Khám phụ khoa có đau không, khám bằng mỏ vịt như thế nào?

Cập nhật 04/05/2023

2.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Khám phụ khoa có đau không là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em khi nghe lời đồn đại của nhiều người về việc khám phụ khoa như: Khám đau, không có bác sĩ nữ, bày vẽ nhiều tiền… nên lo sợ và e ngại việc đi khám. Thực chất quá trình khám như thế nào liệu có như lời đồn? Cùng giải đáp câu hỏi trên nhé!

Nên đi khám phụ khoa khi nào?

Nữ giới nên đi khám phụ khoa dù có triệu chứng bệnh hay không.

Thông thường, bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa 1 – 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe. Bởi vì có nhiều căn bệnh phụ khoa thời gian đầu không có nhiều biểu hiện mà khi phát triển đến giai đoạn nguy hiểm mới xuất hiện các triệu chứng.

Bên cạnh đó, các chị em trước khi kết hôn cũng nên đi khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Khi xác định không có vấn đề gì sẽ thoải mái về tâm lý hơn.

Đặc biệt, khi vùng kín xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường như: Có mùi hôi, dịch nhờn có màu bất thường, cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ, đau bụng dưới nhiều, rối loạn kinh nguyệt… các chị em nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải.

Khám phụ khoa có đau không? Vấn đề chị em quan tâm

Chắc hẳn nhiều chị em trước khi có ý định đi thăm khám đều thắc mắc, khám phụ khoa có đau không các vấn đề xoay quan việc khám phụ khoa như thế nào? Khám bằng tay hay mỏ vịt?.. Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

Vậy khám phụ khoa có đau không?

Nếu các chị em bận tâm về vấn đề này thì hãy an tâm. Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá rằng quy trình khám và chữa bệnh phụ khoa không hề đau. Chủ yếu là do tâm lý căng thẳng của chị em tự tạo ra cảm giác đau cho mình. Ngoài ra, tình trạng khó chịu này cũng còn phụ thuộc vào trang thiết bị và địa chỉ mà chị em tiến hành thăm khám…

Khám lâm sàng bên ngoài

Ở bước khám lâm sàng các chị em yên tâm bởi quá trình này không hề đau. Bác sĩ chủ yếu dùng tay và mắt để thăm khám sơ bộ ban đầu. Bác sĩ sẽ xem xét vùng kín có dấu hiệu bất thường không. Đồng thời, ấn nhẹ vùng bụng để kiểm tra các khối u tiềm ẩn hoặc có căng cứng nghi bất thường hay không.

Khám phụ khoa bằng tay

Với cách này, bác sĩ tiến hành đưa 1 ngón tay đã được khử trùng, đeo găng y tế và dùng bôi trơn để đưa vào âm đạo kiểm tra. Các chị em đừng lo lắng quy trình thăm khám này có gây đau không nhé. Cách này rất đơn giản, thời gian kiểm tra nhanh và bác sĩ dùng lực rất nhẹ nên hoàn toàn không gây đau đớn.

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt không đau đớn như chị em thường nghĩ.

Phương pháp thăm khám này được chỉ định dành cho những người đã quan hệ tình dục. Bác sĩ đưa mỏ vịt đã được bôi trơn và khử khuẩn vào bên trong âm đạo. Tiến hành lấy mẫu dịch để đem đi xét nghiệm. Thấy đưa vật khác lạ vào vùng kín nên nhiều chị em lo sợ. Thế nhưng, nếu tay nghề bác sĩ tốt thì quá trình sẽ rất nhẹ nhàng.

Siêu âm chẩn đoán

Đây là cách thăm khám chuyên sâu hơn để bác sĩ xác định được có vấn đề hay không với những bộ phận nằm sâu bên trong. Bác sĩ tiến hành đưa dụng cụ siêu âm vào sâu âm đạo để dò xung quanh. Quá trình này có thể làm các chị em khó chịu đôi chút nhưng vẫn trong ngưỡng chịu đựng được.

Quan trọng nhất vẫn là tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Bởi vì kỹ thuật này khó hơn các cách khác nên nếu làm không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến vùng kín. Nên chị em phải lựa chọn nơi thăm khám thật kỹ lưỡng.

Những lưu ý khi thăm khám chị em cần biết

Khi các chị em đã quyết định sẽ đi thăm khám vùng kín của mình thì cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình khám được diễn ra suôn sẻ cũng như không cần phải lo lắng về việc khám phụ khoa có đau không.

Hãy giữ tâm lý ổn định nhất. Đừng sợ sệt khám vùng kín đau mà căng thẳng và tự tạo áp lực cho bản thân. Rất nhiều chị em đã mạnh dạn thăm khám và họ đều cảm thấy bình thường trong khi khám bệnh, không đau như họ tưởng tượng ban đầu.

Giữ tâm lý thoải mái khi khám phụ khoa sẽ không gây khó chịu.

Nếu các chị em đang trong kỳ kinh nguyệt không nên đi khám. Tốt nhất nên khám sau khi kết thúc kinh nguyệt được 2 – 3 ngày. Đồng thời, trước khi đến khám hãy vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Các chị em lưu ý không nên rửa nhiều lần vì dễ gây khô và thay đổi độ pH của âm đạo.

Tuyệt đối làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

Bên cạnh đó, tìm cơ sở thăm khám phụ khoa thật uy tín để quá trình thăm khám được nhẹ nhàng bởi sự chuyên môn của bác sĩ.

Tổ hợp y tế MEDIPLUS – Cơ sở khám phụ khoa an toàn và uy tín tại Hà Nội

Là một trong những địa chỉ khám bệnh phụ khoa được đánh giá cao và nhiều bệnh nhân lựa chọn, MEDIPLUS giúp xóa bỏ nỗi lo lắng khi đi thăm khám của nhiều chị em. Tại đây, chị em được thực hiện dịch vụ trong một không gian rộng rãi 5 sao với chi phí mềm.

Để đảm bảo sự riêng tư, giữ kín thông tin cho chị em cũng như không mất thời gian chờ đợi, MEDIPLUS thiết lập hồ sơ điện tử online, tra cứu kết quả online, đặt lịch khám online. Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến nhất hiện nay.

Quan trọng nhất, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với hơn 30 năm kinh nghiệm khám phụ khoa sẽ giúp chị em hoàn toàn an tâm bởi tay nghề và không lo sợ vấn đề đau như: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân từng công tác tại Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương…

Phòng khám sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới về chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi bác sĩ thực hiện chị em sẽ không cảm thấy đau đớn mà rất dễ chịu.

Với những thông tin chia sẻ qua bài viết trên chắc hẳn đã giải quyết được sự lo lắng cho chị em về việc khám phụ khoa có đau không. Chỉ cần chọn được địa chỉ thăm khám uy tín, chắc chắn các chị em sẽ cảm thấy rất thoải mái trong quá trình khám bệnh. Nếu cần được tư vấn thêm chi tiết về tình trạng bệnh lý, sức khỏe hoặc có thắc mắc nào khác, liên hệ Hotline 1900 3366 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Chảy máu âm đạo bất thường là bệnh gì? có nguy hiểm không?

    Chảy máu âm đạo bất thường không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Do không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhiều…

    28 Th10, 2024
    480

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    28 Th10, 2024
    596

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Mẹ bị viêm phụ khoa có sinh thường được không?

    Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường xảy ra ở…

    28 Th10, 2024
    358

    Chuyên mục: Phụ khoa

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    535

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám