Cách giảm đau bụng kinh đơn giản hiệu quả tại nhà [MẸO HAY]

Cập nhật 04/05/2023

1.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà, giảm đau nhanh những cơn đau bụng kinh mỗi tháng, nỗi ám ảnh của các chị em. Tình trạng đau không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, công việc, học tập. Để những ngày “rụng dâu” không còn đáng sợ, chị em hãy tham khảo ngay mmột số cách giảm đau nhanh gưới đây đơn giản mà cực hiệu quả nhé.

Cách giảm đau bụng kinh nhanh cho chị em

Tại sao có kinh lại bị đau bụng? Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, xuất hiện máu kinh. Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại(chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết, khi đó chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại. Cơn đau có thể xuất hiện từ vùng bụng dưới, lan lên ngực, cương vú, làm khó thở hay lan xuống đùi, vùng kín hoặc cũng có khi lan tỏa khắp bụng, đôi lúc kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, bủn rủn tay chân, thay đổi cảm xúc,…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất

Các cách giảm đau bụng kinh giúp chị em vượt qua ngày “đèn đỏ” nhẹ nhàng

Các cách giảm đau bụng kinh giúp chị em vượt qua ngày “đèn đỏ” nhẹ nhàng

Rất nhiều chị em đã áp dụng thành công các cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả mà lại rất dễ thực hiện, để những ngày “rụng dâu” không còn là nỗi ám ảnh:

1. Chườm ấm hoặc tắm nước nóng để giảm đau nhanh

Nhiệt có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu trong bụng, nên khi chườm ấm sẽ giúp cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, máu kinh ra ngoài dễ dàng làm cơn đau dịu lại. Có thể dùng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng và nên chườm liên tục ít nhất trong 30 phút.

2. Giảm đau bụng kinh tức thì bằng gừng

Với tính nóng, có tác dụng tốt trong việc làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, gừng cũng là một trong những cách giảm đau bụng kinh được nhiều chị em áp dụng. Có thể pha trà gừng ấm hoặc giã gừng tươi hoặc cắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5-7 phút mang lại hiệu quả khá tốt.

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh hiệu quả

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh hiệu quả

3. Giảm đau bụng kinh với mật ong

Theo tạp chí Y khoa Archives Gynecology Obstetrics của Mỹ, trong mật ong có chứa các thành phần như: magie, kali, canxi… giúp tăng sức đề kháng, có khả năng chống viêm, giảm các triệu chứng đau khi có kinh nguyệt là phương thuốc tự nhiên an toàn và hữu dụng.

Chị em có thể tham khảo thực hiện vừa giúp bồi bổ vừa “hạ nhiệt” các cơn đau bụng kinh: Pha một thìa mật ong nguyên chất với nước ấm hoặc sữa ấm uống và vào mỗi buổi sáng trong những ngày có kinh nguyệt sẽ giúp nàng giảm đau nhanh chóng. Chị em cũng có thể mix thêm một số loại thảo mộc, cam, xả, bạc hà… để sử dụng.

*LƯU Ý: Không đun trực tiếp mật ong, hoặc cho trực tiếp vào nước nóng >80o vì có thể làm mất thành phần dưỡng chất trong mật ong hoặc bị chuyển đổi do phản ứng nhiệt!

4. Massage vùng bụng dưới để giúp giảm đau

Massage đem lại hiệu quả giảm đau rõ rệt. Chị em chỉ cần thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới, thực hiện từ từ với áp lực vừa phải trong vòng 1 phút, tốt hơn có thể sử dụng thêm một ít tinh dầu để cơn đau giảm nhanh hơn.

5. Tập Yoga nhẹ nhàng cũng mang lại hiệu quả

Không chỉ giúp cơ thể tăng tính linh hoạt, rèn luyện sức khỏe, cải thiện tâm trạng, tập yoga còn là cách giảm đau bụng kinh thần kỳ mà các chị em thường truyền tay nhau. Trong “ngày ấy” chị em chỉ cần thực hiện các động tác đơn giản như áp sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn tuyệt đối hay cuộn người hình vòng cung sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Tập yoga là cách giảm đau bụng kinh và cải thiện sức khỏe

Tập yoga là cách giảm đau bụng kinh và cải thiện sức khỏe

6. Nhớ giữ ấm cơ thể trong ngày đèn đỏ

Một trong những nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi đến ngày “đèn đỏ” là cần lưu ý giữ ấm cơ thể. Vì khi cơ thể bị lạnh sẽ làm các cơn đau tăng lên và nghiêm trọng hơn, cơ thể cũng dễ bị cảm lạnh. Trong những ngày này cần hạn chế đồ uống lạnh, không nên tắm quá lâu, mặc đủ đồ ấm khi đi ra ngoài…

7. Nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Để bảo vệ sức khỏe cho tử cung và cho toàn bộ cơ thể, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ” là khoảng thời gian virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào khu vực nhạy cảm của chị em. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh không chỉ ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu mà còn ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm – nguyên nhân hàng đầu của các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung…

8. Tắm nước ấm hoặc muối khoáng

Cũng giống như uống nước ấm, tắm nước ấm là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tốt. Kể cả vào những ngày chưa đến kỳ kinh, tắm nước ấm cũng là liệu pháp tốt giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, xoa dịu đau nhức. Tắm nước ấm vào những ngày “ấy” mang lại những lợi ích tương tự và giảm đau vùng chậu và các triệu chứng khác.

9. Dùng thuốc để làm dịu cơn đau

Sử dụng thuốc giảm đau có thể làm giãn cơ tử cung, khi đó co thắt tử cung sinh lý sẽ giảm xuống và giảm cơn đau. Bên cạnh đó, thuốc đau bụng kinh còn có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin – hormone kích thích cơn co thắt tử cung, làm giảm bớt khó chịu.

Tuy thuốc mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng không kéo dài, nên cần uống duy trì trong thời gian vài ngày. Không nên quá lạm dụng cách giảm đau bụng kinh này vì nếu dùng không đúng liều có thể gây hại cho dạ dày và sức khỏe.

Các thuốc giảm đau bụng kinh thường được dùng là các loại thuốc chứa các thành phần như alverin, dipropylin, drotaverin; thuốc ức chế prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid) như Acid Mefenamic, Naproxen, Ibuprofen… hoặc thuốc nội tiết tố sinh dục nữ thường kết hợp bổ sung estrogen và progesterone như dạng thuốc tránh thai.

*LƯU Ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng không có hướng dẫn từ y bác sĩ chuyên môn, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn!

10. Bổ sung vitamin E trước ngày kinh

Vitamin E lại có tác dụng lên 2 loại men đặc biệt trong cơ thể, kiềm chế sự hình thành prostaglandin – chất gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả. Chị em nên uống vitamin E trước khi có kinh 2 ngày và tiếp tục uống cho đến ngày thứ 3 trong kỳ kinh nguyệt sẽ tránh khỏi những cơn đau không mong muốn.

Bổ sung vitamin E giúp giảm đau bụng kinh đáng kể

Bổ sung vitamin E giúp giảm đau bụng kinh đáng kể

11. Thay đổi tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Chỉ với 3 tư thế nằm dưới đây cũng đem lại cho chị em một cách giảm đau bụng kinh dễ dàng lại giúp ngủ ngon hơn, hãy thử xem nhé:

  • Tư thế nằm co người nghiêng lại: Có tác dụng giữ ấm vùng bụng, ngăn ngừa những cơn đau quặn thắt và hạn chế tối đa các tác động xấu đến cơ quan nội tạng, hỗ trợ các bó cơ vùng bụng được thư giãn hơn.
  • Nằm ngửa, kê một chiếc gối dưới đầu gối: Giúp trọng lượng cơ thể được phân tán đều, giảm áp lực tới vùng xương chậu, hạn chế đau lưng, bụng, đau chân, cơ tay.
  • Tư thế “em bé”: Đây là tư thế quen thuộc trong yoga, tư thế gập người về phía trước và chân hướng lên trên, cơ bụng bó lại làm giảm bớt sự co thắt của tử cung.

12. Bấm huyệt giảm đau bụng kinh một cách khá hay

Bấm huyệt thái xung

  • Một cách khá hay để giảm nhanh cơn đau khi tới ngày, được chia sẻ chị em có thể áp dụng mang lại hiệu quả tốt
  • Xác định vị trí bấm huyệt thái xung: Chị em có thể xác định huyệt này trên mặt bàn chân, cách khe giữa ngón cái và ngón tiếp theo của chân khoảng 1,5cm, huyệt nàm ở vùng lõm tạo bởi hai ngón chân trên.
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào huyệt thái xung từ 3-5 phút. Thực hiện đều nhẹ nhàng 1-2 lần/ ngày.
Vị trí và cách bấm huyệt thái xung giảm đau bụng kinh

Vị trí và cách bấm huyệt thái xung giảm đau bụng kinh

Bấm huyệt tam nhãn

  • Một huyệt khác có thể giúp các cơn đau do tới kỳ kinh giảm nhẹ, bớt khó chịu và một số cơn đau khác ở đường tiêu hóa: đau dạ dày, chướng bụng khó tiêu..
  • Vị trí huyệt tam nhãn: Huyệt này nằm ở giữa ngón áp út thuộc đốt thứ 3 tính từ đầu ngón, nằm gần với điểm giao nhau giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3. (xem hình ảnh để xác định chính xác hơn)
  • Các để bấm huyệt tam nhãn: Sử dụng ngón tay cái với lực vừa đủ ấn vào huyệt, ấn và giữ khoảng 10 phút và sau đó thì đổi tay ấn tay bên kia.
  • Cách bấm này khá hiệu quả, chị em có thể thực hiện thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất, giảm các cơn đau bụng kinh.
Vị trí và cách bấm huyệt tam nhãn giảm đau bụng kinh

Vị trí và cách bấm huyệt tam nhãn giảm đau bụng kinh

13. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Chị em cần chú ý thêm cả các nhóm thực phẩm nên ăn sau đây để vượt qua những ngày “đèn đỏ” nhẹ nhàng, chống lại tác hại của việc mất máu, không ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa… do trong thời gian có kinh việc mất máu nhiều.
  • Bổ sung canxi như sữa, rau lá xanh, đậu phụ… có khả năng giảm đau lưng, đau bụng, đau ngực.
  • Các thực phẩm chứa vitamin như B6, C, E như bông cải xanh, bí đỏ, cà chua, ngũ cốc, đậu phộng… hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trong “ngày dâu”.
  • Trái cây có nhiều vitamin B, C, E và khoáng chất như Magie, Kali, Sắt nên giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen… chứa hàm lượng chất xơ cao, có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ đường tiêu hoá, giảm cảm giác trướng bụng và đầy hơi.
  • Các loại hạt như: đậu, lạc, vừng… chứa rất nhiều carbohydrate, vitamin và khoáng chất, bổ máu và giảm căng thẳng mệt mỏi.

Bên cạnh đó, nên tránh các loại trà và cà phê vì chúng chứa cafein làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu. Kiêng ăn mặn vì chế độ ăn nhiều muối là tiền nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm như phù nề, cao huyết áp, bệnh thận… Không nên ăn nhiều đồ cay vì dễ gây nổi mụn, kích thích cảm xúc, kích thích dạ dày vốn nhạy cảm hơn trong những ngày đèn đỏ.

Đồ ăn cay có thể gây kích thích không tốt đến dạ dày và cảm xúc trong ngày “ấy”

Đồ ăn cay có thể gây kích thích không tốt đến dạ dày và cảm xúc trong ngày “ấy”

Đau bụng kinh không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu chị em bị đau bụng kinh dữ dội  kèm theo các triệu chứng đau đầu, người gầy sút, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát nhiều mồ hôi, buồn nôn, hoặc nôn mửa, người bủn rủn, ngất xỉu… cần đi khám sớm vì có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Mẹ bị viêm phụ khoa có sinh thường được không?

    Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường xảy ra ở…

    28 Th10, 2024
    433

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

    Tình trạng quan hệ ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy vừa hết kinh quan hệ…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    28 Th10, 2024
    674

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám