Đau bụng kinh nguyệt cảnh giác với một số bệnh lý ở chị em

Cập nhật 04/05/2023

1.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Đau bụng kinh là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số trường hợp thường bị đau trước khi hành kinh khiến cho nhiều chị em lầm tưởng với các bệnh lý khác. Tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết rõ hơn dấu hiệu đau bụng kinh biểu hiện như thế nào nhé!

Đau bụng kinh nguyệt là như thế nào?

Hiểu đơn gian thì đây là các cơn đau khi hành kinh, có thể xuất hiện trước hoặc sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở chị em. Đa số phụ nữ bị đau từ 1 đến 2 ngày khi đến kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Thông thường sẽ là các cơn đau nhẹ và chỉ gây cảm giác hơi khó chịu âm ỷ vùng bụng dưới. Nhưng đối với một số phụ nữ, các cơn đau xuất hiện dữ dội đến mức khiến họ không thể sinh hoạt bình thường trong vài ngày mỗi khi đến đợt hành kinh.

Các cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Prostaglandin là thành phần gây ra cơn đau, đồng thời giúp tử cung co lại. Trong quá trình hành kinh cơ thể tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, lượng máu tới tử cung giảm nên một số trường hợp chị em sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.

Đau bụng kinh nguyệt do tử cung co bóp chèn ép để loại bỏ niêm mạc không cần thiết

Đau bụng kinh nguyệt do tử cung co bóp chèn ép để loại bỏ niêm mạc không cần thiết

Các kiểu đau bụng kinh và nguyên nhân

Đau bụng kinh có thể được phân loại gồm đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng dưới diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt, không liên quan đến các bệnh lý khác. Ngược lại, đau bụng kinh thứ phát thường liên quan đến bệnh lý bên trong hoặc bên ngoài tử cung. Chi tiết:

Đau bụng kinh nguyệt nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau quặn vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước hoặc trong kỳ kinh. Cơn đau này do nồng độ prostaglandin tăng cao. Khi tiếp tục chảy máu và niêm mạc tử cung bị bong ra, nồng độ prostaglandin sẽ giảm xuống. Do đó mức độ cơn đau có xu hướng giảm bớt sau vài ngày đầu tiên của kỳ kinh.

Đau bụng kinh nguyên phát gây đau quặn vùng bụng dưới

Đau bụng kinh nguyên phát gây đau quặn vùng bụng dưới

Đau bụng kinh nguyên phát có thể bắt đầu ngay sau khi chị em có kinh. Ở nhiều phụ nữ, các cơn đau nguyên phát, mức độ đau sẽ giảm dần khi họ già đi. Đối với một số phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ thì các triệu chứng đau bụng khi đến chu kỳ kinh có thể cải thiện sau khi sinh con.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là do cơ quan sinh sản ở chị em có những rối loạn bất thường. Cơn đau có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và nó thường kéo dài hơn bình thường. Ví dụ, cơn đau có thể xuất hiện vài ngày trước khi bắt đầu có kinh và kéo dài cho đến khi hành kinh hoặc dài hơn (sau khi kết thúc kì kinh). Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh thứ phát có thể kể đến một số bệnh lý như:

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tương tự như niêm mạc tử cung phát triển ở các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như trên buồng trứng và ống dẫn trứng, phía sau tử cung và trên bàng quang.

Giống như niêm mạc tử cung, mô này bị vỡ và chảy máu để phản ứng với những thay đổi của hormone. Hiện tượng chảy máu này có thể gây đau đớn, đặc biệt là vào khoảng thời gian có kinh. Mô sẹo hay sự kết dính có thể hình thành bên trong xương chậu, nơi xảy ra hiện tượng chảy máu. Sự kết dính này có thể khiến các cơ quan dính vào nhau và cũng gây đau.

Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung gây ra

Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung gây ra

U xơ tử cung

U xơ là khối u thường lành tính, xuất hiện ở bên ngoài, bên trong thành tử cung khá phổ biến mà chị em hay mắc phải. Tùy vào kích thước, vị trí, số lượng khối u xơ mà các biểu hiện của bệnh cũng rất khác nhau. Thường thì các khối u xơ lớn hoặc hoại tử có thể gây đau. Các khối u xơ nhỏ thường không gây đau.

Một số bất thường ở tử cung và ống dẫn trứng

Các bất thường ở tử cung, ống dẫn trứng cũng có thể dẫn đến cơn đau khi hành kinh, chẳng hạn bệnh viêm vùng chậu hoặc các tắc nghẽn đường sinh sản (vách ngăn ngang âm đạo, hẹp cổ tử cung…) Một số tình trạng bệnh lý khác như bệnh Crohn và rối loạn tiết niệu có thể bùng phát trong kỳ kinh nguyệt và gây đau.

Đau bụng kinh sẽ có biểu hiện như thế nào?

Hầu hết chị em phụ nữ đều có thể bị đau khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, mỗi người có thể gặp các triệu chứng với các mức độ khác nhau. Các triệu chứng của cơn đau khi đến ngày có thể cảm nhận cũng khác nhau:

  • Đau ở vùng bụng dưới, có thể đau nhói, đau quặn, hoặc âm ỉ liên tục, có khi đau dữ dội. Cơn đau bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh, đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Cơn đau có thể lan xuống vùng lưng dưới và đùi.
  • Đối với một số phụ nữ, cơn đau có thể đi kèm với các triệu chứng khác: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đau đầu và chóng mặt. Một số người thậm chí có thể bị tụt huyết áp và ngất xỉu.

>>> Bạn đang cần biết: Dấu hiệu có kinh và cách nhận biết sớm

Đau vùng bụng dưới, đau nhói hoặc quặn là các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp

Đau vùng bụng dưới, đau nhói hoặc quặn là các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp

Cách giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ

Giảm đau nhưng không dùng thuốc, có tác dụng làm giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ. Các biện pháp chị em có thể tham khảo áp dụng như:

  • Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng lên bụng giúp làm dịu cơn đau.
  • Ngủ đủ giấc trước và trong kỳ kinh nguyệt là điều quan trọng. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với cơn đau.
  • Thư giãn: Ngồi thiền hoặc tập yoga cũng có thể giúp bạn thích ứng tốt hơn với cơn đau.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine, tránh hút thuốc và uống rượu bia.
  • Mát xa vùng bụng dưới và lưng để xoa dịu cơn đau.
  • Tập luyện thể dục đều đặn để cải thiện đau bụng kinh. Tập thể dục có tác dụng giảm đau không đặc hiệu bằng cách cải thiện lưu thông máu vùng chậu và kích thích giải phóng beta-endorphin. Các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội, giúp tạo ra các chất hóa học ngăn chặn cơn đau.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin và khoáng chất thường được khuyến khích để có kết quả sức khỏe tốt hơn và giảm cường độ của những cơn đau bụng.

>>> Xem thêm chi tiết: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Dùng thuốc giảm các cơn đau, mục tiêu hàng đầu của việc điều trị là giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, trong một số trường hợp, thuốc giảm đau nên được sử dụng một cách thích hợp:

  • Ibuprofen: Chị em nên dùng khi bắt đầu ra máu kinh hoặc có hiện tượng bị đau bụng. Ibuprofen là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nó có tác dụng ngăn ngừa cơ thể tiết prostaglandin. Nếu không thể dùng NSAID vì lý do nào đó, bạn có thể dùng một loại thuốc giảm đau khác, ví dụ như acetaminophen (paracetamol).
  • Thuốc tránh thai đường uống: Đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Nồng độ prostaglandin thấp được ghi nhận trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống. Các nghiên cứu nhận thấy những người sử dụng thuốc tránh thai có tỷ lệ bị đau bụng khi hành kinh là thấp hơn đáng kể so với người không sử dụng.
  • Thuốc viên chỉ chứa progestin phù hợp hơn cho những bệnh nhân bị đau bụng kinh thứ phát liên quan đến lạc nội mạc tử cung, trong khi hiệu quả của chúng như một phương pháp điều trị đau bụng kinh nguyên phát không rõ ràng.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà nếu chưa có hướng dẫn hoặc chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn!

Tham vấn y khoa ThS Bác sĩ Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa Bệnh viện phụ sản TW, Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết thêm:

Các biến chứng đau bụng kinh nguyên phát có thể được đo lường bằng cường độ của cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và các hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia sản phụ khoa cũng cho biết, tình trạng đau bụng nguyên phát không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào nên không có biến chứng nguy hiểm nào được ghi nhận.

Ngược lại, biến chứng đau bụng kinh thứ phát thay đổi tùy theo căn nguyên. Các biến chứng có thể bao gồm vô sinh, chảy máu kinh nhiều và thiếu máu. Đối với một số trường hợp, chị dem bị đau bụng kèm theo các vấn đề khác, cắt bỏ tử cung có thể là một lựa chọn.

Vì vậy, hãy cảnh giác với các cơn đau bụng kinh. Trong trường hợp bạn có những dấu hiệu sau, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:

  • Các cơn đau bụng làm gián đoạn cuộc sống bình thường của bạn.
  • Triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ và không có thuyên hướng giảm.
  • Tình trạng lặp lại, các cơn đau giữ dội bắt đầu sau 25 tuổi.

Tình trạng đau bụng kinh thông thường sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên nhiều trường hợp đau âm ỉ do tình trạng bệnh lý ở tử cung buồng trứng, chị e lại cần đăc biệt lưu ý, cần thăm khám điều trị sớm dứt điểm tránh gây biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    649

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? 2 cách xử lý

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…

    28 Th10, 2024
    823

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    28 Th10, 2024
    289

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám