Không có kinh nguyệt trong thời gian dài chị em phải làm sao?

Cập nhật 04/05/2023

1.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Kinh nguyệt là tình trạng sinh lý bình thường ở nữ giới, diễn ra theo chu kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ không có kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng hay còn gọi là vô kinh. Vậy nếu gặp phải tình trạng mà không có kinh trong thời gian dài chị em phải làm sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo thông tin từ các chuyên gia sản phụ khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!

Không có kinh nguyệt (vô kinh) chị em cần lưu ý những vấn đề bệnh lý

Không có kinh nguyệt (vô kinh) chị em cần lưu ý những vấn đề bệnh lý

Vô kinh là như thế nào?

Nữ giới từ khi dậy thì đến 18 tuổi chưa có kinh hoặc đột nhiên mất kinh trong thời gian dài được gọi là vô kinh. Tuy nhiên, hiện tượng trễ kinh trong khoảng 3-6 tháng thì lại được coi là không có kinh nguyệt.

Bệnh vô kinh thường được phân làm 2 loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Đối với tình trạng vô kinh nguyên phát, thường gặp ở những đối tượng chị em phụ nữ đến 18 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt. Một dạng khác là không có kinh thứ phát: Hiện tượng chị em đã có kinh nguyệt nhưng đột nhiên mất kinh trong thời gian từ 3 tháng trở lên.

>>>Xem thêm bài viết khác:

Nguyên nhân không có kinh nguyệt do đâu?

Nguyên nhân không có kinh nguyệt thường sẽ khác nhau đối với từng loại vô kinh nhất định, thường do sự thay đổi ở các cơ quan, hormone hoặc do mắc các bệnh lý phụ khoa… cụ thể như sau:

Không có kinh nguyên phát

Không có kinh nguyên phát - đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh

Không có kinh nguyên phát – đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh

Những người đã qua tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh có thể do:

  • Teo buồng trứng: Khi buồng trứng sản xuất ra quá ít hormone estrogen thì kinh nguyệt của các bạn nữ sẽ bị ít đi, thậm chí là vô kinh. Bệnh này có thể hình thành từ tuổi dậy thì hoặc do bẩm sinh.
  • Suy tuyến yên làm giảm hormone: Là tình trạng rối loạn nội tiết hiếm gặp do tuyến yên không sản xuất đủ hormone, dẫn đến hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh
  • Các bệnh lý ở cơ quan sinh sản không bình thường: là những người mang dị tật bẩm sinh như không có tử cung, không có buồng trứng, màng trinh bịt kín âm đạo,… gây ra hiện tượng vô kinh hoặc máu kinh khó thoát ra ngoài âm đạo.
  • Có những dấu hiệu bất thường về chức năng thượng thận: việc suy tuyến thượng thận gây ra tình trạng nữ giới có thể bị vô kinh do tình trạng tuyến thượng thận sản xuất giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí gây tử vong.
  • Mắc hội chứng Turner: là một triệu chứng rối loạn di truyền, khi chị em phụ nữ mắc phải tình trạng này có thể buồng trứng kém phát triển và không có kinh nguyệt.

Không có kinh thứ phát

Không có kinh thứ phát do các cơ quan sinh sản có vấn đề

Không có kinh thứ phát do các cơ quan sinh sản có vấn đề

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát, từ yếu tố lối sống đến các bệnh lý trong cơ thể, có thể kể đến như:

  • Do rối loạn nội tiết tố: tinh thần căng thẳng, stress, ăn uống không điều độ gây rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng dẫn đến vô kinh.
  • Do mắc bệnh phụ khoa: viêm tắc vòi trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,…
  • Do mang thai: khi mang thai, kinh nguyệt của phụ nữ gần như biến mất.
  • Mãn kinh: khi đến tuổi mãn kinh chức năng buồng trứng, nội tiết tố và hormone sinh dục nữ suy giảm. Không có kinh là triệu chứng điển hình của giai đoạn này.
  • Yếu tố dinh dưỡng: giảm cân quá mức, ăn uống kiêng khem, thiếu máu có thể gây ra vô kinh.
  • Do tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc xạ trị ung thư,…

Không có kinh nguyệt chị em phải làm sao?

Vô kinh kéo dài dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như: dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn, da khô, đau đầu, rụng tóc, mọc mụn, giảm thị lực… nghiêm trọng hơn là vô sinh hiếm muộn.

Tình trạng không có kinh ở chị em phụ nữ không phải là hiếm gặp nhưng chị em rất chủ quan và nghĩ rằng cứ để như vậy rồi chu kì sẽ quay lại bình thường . Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, nếu thấy “trễ” ít nhất 3 chu kỳ “đèn đỏ” ​​thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Không có kinh nguyệt chị em cần chú ý trong lối sống cũng như chế độ ăn uống

Không có kinh nguyệt chị em cần chú ý trong lối sống cũng như chế độ ăn uống

Một trong những biện pháp để cải thiện và phòng ngừa tình trạng vô kinh là duy trì một lối sống lành mạnh:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung đầy đủ rau quả tươi và đa dạng các nguồn thực phẩm
  • Luyện tập thể dục hàng ngày giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và hoạt động của hệ tuần hoàn, cải thiện rối loạn nội tiết.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.

Nếu là vô kinh nguyên phát thì chắc chắn chức năng của buồng trứng đã suy giảm, sự phóng noãn có thể diễn ra nhưng rất khó thụ thai. Còn trong trường hợp vô kinh thứ phát, quá trình rụng trứng của người phụ nữ không đều khiến việc thụ thai cũng gặp nhiều khó khăn.

Không có kinh nguyệt dù là nguyên nhân nguyên phát hay thứ phát cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì thế, nếu vô kinh trong thời gian dài chị em nên đi khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Với mong muốn mang lại dịch vụ khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng dành cho khách hàng, tổ hợp Y tế MEDIPLUS cung cấp  đầy đủ gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa, giúp khách hàng sớm phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm. Từ đó khiến cho việc điều trị bệnh dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt giúp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Quá trình thăm khám, điều trị tại tổ hợp Y tế MEDIPLUS do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện như ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân với hơn 30 năm kinh nghiệm,… Việc thăm khám, xét nghiệm, chụp X quang hoặc siêu âm có tác dụng hỗ trợ chuẩn đoán nguyên nhân gây vô kinh. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp cho chị em phụ nữ.

Trên đây là những điều cần biết về tình trạng vô kinh ở chị em phụ nữ. Nếu bạn đang gặp tình trạng không có kinh nguyệt trong thời gian dài nên chủ động đi khám sớm, đồng thời áp dụng biện pháp cải thiện phù hợp để điều hòa kinh nguyệt, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm và không thay thế việc chẩn đoán, điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? 2 cách xử lý

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…

    28 Th10, 2024
    808

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ bằng tay ra máu có sao không? 5 nguyên nhân, 3 lưu ý

    Quan hệ tình dục bằng tay là một hành vi tình dục phổ biến và thường được cho là có độ an toàn cao. Tuy…

    28 Th10, 2024
    3.5K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Mẹ bị viêm phụ khoa có sinh thường được không?

    Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường xảy ra ở…

    28 Th10, 2024
    434

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám