3.8K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Phụ khoa
MỤC LỤC
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ vì bệnh thường gây đau vùng hạ vị, đau khi có kinh, thậm chí gây vô sinh. Chính vì thế, người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung để phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này!
Theo ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa Tổ hợp Y tế Mediplus cho biết, lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ngay tại tử cung hoặc bên ngoài tử cung.
Với các lớp mô giống nội mạc tử cung hoạt động như mô nội mạc nó dày lên, vỡ ra và chảy máu theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng vì mô này không có cách nào thoát ra khỏi cơ thể nên nó sẽ bị mắc kẹt lại kích thích lên các mô xung quanh. Cuối cùng phát triển thành mô sẹo và kết dính – các dải mô sợi có thể khiến các mô và cơ quan vùng chậu dính vào nhau.
Niêm mạc tử cung bị lạc chỗ trong tiểu khung bên ngoài buồng tử cung.
Tỉ lệ LNMTC thay đổi theo các nhóm nghiên cứu khác nhau, dao động từ 1- 50% (1). Tại Việt Nam, bệnh gặp ở 5-10% ở phụ nữ trong tuổi sinh sản (2), đặc biệt trong độ tuổi 25 đến 40. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều nơi, một số bệnh nhân có thể có tổn thương đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau, điển hình như:
Tổn thương ở đường sinh dục
Tổn thương ngoài cơ quan sinh dục
Lạc nội mạc tử cung là một dạng bệnh lý phụ khoa phức tạp mà nguyên nhân sinh bệnh học vẫn chưa được hiểu rõ. Có nhiều giả thuyết được đưa ra như:
Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
Tuỳ theo vị trí của khối lạc nội mạc tử cung mà người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau. Các mô phát triển và gây chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, vì vậy các triệu chứng thường xảy ra liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Người bệnh thường đi khám vì đau hoặc vô sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng cơ năng ngay cả khi có nang ở buồng trứng khá to. Nếu gặp tình trạng này thì chị em có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
Triệu chứng ít gặp hơn, như đi ngoài, đi tiểu khó, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng khi khối lạc nội mạc ở cơ quan sinh dục, tiết niệu. Ho hoặc nôn ra máu trong chu kỳ kinh cũng có thể gặp khi bị bệnh.
Các mô lạc nội mạc tử cung phát triển và thoái triển ở những vị trí “lạc chỗ” sẽ gây phản ứng kích thích và viêm tại chỗ, lâu ngày có thể gây ra viêm dính với các tạng xung quanh.
Triệu chứng đau gây nhiều khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số phụ nữ đau đến mức trầm cảm, lo âu, nghỉ làm, nghỉ học mỗi khi hành kinh,.. thậm chí phải cần đến các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Tỷ lệ bệnh nhân vô sinh có liên quan đến tình trạng lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 20-30%. Các tổn thương nội mạc dẫn tới viêm dính trong ổ bụng, dính vòi tử cung, gây biến đổi giải phẫu làm loa vòi không đón được noãn chín và không đưa noãn di chuyển về buồng tử cung được.
Ngoài ra, bệnh lý còn làm biến đổi sự phát triển của nang noãn, quá trình phóng noãn, hoạt động của tinh trùng, chất lượng và sự phát triển của phôi và quá trình làm tổ, tất cả quá trình này đều bị ảnh hưởng và dẫn đến vô sinh.
Một vấn đề nữa mà được nhiều chị em quan tâm, Bệnh lạc nội mạc tử cung có gây ung thư không? Có thể bạn cho rằng lạc nội mạc tử cung có thể liên quan đến ung thư, nhưng thực tế không phải vậy. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy bị bệnh làm tăng nguy cơ ung thư. Và thực tthực tế, bệnh cũng không làm tăng nguy cơ mắc hầu hết các loại ung thư phụ khoa khác.
Bạn cần biết:
Để điều trị bệnh hiệu quả cần thăm khám chẩn đoán sớm dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó siêu âm phụ khoa là một trong những biện pháp có giá trị nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tại vị trí tử cung và buồng trứng.
Siêu âm lạc nội mạc có chẩn đoán được không? Với những vị trí hiếm gặp khác, có thể sẽ phải sử dụng đến chụp CT, MRI để đánh giá tổn thương.
Tuy nhiên, cách duy nhất để xác định chắc chắn bệnh nhân mắc lạc nội mạc tử cung là thông qua thủ thuật nội soi ổ bụng, các bác sĩ sẽ nhìn trực tiếp tổn thương, và lấy mẫu tổn thương đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Siêu âm chẩn đoán sớm bệnh lạc nội mạc tử cung
Điều trị lạc nội mạc tử cung dựa trên triệu chứng. Hai nhóm triệu chứng chính của bệnh bao gồm: đau và vô sinh. Điều trị bệnh gồm cả hai phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tùy theo tuổi và tình trạng tổn thương lạc nội mạc mà lựa chọn cách điều trị thích hợp.
Điều trị nội khoa được xem là chọn lựa ưu tiên. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc:
*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và tự điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Nếu điều trị nội khoa thất bại, xuất hiện các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản kèm theo, hoặc xuất hiện các biến chứng cấp tính, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phẫu thuật để lấy bỏ mô lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
Với những bệnh nhân không có nguyện vọng sinh sản, việc cắt bỏ tử cung và phần phụ có thể giải quyết triệt để lạc nội mạc tại tử cung và buồng trứng.
Phẫu thuật chữa lạc nội mạc tử cung
Thông thường bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để làm giảm tình trạng đau do lạc nội mạc tử cung gây ra. Bạn cũng có thể thử các liệu pháp điều trị vật lý như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, kích thích thần kinh qua da,… để làm giảm đau.
Một chế độ ăn gồm các thực phẩm sạch, trái cây, rau xanh và cá được khuyến cáo. Nghỉ ngơi và hoạt động thể chất phù hợp giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Đa số người bệnh khi mãn kinh sẽ giảm hoặc hết các triệu chứng đau do lạc nội mạc gây nên. Tuy nhiên, một số phụ nữ dùng liệu pháp hormone sau mãn kinh vẫn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Phẫu thuật giúp loại bỏ hầu hết tổn thương do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, với bệnh nhân đã phẫu thuật loại bỏ khối lạc nội mạc, nguy cơ tái phát sau đó vẫn ở mức cao, sau 10 năm là 40% và phải mổ lại sau 2 năm là 20%.
Hiện tại khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh lạc nội mạc tử cung nên chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh:
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chị em phụ nữ nên đi khám sản phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị sớm lạc nội mạc tử cung cũng như các bệnh lý phụ khoa khác sớm đưa ra các liệu trình điều trị sớm, tránh biến chứng sau này.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Quan hệ tình dục bằng tay là một hành vi tình dục phổ biến và thường được cho là có độ an toàn cao. Tuy…
Chuyên mục: Phụ khoa
Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường xảy ra ở…
Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…
Chảy máu âm đạo bất thường không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Do không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhiều…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.