Kinh nguyệt có mùi hôi tanh – Bệnh lý phụ khoa

Cập nhật 04/05/2023

7.6K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới diễn ra theo chu kỳ hàng tháng. Tuy nhiên khi kinh nguyệt có mùi hôi tanh có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường khiến chị em vô cùng lo lắng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Kinh nguyệt có mùi hôi là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ kéo dài từ 20 – 35 ngày. Một số người có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Lượng máu kinh chảy ra tối đa khoảng 20 – 80 ml/lần. Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi, đỏ đậm, mùi tanh nhưng không hôi. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt có mùi hôi tanh khó chịu chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào đó, cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe sinh sản.

Khi kinh nguyệt có mùi hôi, bạn đừng cố gắng dùng các dung dịch vệ sinh hoặc khử mùi để che giấu, điều nên làm là đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến nặng.

Kinh ngyệt có mùi hôi tanh

Kinh nguyệt có mùi hôi tanh dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa không nên chủ quan

Vì sao kinh nguyệt có mùi hôi tanh?

Kinh nguyệt có mùi hôi tanh biểu hiện cơ thể chị em đang có những bất thường và không nên chủ quan. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh nguyệt có mùi hôi tanh chị em cần lưu ý:

Viêm nhiễm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới kèm theo các triệu chứng: vùng kín bị ngứa, đi tiểu buốt, khí hư có mùi hôi và có màu sắc bất thường như khí hư màu vàng, xanh, hay nâu,… đặc biệt là máu kinh trong những ngày “đèn đỏ” sẽ nặng mùi hơn. Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Đây đều là những bệnh phụ khoa phổ biến dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là là tình trạng lớp niêm mạc tử cung phát triển ra ngoài tử cung. Phổ biến là lạc sang vòi trứng, buồng trứng hay cả ổ bụng. Các triệu chứng chị em có thể gặp phải là đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, máu kinh từ các niêm mạc bị vỡ sẽ lưu lại trong cơ thể một thời gian trước khi chảy xuống âm đạo để thoát ra ngoài. Do đó, máu kinh bị oxy hóa chuyển từ màu đỏ (hoặc đỏ sẫm) sang màu đen và có mùi tanh khó chịu.

Mắc bệnh lậu

Các bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn còn được gọi là bệnh lậu. Khi mắc phải căn bệnh này, vùng âm đạo của chị em sẽ xuất hiện khí hư có màu bất thường (màu trắng đục, vàng hoặc xanh lá), kinh nguyệt có mùi hôi tanh khó chịu đi kèm triệu chứng đau bụng dữ dội, vùng kín nổi mụn mủ, đi tiểu buốt,…

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là tình trạng các nang nhỏ xuất hiện ở buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Hội chứng này có thể gây hiện tượng kinh nguyệt đến chậm, lượng máu kinh nhiều, có mùi hôi, tính khí thất thường, mụn mọc nhiều, tăng cân,…

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Kinh nguyệt có mùi hôi tanh có thể do nữ giới chưa chú ý kĩ đến việc vệ sinh vùng kín đều đặn. Việc không thay quần lót hàng ngày hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm và có mùi hôi.

Vệ sinh vùng kín không sạch khiến kinh nguyệt có mùi

Việc vệ sinh vùng kín không sạch hoặc không đúng cách cũng khiến kinh nguyệt có mùi

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thì hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi tanh có thể do:

  • Ảnh hưởng tâm lý: việc nữ giới bị stress trong thời gian dài hay bị mất ngủ nhiều ngày,.. khiến máu lưu thông kém gây rối loạn kinh nguyệt, làm cho lượng máu kinh ra nhiều có mùi hôi.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: thường xuyên ăn đồ có vị cay, sử dụng chất kích thích,.. khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố làm máu  kinh nguyệt có mùi hôi tanh.
  • Đã từng phá thai hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn khiến cơ quan sinh sản nữ giới chịu tổn thương gây hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi.

Kinh nguyệt có mùi hôi chị em xử trí thế nào?

Khi kinh nguyệt có mùi hôi, chị em cần chủ động đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe phụ khoa, kiểm tra đầy đủ, chi tiết để phát hiện mầm bệnh trong cơ thể, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để giảm bớt mùi hôi vùng kín trong những ngày “đèn đỏ”, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:

  •  Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để vùng kín luôn khô thoáng. Chị em nên rửa “cô bé” bằng nước ấm trong những ngày “đèn đỏ”. Thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 4 tiếng/lần để tránh vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, gây ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
  • Chọn mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng khí, tránh mặc quần bó sát. Mặc quần lót chật có thể khiến chị em khó sinh hoạt bình thường, đồng thời tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến mùi hôi ở vùng kín
  •  Bổ sung thêm nhiều loại trái cây như dưa hấu, dứa, cần tây vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để kinh nguyệt ổn định hơn.
Kinh nguyệt có mùi bất thường nên đi thăm khám sớm

Kinh nguyệt có mùi bất thường chị em nên chủ động đi thăm khám sớm để biết rõ nguyên nhân

Bất kỳ triệu chứng nào khác của kinh nguyệt cũng cần được quan tâm, cần thăm khám, phát hiện và điều trị ngay tránh để lâu ngày bệnh thành mãn tính, bội nhiễm vi khuẩn, lan ngược dòng lên tử cung, buồng trứng, gây tắc ống dẫn trứng,… Những căn bệnh này hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm hơn như ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn.

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là cơ sở được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn, với đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi, chuyên môn cao trong việc điều trị các bệnh lý phụ khoa như: ThS.BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ lắng nghe, tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, chị em hoàn toàn yên tâm khi thăm khám, MEDIPLUS luôn đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, xét nghiệm căn bản, hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh hiệu quả.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp cho chị em phụ nữ nắm rõ chi tiết các bệnh lý liên quan, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Nếu còn điều gì thắc mắc, chị em có thể đến trực tiếp tổ hợp Y tế MEDIPLUS để kiểm tra và tư vấn thêm hoặc vui lòng liên hệ số hotline 19001366 đặt lịch khám nhé!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ bằng tay ra máu có sao không? 5 nguyên nhân, 3 lưu ý

    Quan hệ tình dục bằng tay là một hành vi tình dục phổ biến và thường được cho là có độ an toàn cao. Tuy…

    28 Th10, 2024
    6.5K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Chảy máu âm đạo bất thường là bệnh gì? có nguy hiểm không?

    Chảy máu âm đạo bất thường không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Do không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhiều…

    28 Th10, 2024
    815

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

    Tình trạng quan hệ ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy vừa hết kinh quan hệ…

    28 Th10, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám