi lội,…

Kiểm soát căng thẳng, cân bằng công việc

Căng thẳng sẽ tác động đáng kể đến chức năng của tuyến giáp. Do tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nên khi căng thẳng quá mức sẽ kích thích các phản ứng nội tiết phức tạp, từ đó tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Chính vì vậy mà người bệnh cần kiểm soát các căng thẳng, có thời gian nghỉ ngơi để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi

Và đặc biệt, với người bị u tuyến giáp thì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là rất quan trọng để theo dõi tình trạng bệnh cũng như phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời. 

Khám sức khoẻ định kỳ đặc biệt quan trọng với người bị u tuyến giáp

Khám sức khoẻ định kỳ đặc biệt quan trọng với người bị u tuyến giáp

5. Giải đáp thắc mắc u tuyến giáp kiêng ăn gì

Liên quan đến tình trạng u tuyến giáp, có rất nhiều câu hỏi được đưa ra về chế độ ăn uống và dinh dưỡng như: 

  • Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì
  • U tuyến giáp kiêng gì
  • U tuyến giáp nên kiêng ăn gì
  • U tuyến giáp kiêng ăn những gì
  • Bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì
  • U tuyến giáp nên kiêng gì
  • U tuyến giáp kiêng những gì

Và câu trả lời chung cho các câu hỏi này đó là người bị u tuyến giáp sẽ cần hạn chế các loại rau họ cải, đậu nành, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa gluten, nội tạng động vật, chế phẩm chứa nhiều canxi và các chất kích thích

Để nắm rõ hơn về các loại thực phẩm, người bệnh có thể nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để được đưa ra lời khuyên tốt nhất. 

Tóm lại để có thể cải thiện được tình trạng bệnh thì việc hiểu rõ u tuyến giáp kiêng ăn gì là điều cực kỳ quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên từ Mediplus sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 

*Lưu ý:  Bài viết là kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám chẩn đoán, và điều trị y khoa với bác sĩ.

5/5 - (2 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp chữa được không? 5 địa chỉ uy tín

    Ung thư tuyến giáp chữa được không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. K tuyến giáp là bệnh lý khá nguy hiểm…

    25 Th12, 2024
    245

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Chi phí điều trị ung thư tuyến giáp bao nhiêu tiền? Cập nhật 2024

    Khi điều trị ung thư tuyến giáp, nhiều người rất quan tâm về chi phí điều trị. Vậy, chi phí điều trị ung thư tuyến…

    17 Th10, 2024
    3.3K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp lành tính: 5 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

    Tuyến giáp là một hormone quan trọng của cơ thể, có hình dạng giống như một con bướm, nằm giữa cổ phía trên xương đòn…

    24 Th12, 2024
    181

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Bướu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 3 Cách điều trị

    Bướu đa nhân tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ, là căn bệnh phổ biến ở nhiều người hiện nay. Đây có thể là…

    14 Th2, 2025
    53

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám