Khí hư có máu ra kèm theo chị em đang bị bệnh?

Cập nhật 04/05/2023

18.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Khí hư là biểu hiện sinh lý rất bình thường mà nữ giới hay gặp phải. Tuy nhiên, nếu khí hư có máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó mà chị em cần cảnh giác. Vậy thì khí hư có máu là bệnh gì? Chuyên gia của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khí hư có lẫn máu

Khí hư lẫn máu có nhiều nguyên nhân, có thể là cảnh báo bệnh lý nên chị em cần lưu ý

Khí hư lẫn máu có nhiều nguyên nhân, có thể là cảnh báo bệnh lý nên chị em cần lưu ý

Vào thời kì rụng trứng hoặc có khi hưng phấn tình dục thường khí hư sẽ ra nhiều. Còn trường hợp khí hư có máu hoặc khí hư kèm theo máu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cần được thăm khám phụ khoa và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt. Khí hư tiết ra kèm máu có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt  rối loạn, có thể xuất hiện sớm hoặc muộn do thay đổi nội tiết tố gây tình trạng khí hư có máu. Nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho cơ thể bị mất nhiều máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Tác dụng phụ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng, làm thay đổi đột ngột nồng độ hormon sinh dục trong cơ thể. Vì vậy, nếu dùng kéo dài sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, trong đó có khí hư lẫn máu.

Dấu hiệu mang thai sớm

Biểu hiện tiết ra nhiều huyết trắng có lẫn máu có thể chính là dấu hiệu của việc mang thai. Hiện tượng này xuất hiện là do trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào làm tổ bên trong tử cung khiến cho lớp niêm mạc bong tróc, gây chảy máu. Không giống như máu khi hành kinh tiết ra với lượng nhiều, máu báo kinh chỉ nhỏ giọt, nhạt màu và  xuất hiện trong 1-2 hôm là hết.

Động thai, sinh non

Phụ nữ đang trong thai kỳ mà tự dưng thấy xuất hiện huyết trắng lẫn máu, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu thì rất có thể đang gặp phải tình trạng động thai, dọa sảy hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn thì có thể là cảnh báo của việc sinh non. Chính vì thế, để đảm bảo cho sự an toàn của mẹ và thai nhi thì mẹ bầu nên đi khám ngay nếu có xuất hiện bất thường này trong thai kỳ.

Động thai, sinh non cũng là nguyên nhân khí hư có máu

Động thai, sinh non cũng là nguyên nhân khí hư có máu

Khí hư có máu cảnh báo bệnh lý

Khí hư lẫn máu nếu do rối loạn nội kinh nguyệt hay do nội tiết tố thì chị em phụ nữ không cần  quá lo lắng. Nhưng nếu ngoài huyết trắng có máu mà chị em còn xuất hiện thêm một số triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của việc mắc các bệnh lý phụ khoa như:

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh mà rất nhiều phụ nữ mắc phải, nhất là ở lứa tuổi từ 30-40 mà nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Bên cạnh đó, việc không vệ sinh âm đạo thường xuyên hoặc sử dụng dung dịch và chất tẩy rửa mạnh cũng là những yếu tố nguy cơ gây viêm âm đạo.

Viêm âm đạo có thể dễ dàng nhận biết dựa vào các biểu hiện như: Khí hư có màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi khó chịu, âm đạo ngứa ngáy, có cảm giác đau mỗi lần đi tiểu cũng như khi quan hệ.

Ra khí hư có máu do bị viêm âm đạo thường là do nấm hoặc ký sinh trùng

Ra khí hư có máu do bị viêm âm đạo thường là do nấm hoặc ký sinh trùng

Các bệnh lý tử cung, cổ tử cung

Mắc các bệnh lý ở tử cung và cổ tử cung là nguyên nhân gây tình trạng khí hư có lẫn máu. Trong đó phải kể đến một số bệnh mà chị em rất hay gặp như:

Lạc nội mạc tử cung: Xuất hiện khi lớp nội mạc lạc ra khỏi buồng tử cung đến những cơ quan lân cận khác. Hiện tượng này gây cảm giác đau dữ dội vùng bụng dưới, tiết nhiều khí hư,…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Xảy ra khi các tế bào tuyến trong cổ tử cung sinh sôi quá mức, lấn chiếm diện tích bề mặt cổ tử cung mà vẫn tiết nhiều dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm. Biểu hiện ban đầu của bệnh là  khí hư màu trắng đục, loãng, mùi khó chịu. Càng về lâu thì khí hư sẽ chuyển sang màu vàng, dính, có lẫn máu.

Bệnh lý ung thư

Khí hư có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo cũng là những căn bệnh khiến cho nữ giới . Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Bệnh xã hội

Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su sẽ khiến cho cả nam và nữ rất dễ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như:

Bệnh lậu: Người bệnh có cảm giác đau nhiều vùng bụng dưới, đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ; lượng khí hư hàng ngày tiết ra nhiều, có khi lẫn máu; vùng kín nặng mùi, hôi thối dù đã vệ sinh rất cẩn thận.

Viêm vùng chậu: Gây ra do một số vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường không có biểu hiện gì bất thường ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện cảm giác đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, huyết trắng lẫn máu,… thì bệnh thường đã bước sang giai đoạn nặng.

Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh xác hội cũng là nguyên nhân khiến khí hư có máu

Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh xác hội cũng là nguyên nhân khiến khí hư có máu

Ra khí hư có lẫn máu xử trí thế nào?

Để khắc phục tình trạng khí hư có máu thì chị em nên lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, hàng ngày, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là trước và ngay sau khi quan hệ xong. Tránh thụt rửa quá sâu vào bên trong vì dễ khiến âm đạo bị tổn thương.
  • Quần lót khi thay cần được giặt sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát trước khi mặc. Nên thay quần lót hằng ngày và đổi quần lót thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên quần gây viêm nhiễm. Nên chọn mua những loại quần lót rộng rãi, mềm mại, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Khi đến ngày hành kinh, băng vệ sinh chỉ dùng từ 4-6 giờ. Nếu có thể thì chị em nên đổi sang dùng cốc nguyệt san để vùng kín luôn được khô ráo, thoáng mát.
  • Chọn những loại sữa tắm, nước hoa vùng kín, xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên tránh gây kích ứng cho “cô bé”.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy, an toàn để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các bệnh lý ở trên chỉ là một số ít những bệnh mà chị em có thể gặp phải khi xuất hiện khí hư có máu. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý, bạn nên lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, chất lượng.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    28 Th10, 2024
    283

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Chảy máu âm đạo bất thường là bệnh gì? có nguy hiểm không?

    Chảy máu âm đạo bất thường không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Do không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhiều…

    28 Th10, 2024
    576

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    28 Th10, 2024
    675

    Chuyên mục: Phụ khoa

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    636

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám